Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Cho Trẻ Ở Các Trường Mn Huyện Peck Tỉnh Xiêng Khoảng

Kết quả khảo sát nhận thức của GV cho thấy: đa số GV nhận thức mỗi loại trò chơi đều có ưu thế trong giáo dục và cần tổ chức cho trẻ thực hiện. Vì vậy, không có GV nào không đồng ý với những nội dung ưu thế của các trò chơi trong giáo dục cho trẻ như bảng đã nêu ra, tuy nhiên, tỷ lệ GV đánh giá đồng ý ở từng nội dung ưu thế trong giáo dục trẻ cũng có sự khác nhau. 100% số GV đồng ý với ưu thế của trò chơi học tập chiếm tỷ lệ cao nhất trong giáo dục cho trẻ; tiếp đến 90% đồng ý cho rằng trò chơi giúp trẻ phát triển thế chất, và sự đoàn kết với các bạn; tính tổ chức, kỉ luật….; 83,4% cho rằng trò chơi lắp ghép - xây dựng có ưu thế giúp trẻ phát triển trí thông minh, sáng tạo, hiểu biết về những đồ vật xung quanh…; kĩ năng lắp ghép-xây dựng…; 80% số ý kiến được hỏi cho rằng trò chơi dân gian tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ, giúp trẻ phát triển có kỹ năng xã hội .....; kĩ năng vận động và tính kỉ luật; ngôn ngữ dân gian……; thấp nhất là tỷ lệ ý kiến đồng ý về ưu thế của trò chơi đóng vai theo chủ đề - có 75% ý kiến cho rằng loại trò chơi này giúp phát triển ở trẻ em hiểu biết về các quan hệ xã hội; có kỹ năng xã hội, đạo đức, phát triển kỹ năng ngôn ngữ; óc sáng tạo,…. Số GV chọn băn khoăn về ưu thế của trò chơi trong giáo dục nhiều nhất cũng chính là trò đóng vai theo chủ đề, chiếm 25%.

Như vậy, có thể thấy nhận thức của GV về ưu thế của các trò chơi đã nêu trong giáo dục rất cao thông qua việc lựa chọn câu hỏi đồng ý chiếm từ 75 đến 100%. Còn 25% GV phân vân khi chọn đánh giá ưu thế của các trò chơi trong giáo dục cho trẻ vì vậy, vẫn cần tuyên truyền để GV nâng cao trình độ nhận thức, đáp ứng đủ năng lực để áp dụng, sử dụng đa loại hình trò chơi vào trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện nhận thức cũng như thể chất trong giai đoạn học MG.

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng

2.3.1. Thực trạng các loại trò chơi được tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở các trương MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng

Muốn xây dựng hình thành nhân cách cho trẻ thì GV cần phải áp dụng nhiều loại trò chơi, tổ chức hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ phải phù hợp và thiết thực với lứa tuổi của trẻ. Để đánh giá mức độ thực hiện các

loại trò chơi cho trẻ hoạt động đã được triển khai trong quá trình tổ chức của các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 45 CBQL, GV qua câu 5 (Phụ lục 1). Kết quả như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng các loại trò chơi được tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng


STT


Các loại trò chơi

Mức độ tổ chức

Tổng điểm

RTX

(4đ)

TX

(3)

ĐK

(2)

CBG

(1)

1

Đóng vai theo chủ đề

30

10

5

0

160

2

Đóng kịch

0

0

0

0

0

3

Lắp ghép - xây dựng

25

15

5

0

155

4

Vận động

35

9

1

o

169

5

Học tập

34

9

2

0

167

6

Dân gian

32

12

1

0

166

7

Loại trò chơi khác

15

10

20

0

130

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 8

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy 45 CBQL, GV mà chúng tôi hỏi ý kiến đều cho rằng loại trò chơi mà chúng tôi đưa ra đều đã được thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt đông vui chơi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng. Căn cứ tổng điểm mức độ tổ chức, một số loại trò chơi được xếp bậc cao như trò chơi vận động (169 điểm, xếp thứ 1); trò chơi học tập (167 điểm, xếp thứ 2); trò chơi dân gian (166 điểm, xếp thứ 3); trò chơi đóng vai theo chủ đề (160 điểm, xếp thứ 4); trò chơi lắp ghép - xây dựng (155 điểm, xếp thứ 5), trò chơi loại trò chơi khác chiếm thứ 6 với 130 điểm và thấp nhất là trò chơi đóng kịch (0 điểm). Tuy nhiên, mức độ tổ chức từng loại trò chơi thì khác

nhau trong mỗi trường. Ví dụ: Trường MN Khăng Khải thực hiện tx nhất là trò chơi học tập và các loại trò chơi còn lại gần như đồng đều nhau; trường Yot Ngưm lại thực hiện trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò chơi vận động nhiều nhất; trường MN Nam Ngăm thực hiện trò chơi vận động và trò chơi dân gian nhiều nhất. Kết quả này, theo nghiên cứu của chúng tôi phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: Trường MN Khăng Khải thực hiện trò chơi học tập và đồng đều các trò chơi là do trường MN này là trường MN thực nghiệm, vừa dạy trẻ, vừa là nơi để sinh viên chuyên ngành MN của Trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khải đến thực tập; các trường MN khác thì do điều kiện cơ sở vật chất thực tế của trường MN và phụ thuộc cả vào nhận thức của GV về ưu thế, vai trò của từng loại trò chơi trong giáo dục con trẻ. Đánh giá chung, về cơ bản các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng rất chú ý tổ chức các loại trò chơi nhằm nâng cao mức độ thực hiện, nhận thức và phát triển kỹ năng, thể chất cho trẻ ngày càng tốt hơn. Thông qua việc khảo sát và phỏng vấn có thể thấy nhận thức của CBQL và GV về áp dụng thực hiện các trò chơi trong quá trình trông trẻ rất tốt. Nhiều trường, nhiều giáo viên còn tích cực tham khảo, học hỏi, tìm kiếm trên mạng internet những trò chơi mới để thử nghiệm áp dụng vào quá trình giáo dục trẻ nhằm mục đích cho trẻ ham khám phá, thích đi học, thích đến trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có một số GV vẫn thụ động, chỉ tổ chức 1 vài trò chơi truyền thống, rập khuôn dẫn đến ngại tìm cái mới, xơ cứng trong hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ, làm cho trẻ cảm thấy nhàm chán, thậm chí không muốn đến trường.

Để đánh giá thực trạng trò chơi được giáo viên tổ chức cho trẻ trong hoạt động vui chơi, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (Phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng các trò chơi được giáo viên tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng

STT

Chủ đề giáo dục

Loại trò chơi

Tên trò chơi được tổ chức


1


Trường mầm non

Đóng vai

Bán hàng đồ dùng học tập của bé, đóng vai cô

giáo tổ chức bữa ăn cho trẻ, đóng bác bảo vệ...

Lắp ghép

xây dựng

Xây dựng trương MN, lắp bàn học của trẻ, lắp

đồ dùng ở trường MN...

Vận động

Nhảy bật tách chân, chuyển quả bóng, múa theo

bài hát, động tác theo yêu cầu của cô...

Đóng kịch



Học tập

Xem bức tranh về trường Mn, xem phim khai giảng năm học mới, tô màu về trường MN, tập

viết chữ cái cơ bản...

Dân gian

Ô ăn quan, bị mắt bắt dê, kéo có, chơi Y mon

son pha...


2


Gia đình


Đóng vai

Bán hàng các đồ dùng gia đình, đóng vai 1 gia đình, đóng vai bác trống gầy, đóng vai đang nấu

ăn..

Lắp ghép

xây dựng

Khu phố của trẻ, khu đồ thị các bé chung cư, làm

ngôi nhà của bé.

Vận động

Đá bóng vào gôn, quay vòng eo, bật chụm tách

chân..

Đóng kịch


Học tập

Xếp hình các con số theo thứ tự số lượng của đồ

dùng nhà bếp, tập đọc, học thuộc số từ 1- 100...

Dân gian

Con rắn ăn đuôi, con hổ chạy bắt con lợn, lu li

cao sản và trò chơi, bịt mắt bắt dê…



Đóng vai

Bán vé tàu xe, bán đồ phụ tùng ô tô, làm người

lái xe, bán hàng hóa, các phương tiện của trẻ…

Chủ đề

giáo dục

Loại trò

chơi

Tên trò chơi được tổ chức


3

Giao thông

Lắp ghép xây dựng

Xây dựng công viên ngã tư đường phố, xây

dựng bến xe, lắp ghép ô tô, xây dựng phòng làm việc của cảnh sát giao thông vận tại…

Vận động

Chuyển bóng, vận động theo bản nhạc, nhún

nhảy theo bài hát, đi theo đường zic zắc

Đóng kịch



Học tập

Xem phim giao thông thành phố, xe dán hình

các phương tiện giao thông và tô màu máy bay đường không ...

Dân gian

Bị mắt bắt dê, rồng gắn lên mây, làm mô hình ô

tô, nối đoàn tàu…


4


Chủ đề Nghề nghiệp

Đóng vai

Bán hàng, làm bác sĩ khám bệnh, nấu ăn, làm

công an giao thông, trang trại chăn nuôi,..

Lắp ghép xây dựng

Xây dựng đường tàu, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng đường bộ...

Vận động

Vận động theo yêu cầu của cô, vận động theo

các động tác thể dục, đi theo đường hẹp....

Đóng kịch


Học tập

Tô tranh về các nghề nghiệp, vẽ hình máy bay,

dán tường, tô màu đồ dùng của các nghề nghiệp..

Dân gian

Nhảy lò cò, chăm tri chăm chút, chi chi chành

chành, oằn tù tì, lu li cao sản, mèo đuổi chuột..

STT


Nhận xét: Kết quả trên đã thấy rõ ràng là: Trò chơi đóng kịch chưa có trường nào tổ chức cho trẻ chơi, đã phản ánh đúng thực tế là ở các trường MN chưa tổ chức hoạt động này, và không chú ý tổ chức cho trẻ chơi. GV chưa mạnh dạn, sáng tạo trong việc tổ chức đóng kịch cho trẻ thực hiện để cho trẻ

phát triển về ngôn ngữ và phát triển tâm lý… Mặc dù vậy, có thể nhận thấy là các trò chơi được GV tổ chức tương đối thường xuyên cho trẻ. Nhờ đó, trẻ cũng phần nào nhận thức nhanh hơn, phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, phát triển kỹ năng, ngôn ngữ…

2.3.2. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng

2.3.2.1. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo chế độ sinh hoạt và hoạt động lễ, hội ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng Để tìm hiểu thực trạng cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở

các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng, chúng tôi nêu câu hỏi 7 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Qua xử lý thông tin từ phiếu hỏi, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các thời điểm trong ngày và trong hoạt động lễ, hội

STT

Hoạt động theo

chế độ sinh hoạt

Cách tổ chức hoạt động vui chơi

Chuẩn bị

Tổ chức quá trình

Kết thúc


1


Đón trẻ


GV và trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi vừa đón trẻ, vừa gợi ý các đồ chơi, trò chơi trẻ thích để trẻ chơi...

Cho trẻ tự chơi, hình thành cho trẻ thói quen xây dựng môi trường hoạt động chơi (chia không gian, lấy đồ dùng, đồ chơi theo ý thích, chọn bạn chơi, tự chơi cá nhân hiệu quả hoặc chơi phối hợp

nhóm tích cực)


Giáo dục trẻ, cho trẻ dọn đồ chơi đúng chỗ

..

Hoạt động theo

chế độ sinh hoạt

Cách tổ chức hoạt động vui chơi

Chuẩn bị

Tổ chức quá trình

Kết thúc


2


Hoạt động học tập


Thiết kế giáo án có sử dụng trò chơi chi tiết; xác định rõ mục tiêu giáo dục của tổ chức trò chơi; chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cách thức hướng dẫn trẻ chơi, thời điểm tổ chức....

Thông báo rõ tên, cách chơi, luật chơi (nếu có); tổ chức cho trẻ chơi tích cực, chủ động; giáo viên bao quát, hướng dẫn trẻ chơi đúng, những trò chơi có luật cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện luật chơi ở trẻ, có thể tỏ chức cho trẻ khác làm trọng tài, tạo yếu tố thi đua và hứng thú, vui vẻ trong quá trình

chơi...


Cho trẻ nhận xét, thể hiện quan điểm, cảm xúc và đánh giá kết quả theo hình thức cá nhân hoặc nhóm. Gắn nội dung giáo dục của hoạt động học vào nội dung trò chơi một cách tự nhiên để giáo dục trẻ.


3


Hoạt động chơi ở các góc


Các góc chơi:

- Góc phân vai

- Góc lắp ghép- xây dựng

- Góc học tập, sách truyện

- Góc nghệ thuật

- Góc thiên nhiên, khoa học

- Góc dân gian

Các loại góc chơi phải tổ chức theo chủ điểm

Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc

+ GV giới thiệu các góc chơi

+ GV hướng dẫn trẻ chọn góc chơi, phân công các nhóm chơi theo sự lựa chọn của trẻ, phân chia số lượng trẻ chơi cho phù hợp

+ Nhanh chóng ổn định các nhóm chơi, GV giới thiệu

các góc chơi


Nhận xét về buổi chơi, GD trẻ giới thiệu chơi nội dung khác.

STT

Hoạt động theo

chế độ sinh hoạt

Cách tổ chức hoạt động vui chơi

Chuẩn bị

Tổ chức quá trình

Kết thúc


4


Hoạt động chơi ngoài trời

Giáo viên có thể lựa chọn trò chơi vận động và thay đổi nội dung chơi

đồ chơi phù hợp với trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi để trẻ

chơi,

- Tổ chức hoạt động quan sát

- Tổ chức chơi phát triển thế chất

- Tổ chức chơi với cát , nước; trò chơi vận động

Trò chơi dân gian, Chơi tự do..


GD trẻ cho trẻ vệ sinh cả nhân..


5


Hoạt động chiều


Cùng như hoạt động đón trẻ GV nên có kế hoạch ,đồ dùng đồ chơi ,thời gian chơi gắn gọn

Tổ chức, hướng dẫn trò chơi mới, ôn luyện, củng cố những trò chơi chưa thành thạo, hoặc trò chơi cũ.

- Tổ chức hướng dẫn trò chơi mới: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi phân vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi lắp ghép xây dựng...

Tổ chức từ 1 đến 2 trò chơi trong thời

gian 35 phút


GV nhận xét cụ thể, gợi ý, bổ sung nội dung để trẻ có thể tiếp tục ở buổi chơi sau khi giảm dần sự can thiệp

STT

Hoạt động theo

chế độ sinh hoạt

Cách tổ chức hoạt động vui chơi

Chuẩn bị

Tổ chức quá trình

Kết thúc


6


Trả trẻ

GV chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, vừa trả trẻ vừa gợi ý các đồ chơi, trò chơi trẻ thích để trẻ chơi... nên bày sẵn một số đồ chơi ở các góc

Hình thành cho trẻ thói quen xây dựng môi trường hoạt động chơi (chia không gian, lấy đồ dùng, đồ chơi theo ý thích, chọn bạn chơi, tự chơi cá nhân hiệu quả hoặc chơi phối hợp

nhóm tích cực)


Giáo dục trẻ, cho trẻ dọn đồ chơi đúng chỗ


7


Ngày lễ, ngày hội

Lên kế hoạch tập các loại văn nghệ và thể thao sẽ tổ chức trong ngày hội ngày lễ

Trò chơi vận động, trò chơi dân gian, xem tranh ảnh, video, giáo viên tổ chức cho trẻ tự nhiên, không gò

bó, áp đặt trẻ.


Nhận xét trẻ, khen thưởng trẻ... dọn đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ..

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí