Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

********* O0O ********


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Chøc n¨ng cđa th•¬ng nghiÖp b¸n bu«n trong s¶n 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Chøc n¨ng cđa th•¬ng nghiÖp b¸n bu«n

trong s¶n xuÊt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


SV thực hiện : Nguyễn Thùy Linh Lớp : Trung 1

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 1

Khóa : K42 E

GV hướng dẫn : PGS. Vũ Hữu Tửu


HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI SẢN XUẤT 6

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN 6

1. Thương nghiệp và thương nghiệp bán buôn 6

2. Đặc trưng của hoạt động bán buôn 10

2.1. Mua bán hàng hoá với số lượng lớn 10

2.2. Đối tượng cung cấp hàng hoá là người kinh doanh 12

2.3. Hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân 13

3. Phân loại hoạt động bán buôn 13

II. CHỨC NĂNG CỦA BÁN BUÔN TRONG PHỤC VỤ SẢN XUẤT... 15

1. Khái quát chung về sản xuất và quá trình sản xuất 15

2. Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất 17

2.1. Cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 17

2.1.1. Tầm quan trọng của nguyên vật liệu đầu vào, chiến lược và mục tiêu của nhà sản xuất 17

2.1.2 Thương nghiệp bán buôn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu 18

2.1.3 Thương nghiệp bán buôn Nhà nước đảm nhận cung cấp nguyên liệu thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước theo quy định của pháp luật

........................................................................................................ 21

2.2. Phân phối sản phẩm đầu ra 22

2.2.1 Lợi ích của nhà sản xuất khi sử dụng trung gian mua bán trong chuỗi phân phối sản phẩm 22

2.2.2 Chức năng của bán buôn trong hoạt động phân phối 25

2.2.3 Chức năng của bán buôn trong xuất khẩu 27

2.3 Cung cấp dịch vụ để hoàn thiện sản phẩm 28

2.4. Cầu nối thông tin giữa sản xuất và thị trường 28

3. Mô hình liên kết kinh tế giữa thương nghiệp bán buôn và sản xuất. 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM 32

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI 32

1. Thương nghiệp bán buôn Việt Nam trước đổi mới 32

2. Thương nghiệp bán buôn Việt Nam từ sau đổi mới 35

3. Cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về dịch vụ bán buôn 39

II. THỰC TRẠNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2000 41

1. Bán buôn trong nước 41

2. Xuất khẩu 47

3. Một số mô hình bán buôn tại Việt Nam hiện nay 49

3.1 Công ty bán buôn chuyên làm nhiệm vụ phân phối dưới hình thức mua đứt bán đoạn – Công ty Cổ phần thương mại SMC 49

3.2 Công ty bán buôn kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá thông qua hệ thống siêu thị hiện đại – Metro Cash & Carry 51

3.3 Công ty sản xuất trực tiếp đảm nhận hoạt động bán buôn - Tổng công ty dệt may Việt Tiến 52

3.4 Công ty bán buôn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất – Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Thái Bình 54

4. Đánh giá chung về sự tác động của thương nghiệp bán buôn đối với sản xuất trong nước 56

5. Một số hạn chế của thương nghiệp bán buôn Việt Nam hiện nay 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN, NÂNG CAO CHỨC NĂNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT 63

1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung cho hoạt động thương mại 63

2. Giải pháp nâng cao chất lượng thương nghiệp bán buôn Việt Nam 66

2.1. Hoàn chỉnh thể chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động mua bán . 66

2.2. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp bán buôn lớn, hình thành các hiệp hội bán buôn, tăng cường các mối liên kết dọc và liên kết ngang ... 69

2.3. Phát triển đa dạng các mô hình tổ chức bán buôn theo từng thị trường ngành hàng, phù hợp tính chất và trình độ sản xuất 72

2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại 76

2.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động mua bán trong nước và xuất khẩu 78

KẾT LUẬN 80

Danh mục tài liệu tham khảo 82

PHỤ LỤC 83


LỜI MỞ ĐẦU

Bán buôn là một bộ phận quan trọng trong chuỗi hoạt động của thương nghiệp, đảm nhận khâu trung gian giữa sản xuất và bán lẻ, và là cầu nối đầu tiên trên con đường đi từ sản xuất đến tiêu dùng của hàng hoá. Bên cạnh những chức năng chung của ngành kinh tế thương nghiệp là lưu thông hàng hoá, bán buôn tác động đến sản xuất theo những tính chất và đặc thù riêng của nó trong các hoạt động cung ứng vật tư cho sản xuất và phân phối sản phẩm đến tiêu dùng, nó tỏ ra là một bộ phận có tính quan trọng hơn hầu hết các bộ phận còn lại của hoạt động thương nghiệp đối với hoạt động sản xuất.

Trong xu hướng phát triển chung của thương mại Việt Nam, hoạt động bán buôn ở nước ta đang có những thay đổi sâu sắc về cả đối tượng và phương thức thực hiện. Đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, không chỉ các nhà bán buôn trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang ngày càng tham gia sâu rộng vào hoạt động bán buôn, tạo nên một thị trường nhiều tính cạnh tranh. Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh, kinh nghiệm quản lý hiện đại, sự cạnh tranh từ phía các nhà bán buôn nước ngoài đang tạo ra những thách thức lớn đối với nhà bán buôn trong nước. Một khi các nhà buôn nước ngoài chiếm lĩnh được thị trường bán buôn nói riêng và thị trường phân phối trong nước nói chung, từ việc chi phối hoạt động phân phối sẽ chi phối cả hoạt động sản xuất, không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường phân phối có nguy cơ bị hất khỏi thị trường mà các doanh nghiệp sản xuất cũng có khả năng bị ảnh hưởng sâu rộng. Việc ra đời của Luật thương mại 2005 cùng những cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối đã tạo ra nhiều thay đổi trong việc quản lý và điều chỉnh hoạt động bán buôn, vừa mang lại thời cơ đồng thời cũng tạo không ít thách thức cho các nhà bán buôn trong nước.

Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất” làm đề tài cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Bài khoá luận nhằm mục đích nghiên cứu những chức năng


cơ bản của thương nghiệp bán buôn với sản xuất trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, qua đó chỉ ra một số giải pháp nâng cao chất lượng thương nghiệp bán buôn Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi về khái niệm thương nghiệp là một ngành kinh tế chuyên thực hiện mua bán hay là một lĩnh vực, hoạt động mua bán. Trong phạm vi bài khoá luận này, tôi chỉ nghiên cứu thương nghiệp bán buôn trên quan điểm thương nghiệp là hoạt động mua bán và thương nghiệp bán buôn được hiểu đồng nhất với hoạt động bán buôn.

Trong bài khoá luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, suy luận, so sánh, đối chiếu, kết hợp giữa phân tích lý thuyết với phân tích số liệu thực tế để đưa ra kết luận và nhận xét.

Nội dung bài khoá luận được cấu trúc gồm 3 chương : Chương 1 nhằm phân tích những lý thuyết chung nhất về thương nghiệp bán buôn, sản xuất và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng, chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất và mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa bán buôn và sản xuất; Chương 2 được dành để phân tích một số nét về thực trạng thương nghiệp bán buôn Việt Nam và chức năng thương nghiệp bán buôn Việt Nam trong phục vụ sản xuất trong nước, Chương 3 đưa ra một số giải pháp phát triển thương nghiệp bán buôn Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn nữa chức năng phục vụ sản xuất .

Trong quá trình hoàn tất bài khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn là Nhà giáo ưu tú PGS. Vũ Hữu Tửu, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài khoá luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè của tôi, những người đã tạo điều điều kiện hết sức để tôi hoàn thành bài khoá luận.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2007.


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI SẢN XUẤT‌‌

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN


1. Thương nghiệp và thương nghiệp bán buôn

Hoạt động thương nghiệp ra đời vào khoảng 4000 năm trước tại vùng Trung cận Đông gắn liền với sự phân công lao động lần thứ 2 tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và xuất hiện chế độ tư hữu, sản xuất tự cấp tự túc bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá. Hoạt động thương nghiệp ban đầu chỉ là hoạt động trao đổi đơn thuần giữa những cá thể sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau có nhu cầu tình cờ gặp nhau. Cho đến khi phân công lao động xã hội lần thứ 3 dẫn đến sự hình thành tầng lớp thương nhân chuyên đảm nhận việc mua hàng hoá từ người sản xuất và bán cho người tiêu dùng thì thương nghiệp chính thức ra đời. Theo Các Mác, “Thương nghiệp là lĩnh vực hoạt động kinh tế chuyên thực hiện giá trị hàng hoá do một số người nhất định tiến hàng theo sự phân công chuyên môn hoá lao động xã hội. Về mặt phạm trù kinh tế chính trị, thương nghiệp biểu hiện quan hệ trao đổi sản phẩm lao động dưới hình thức hàng hoá thông qua trung gian tiền tệ, nhưng đã trở thành độc lập với các mối quan hệ trong xã hội.”1 Như vậy thương nghiệp đã

tách thành một lĩnh vực hoạt động kinh tế riêng biệt, độc lập với sản xuất, chuyên thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá thông qua mua bán.

Cho đến nay, thương nghiệp được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Một số người cho rằng “thương nghiệp là ngành kinh tế thực hiện chức năng phân phối hàng hoá bằng mua bán”. Khi hiểu thương nghiệp là một ngành kinh tế thì nó được tách biệt hoàn toàn khỏi hoạt động sản xuất, các công ty sản xuất chỉ chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm và trách nhiệm đưa các sản phẩm này đến tiêu dùng chỉ thuộc về các công ty thương nghiệp thuộc


1 Nguyễn Mại (1985), Giáo trình kinh tế thương nghiệp


ngành kinh tế thương nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong mô hình tổ chức sản xuất và thương nghiệp ở nước ta dưới cơ chế kinh tế tập trung bao cấp. Toàn bộ sản phẩm được các xí nghiệp sản xuất tạo ra đều phải tập trung lại và phân phối thông qua các công ty thương nghiệp, và chỉ những công ty thương nghiệp này mới có chức năng phân phối hàng hoá trên thị trường.

Một số quan điểm hiện đại lại cho rằng thương nghiệp là một lĩnh vực kinh tế. Khái niệm thương nghiệp được đồng nhất với khái niệm hoạt động thương nghiệp hay hoạt động mua bán, là hoạt động mà ở đó người bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua, nhận thanh toán tiền hàng, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá. Hoạt động thương nghiệp không chỉ được tiến hành bởi chỉ các công ty thương nghiệp mà nó thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nhà sản xuất, các nhà vận tải, bảo hiểm cũng tiến hành mua bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình. Hoạt động thương nghiệp khi đó được hiểu như một hoạt động dịch vụ mà trong nhiều tài liệu thường gọi là dịch vụ phân phối. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, dù đơn thuần kinh doanh mua bán hay các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đều tiến hành hoạt động mua bán. Vì vậy cách hiểu thứ hai tỏ ra phù hợp hơn. Hoạt động thương nghiệp có thể căn cứ trên tính chất và quy mô của hoạt động để phân chia thành bán buôn và bán lẻ, cũng căn cứ trên phạm vi lãnh thổ của các giao dịch mua bán để chia thành hoạt động mua bán trong nước và hoạt động mua bán quốc tế.

Ở Việt Nam, khái niệm thương nghiệp đôi khi còn được đồng nhất với khái niệm thương mại khi quan niệm thương mại là mua bán. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.” Như

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí