Đánh Giá Kết Quả Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo

kế hoạch chi tiết nhưng phải dự kiến được cách thức và điều kiện tổ chức để đảm bảo tính khả thi;

Chuẩn bị tốt các loại đồ chơi, đồ dùng học tập cần thiết và hướng dẫn trẻ chơi, sử dụng trước khi chơi.

Tạo hứng thú chơi cho trẻ, phổ biến nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi, giúp trẻ nhận vai, thỏa thuận nhóm chơi, chọn các đồ chơi cần thiết.

1.4.6.2. Tổ chức cho trẻ chơi

Tổ chức cho trẻ xây dựng môi trường hoạt động vui chơi cùng cô và các bạn;

Tổ chức cho trẻ chơi nháp (nếu cần) để trẻ hiểu nội dung, hành động chơi và các yêu cầu của trò chơi; sau đó, cho trẻ tự chơi.

Trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi: Hứng thú chơi, động cơ chơi của trẻ đã hướng vào kết quả và nhiệm vụ đặt ra. Trẻ đã biết sử dụng các đồ chơi, trò chơi có sẵn và có thể tự tổ chức các trò chơi đó (Trẻ biết thỏa thuận ai chơi ở nhóm nào, ai trong nhóm chơi trước, ai trong nhóm chơi sau, loại đồ chơi cần chọn để chơi), giáo viên đứng ngoài quan sát, để cho trẻ tự thực hiện. Mỗi khi muốn hướng dẫn những trò chơi mới, giáo viên không nên hướng dẫn tỉ mỉ ngay cách chơi, luật chơi để tránh trẻ bắt chước một cách máy móc, nên đặt câu hỏi để trẻ tìm ra cách chơi. Ở lứa tuổi này, trẻ thích chơi trò chơi sử dụng lời nói làm phương tiện (đó là những trò chơi khái quát, phân loại, so sánh, phân tích và tổng hợp theo các đặc tính bên ngoài và bên trong của sự vật).

Giáo viên phải luôn duy trì niềm vui, hứng thú chơi của trẻ, giữ tốc độ chơi vừa phải, nâng dần tính phức tạp của trò chơi, thường xuyên đưa ra những trò chơi có nội dung phong phú, hành động chơi và luật chơi phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải nỗ lực về trí tuệ và tinh thần để hấp dẫn trẻ.

1.4.6.3. Kết thúc

Tạo cho trẻ phấn chấn, vui vẻ vì kết quả đã đạt được và tâm thế chờ đợi các trò chơi tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức cho trẻ nói lên nhận thức, tình cảm và hành vi, những thành công và hạn chế của mình; những mong muốn ở những lần chơi sau;

Tổ chức cho trẻ nhận xét, đánh giá. Nội dung này là bắt buộc với những trò chơi có luật, tổ chức theo hình thức hoạt động vui chơi ở các góc, chơi ngoài trời và chơi trong hoạt động học có chủ đích.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 6

Tổ chức cho trẻ thu dọn đồ chơi, chuẩn bị cho hoạt động tiếp nối.

1.4.7. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị, các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của trẻ được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.

Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về quá trình và kết quả hoạt động chơi dựa trên sự thu thập thông tin thu được; đối chiếu với mục tiêu đã đề ra nhằm phát hiện thực trạng và đề xuất biện pháp giúp trẻ phát triển n thông qua tổ chức trò chơi.

Đánh giá dựa trên những thông tin thu thập được có thể tập trung ở sản phẩm hoạt động của trẻ song hướng đến 3 mặt: Nhận thức của trẻ; Thái độ và cảm xúc của trẻ trong quá trình và đối với kết quả chơi; Hành vi, hành động chơi của trẻ trong quá trình nhập vai.

Đánh giá cần kết hợp sử dụng các phương pháp quan sát, đàm thoại, trưng bày sản phẩm, bày tỏ ý kiến…

Đánh giá cần sử dụng kết hợp các hình thức: Đánh giá cá nhân, đánh giá theo nhóm; trẻ tự đánh giá, trẻ đánh giá bạn và giáo viên đánh giá.

Đánh giá cần tập trung vào đánh giá sự phát triển của trẻ, không đánh giá theo quan điểm so sánh giữa trẻ này và trẻ khác, nhóm này và nhóm khác; không tạo ganh tỵ, đố kị giữa các trẻ hay tự từng trẻ.

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước Lào hết sức quan tâm đến vấn đề xây dựng một thế hệ con người trong xã hội mới, đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XVIIII đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Lào theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ cấu giáo dục mầm non, phát triển đội ngũ, GV là khâu then chốt’’. Để tăng cường công tác tổ chức HĐVC cho trẻ, từ Bộ GD&TT đến Sở GD&TT đến PGD&TT đã có văn bản chỉ đạo cũng như hướng dẫn các nhà trường tổ chức HĐVC cho trẻ. Đây chính là những cơ sở pháp lý để GV các trường mầm non đề ra những biện pháp tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

- Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên trẻ tham gia, góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ, huy động trẻ tham gia vào quá trình vui chơi. Hình thức tổ chức quản lý trẻ phù hợp sẽ phát huy khả năng sáng tạo, khai thác tiềm năng và trí tuệ của trẻ, giúp trẻ phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội.

Môi trường tổ chức hoạt động vui chơi

Môi trường vật chất: Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi là phương tiện giúp trẻ nhận biết thế giới thông qua HĐVC, học tập, lao động. Muốn tổ chức tốt HĐVC của trẻ thì nhà trường cần phối kết hợp với gia đình trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để trẻ cơ hội cho trẻ tham gia vào các HĐVC nhiều hơn và tốt hơn.

Môi trường tâm lý: Môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý. GV phải luôn tạo ra môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh, giúp trẻ cảm thấy an toàn, ấm áp và những mối quan hệ tin cậy để khuyến khích trẻ tự tin khám phá và thể hiện vai chơi, phát triển tình bạn và điều chỉnh hành vi chơi của mình.

Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường, GV sẽ có sự thống nhất với nhau trong việc TCHĐVC. Mỗi ảnh hưởng tác động GD cho trẻ của nhà trường được trẻ tiếp nhận, về gia đình trẻ được củng cổ với sự hướng

dẫn của người lớn như ông bà cha mẹ... Bên cạnh đó nếu cha mẹ trẻ càng hiểu biết nhận thức đầy đủ về việc TCHĐVC, gia đình sẽ trở thành môi trường tích cực để tiếp nối những tác động giáo dục của nhà trường qua việc TCHĐVC cho trẻ để có thể giúp trẻ phát triển toàn diện.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực thực hiện của người cán bộ quản lý nhà trường. Ở các trường mầm non, hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu mà nhà trường đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như thực tế cho thấy, người GV không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về việc tổ chức HĐVC cho trẻ, ý nghĩa của việc chức HĐVC cho trẻ, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu được các biện pháp, hình thức tổ chức HĐVC để từ đó có thể tổ chức hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

- Yếu tố năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức HĐVC cho trẻ là qua các trò chơi, giáo viên giúp trẻ củng cố mở rộng những tri thức đã biết, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức. Chính vì vậy, vai trò của đội ngũ GV - những người trực tiếp tổ chức HĐVC cho trẻ là vô cùng quan trọng. Để tổ chức HĐVC cho trẻ được tốt đòi hỏi GV phải có năng lực chuyên môn có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐVC cho trẻ.

- Đặc điểm và sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Ở độ tuổi này cấu tạo tâm lý, phẩm chất, nhân cách, kỹ năng của trẻ đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Gia đình và nhà trường kết hợp chặt chẽ, thường xuyên quan tâm tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động vui chơi một cách tích cực sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Như vậy, GV phải hiểu đặc điểm tâm lý, hiểu các nhu cầu của trẻ để TCHĐVC cho trẻ có hiệu quả.

Tuy nhiên sự hợp tác tích cực của trẻ vào TCHĐVC sự tham gia của trẻ có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả TCHĐVC khi GV gợi ý trẻ chọn chủ đề chơi, thỏa thuận trước khi chơi nếu trẻ không hứng thú và không muốn tham gia, để đảm bảo được hiệu quả giáo dục trẻ phát triển toàn diện các mặt giáo dục: Đạo đức, trí tuệ, giáo thể dục, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động.

Kết luận chương 1

Ở lứa tuổi mầm non trẻ nhạy cảm với mọi tác động từ bên ngoài. Trong giáo dục, người lớn và giáo viên mầm non có sự ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các hoạt động tổ chức cho trẻ góp phần hoàn thiện nhân cách, phát triển trí tuệ, tư duy chuẩn bị cho trẻ tham gia vào hoạt động học tập ở trường phổ thông. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Do đó, những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất là trong hoạt động vui chơi. Ngoài ra, thông qua hoạt động vui chơi trẻ không những được thoải mái tinh thần, làm chủ trong hoạt động mà trẻ còn được củng cố vốn kiến thức của mình và được tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh trẻ. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo cần có sự chuẩn bị tốt, có phương pháp hướng dẫn và hình thức tổ chức hợp lý, có khoa học. Phát huy được tính tích cực của từng cá nhân trẻ . Thông qua đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nắm vững đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi trẻ mẫu giáo, có phương pháp hướng dẫn cụ thể, có tinh thần yêu nghề, mến trẻ và là người Thầy đầu tiên cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người.

Để tổ chức tốt hoạt động chơi cho trẻ, người giáo viên cần nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi, trên cơ sở đó giáo viên tổ chức, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đưa ra; đề ra những biện pháp tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON‌

HUYỆN PECK, TỈNH XIÊNG KHOẢNG


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào

2.1.1.1. Về kinh tế - xã hội

Huyện Peck là một trong 8 huyện của tỉnh Xiêng Khoảng - một tỉnh nằm trên cao nguyên Xiêng Khoảng, thuộc khu vực đông bắc quốc gia Lào; huyện là trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa của tỉnh Xiêng Khoảng. Diện tích của huyện Peck là 1400 km2, với tổng dân số trên 75.000 người, gồm có ba dân tộc cùng sinh sống (Phao Lào Lum; Phao Mông, Phao Cừm Múm). Huyện cách Thủ đô Viêng Chăn 400 km về phía đông bắc. Phần lớn diện tích của huyện là địa hình miền núi giáp tỉnh HuaoPhan về phía đông bắc, Việt Nam về phía đông, tỉnh Bolikhamsia về phía đông nam và tỉnh Viêng Chăn về phía tây nam.

Huyện mặc dù là trung tâm kinh tế, thương mại của tỉnh nhưng chủ yếu là phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện phát triển không chỉ phục vụ đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong huyện mà còn xuất khẩu ra các huyện, tỉnh và thậm chí ra nước ngoài. Vì vậy, thu nhập bình quân là 2,028 $/người/năm.

Huyện có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cả các địa danh văn hóa, di tích lịch sử, tiêu biểu như: Khu khảo cổ số 1 Cánh Đồng Chum và Thăm Sang…Địa danh Cánh đồng Chum bao gồm các hũ đá lớn có chiều cao thay đổi từ 1m-3m. Chúng được tìm thấy khắp tỉnh tại nhiều địa điểm trên khắp các tỉnh với số lượng khoảng 300 chiếc ở mỗi địa điểm. Các nghiên cứu khảo cổ học đã được thực hiện ở nhiều địa điểm cho thấy đó là các nghĩa địa của thời kỳ đồ đồng và đồ sắt với niên đại từ 2.000 năm đến 2.500 năm. Cánh đồng Chum gần

Phonsavanh nhất là khu vực Đồng chum 1, với diện tích 25 ha. Chiếc chum lớn nhất được tìm thấy ở đây có kích thước 2.5m x 2.5m. Một đường hầm bí mật được xây dựng dưới đồi của Cánh đồng chum Phu Kheng trong Chiến tranh Đông Dương (1964-1973). Đường hầm được tiếp cận bằng cách leo lên khoảng

1.000 bậc. Dọc theo đường này có thể tìm thấy nhiều mảnh chum hoặc nhiều chiếc chum vỡ tại các hố bom. Phong cảnh của thung lũng Phoukoud ở cuối tuyến đường rất đẹp và lối vào đường hầm bị che khuất. Đường hầm dài 70m và cao 1.6m. Các lô cốt bê tông cốt thép với các trại nghỉ đêm cũng được tìm thấy dọc theo tuyến đường này. UXOs (vật liệu chưa nổ) được tìm thấy với số lượng rất lớn trong tỉnh đang trong quá trình rà phá dưới sự dẫn dắt của Nhóm tư vấn rà phá bom mìn Anh Quốc (MAG). Trung tâm thông tin du lịch được thành lập bởi (MAG) tại Phonsavanh cung cấp thông tin về lịch sử; các chiến dịch ném bom đặc biệt là bom chùm và sự tàn phá của chúng trong chiến tranh được giải thích và khắc họa trong một bộ phim tài liệu. Người ta đánh giá rằng những trận đánh bom tỉnh này là một kỷ lục trong những "khu vực bị bom đạn tàn phá nặng nhất trên thế giới".

2.1.1.2. Về truyền thống văn hóa - lịch sử

Mặc dù không ai biết nguồn gốc của Cánh đồng Chum, lịch sử của Xiêng Khoảng được ghi lại có mối liên hệ với người Phuan. Là một nền văn minh cổ đại, tiền sử của nó liên quan đến những hũ đá bí ẩn của vùng Cánh đồng Chum (với vật liệu thời tiền sử được ghi lại vào khoảng 2000 năm TCN, thời kỳ Iron Age của năm 500 TCN và giai đoạn 500-800 SCN chiếm ưu thế trong các nghiên cứu khảo cổ học) đặc trưng cho các nghĩa địa của các hoạt động nghi lễ với lịch sử rộng trải dài với các tác động tôn giáo từ Angkor đến Hindu và Phật giáo. Người Tai Phuan hay người Phuan là một nhóm dân tộc Tai-Lào di dân sang Lào từ miền nam Trung Quốc và đến thế kỷ 13 đã thành lập chính quyền độc lập Muang Phuan tại Cánh đồng Chum với Xiengkhouang làm thủ đô (Thời đó là Muang Khoun). Họ phát triển nhờ việc buôn bán kim loại và lâm sản trên

đất liền với Ấn Độ và Trung Quốc. Vào giữa thế kỷ 14, Muang Phuan được sáp nhập vào Vương quốc Lan Xang dưới thời vua Fa Ngum.

Cao nguyên Xiêng Khoảng được phỏng đoán dựa trên các khảo cổ của thời kỳ đồ Đồng và đồ Sắt thời kỳ giữa năm 500 TCN đến 500 SCN, là trung tâm buôn bán chính của một vùng rộng lớn thuộc khu vực Nam Á bao gồm Việt Nam, Samrong Sen thuộc Campuchia và Cao nguyên Khorat ở phía đông bắc Thái Lan và Khu đồi Bắc Cachar thuộc đông bắc Ấn Độ.

Theo Pongsawadan Meuang Puan hay Muang Puan Chronicles, người Tai Phuan, một dân tộc theo đạo phật Tai-Lào, được cho là những người di cư đầu tiên đến vào thế kỷ 13 từ Trung Quốc và định cư tại tỉnh này; họ đã thiết lập ngành thương mại kim loại và lâm sản và nhờ đó đã thịnh vượng. Vào giữa thế kỷ 14, chúng được gom vào Vương quốc Lan Xang. Các xâm lược của quân Miên trong thế kỷ 18 và 19 đã làm người Tai Phuan suy tàn.

Trong những năm tiếp theo người Haw xâm lược từ Trung Quốc đã cướp bóc và tàn phá tỉnh này và tỉnh Luang Prabang. Các hiệp ước Pháp - Xiêm vào những năm 1890 dưới sự cai trị của Pháp thông qua Hiệp ước Pháp Đông Dương, kéo dài đến một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới II. Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, những năm 1960 và 1970 đã gây nhiều đau khổ cho người dân tỉnh hệ lụy từ cuộc nội chiến Lào giữa Hoàng gia và Pathet Lào cho đến năm 1975 khi Pathet Lào lên nắm quyền. Xiêngkhouang là tỉnh bị máy bay USAF đánh bom nhiều nhất để hỗ trợ các lực lượng Hoàng gia. Do cuộc chiến kéo dài, Muonng Khoun, thủ phủ ban đầu của tỉnh bị thiệt hại nặng nề do vụ đánh bom của quân đội Hoa Kỳ và dẫn đến việc chuyển thủ đô về Phonsavanh. Trong chiến tranh, hầu hết các đền thờ được xây dựng trong thời kỳ từ thế kỷ 16 và 19 đã bị phá hủy trừ chùa Vat Pia Vat.

2.1.2. Giới thiệu về các trường mầm non được khảo sát

2.1.2.1. Trường Mầm non Yot Ngưm

Trường MN Yot Ngưm được thành lập năm 2004-2005, thuộc địa bàn xã Yot Ngưm - một trong những xã trung tâm của huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng. Trường MN Yot Ngưm là một trường nhỏ nằm dưới sự quản lý, lãnh

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí