Thực Trạng Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu


rõ việc thực thi những vai trò và trách nhiệm này được ban hành dưới dạng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Về bản chất, đây là tình hình của Việt Nam dù rằng trong giai đoạn tới sẽ có một số điều luật ở các văn bản hướng dẫn cần phải được bổ sung vào Luật Hải quan. Tuy nhiên, với mục đích đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng, việc sử dụng các văn bản hướng dẫn là cách thức phù hợp nhất để tiến hành trong ngắn hạn.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về hải quan còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa lường được những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ví dụ như các quy định về TTHQĐT

Thứ hai, nội dung của một số văn bản liên quan đến hoạt động hải quan còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau, một số văn bản chưa được xây dựng và ban hành theo đúng kế hoạch như: Có nhiều điểm và tiết trong Nghị định 154 và Thông tư hướng dẫn không thống nhất với nhau. Cụ thể, về yêu cầu nộp hồ sơ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tại tiết c khoản 1 Điều 7 Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định phải nộp hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng (bản sao) đối với mọi trường hợp thì tại tiết b điểm 1 Điều 11 Thông tư 194/2010/TT-BTC lại quy định chỉ phải nộp Hợp đồng mua bán hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu thanh khoản, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu. Như vậy, nếu theo hướng dẫn của thông tư thì ngoài các đối tượng trên, các đối tượng còn lại sẽ xử lý như thế nào. Hay như Điều 41 Luật Hải quan hiện hành không giới hạn, hạn chế chủng loại hàng hóa được làm thủ tục chuyển cửa khẩu, nhưng tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP chưa quy định đối với hàng hóa không phải là máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất được đóng chung container đối với hàng hóa là máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất của cùng một doanh nghiệp; chưa quy định về chuyển cửa


khẩu đối với hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu công nghiệp (ngoài khu chế xuất) đến cửa khẩu và ngược lại.

Thứ ba, một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể như: Nghị định 154 cũng không quy định rõ các khái niệm về khai hải quan điện tử, các trường hợp hủy tờ khai. Nghị định chỉ quy việc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp: Hàng hóa xuất khẩu (trừ hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu có điều kiện theo quy định về chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa). Quy định này không phù hợp với phân luồng theo hệ thống QLRR và thực tế; Nghị định 154 chưa làm rõ khái niệm thông quan hàng hóa, điều kiện thông quan, giải phóng hàng, hàng giao bảo quản chờ thông quan... Vì vậy, cần phải thống nhất các khái niệm quy định trong TTHQ truyền thống và hải quan điện tử để tạo tiền đề chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang quản lý hải quan hiện đại.

Thứ tư, Luật Hải quan hiện hành quá định hướng vào kiểm soát và coi hoạt động hải quan đơn thuần là kiểm soát hàng hóa mà chưa chú trọng đến tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại.

Sự hạn chế của pháp luật về TTHQ trong xu hướng cải cách hiện nay xuất phát từ việc ban hành các văn bản pháp luật trong ngành ngoài việc tham chiếu, tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước thuộc lĩnh vực chuyên môn của Bộ, ngành khác còn phải từng bước nội luật hóa các chuẩn mực từ các điều ước quốc tế. Do đó, với tính chất liên ngành và tính nghiệp vụ chuyên sâu của TTHQ thì quá trình hài hòa, thống nhất và chi tiết trong hệ thống văn bản pháp luật không phải một sớm một chiều có thể làm xong. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn về TTHQ nhiều khi để giải quyết vấn đề tình thế cho nên tính ổn định, nhất quán là không cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


2.2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 7

Ở Việt Nam, hàng hóa muốn xuất ra khỏi hoặc nhập vào lãnh thổ đều phải tuân theo các quy trình TTHC nói chung mà Luật Hải quan và các văn bản khác quy định. Cũng như Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới thì đó là những quy trình thủ tục cơ bản đối với hàng hóa mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cán bộ công chức hải quan bắt buộc phải thực hiện. Nội dung chính của quy trình này bao gồm nhiều thủ tục đơn lẻ được thực hiện tuần tự để đảm bảo khi hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đáp ứng được mọi yêu cầu pháp lý đặt ra. Tập hợp các TTHC đơn lẻ nói trên kể cả trên phương tiện giấy tờ cũng như các tác động thực kiểm tạo nên quy trình TTHQ.

TTHQ là hoạt động nghiệp vụ chính bao trùm lên toàn bộ hoạt động của cơ quan hải quan. Các quy phạm TTHQ điều chỉnh mọi tác nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động hải quan, "mỗi một động tác hành vi của nhân viên, công chức hải quan, người khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đều được thực hiện theo trình tự mà pháp luật đã đưa ra" [30]. Theo quy định thì "hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan" [16]. Quy trình thông quan đó được tiến hành theo một trình tự gồm những thủ tục sau: Khai hải quan - Tiếp nhận và đăng ký hải quan - Kiểm tra giám sát hải quan - Tính và thu thuế - Thông quan hàng hóa.

Khai hải quan

Việc khai hải quan bao gồm cả khai thuế khi làm TTHQ là việc chủ hàng hóa hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng hóa cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin liên quan đến đến đối tượng kiểm tra hải quan bằng các hình thức được quy định.

Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo quy định của của Bộ Tài chính. Theo đó người khai hải quan phải tự kê khai những nội dung theo


các tiêu thức trên tờ khai hải quan và phải xuất trình đầy đủ hồ sơ và các chứng từ tài liệu cần thiết kèm theo. Tờ khai hải quan là chứng từ pháp lý, là cơ sở xác định trách nhiệm của của người khai hải quan trước pháp luật về nội dung đã khai, là căn cứ để hải quan đối chiếu với hàng hóa thực tế. Hiện nay, ngành Hải quan áp dụng hình thức khai báo từ xa. Đây được xem là một bước cải cách thủ tục theo hướng hiện đại hóa ngành Hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn một bước cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể khai báo từ nhà bộ hồ sơ xuất nhập khẩu bằng dữ liệu điện tử rồi truyền đến cơ quan hải quan.

Thời gian khai báo hải quan

Đối với hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trước hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm TTHQ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

Đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm TTHQ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký

Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường sông quốc tế, đường bộ, đường hàng không…thời gian đăng ký tờ khai hải quan chậm nhất là 02 giờ trước khi hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng.

Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người khai hải quan biết. Trường hợp có lý do chính đáng, Chi cục trưởng hải quan quyết định thời gian gia hạn nộp bản chính một số chứng từ kèm theo tờ khai hải quan (trừ giấy phép xuất nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phải có giấy phép xuất nhập khẩu) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký hồ sơ hải quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ nhu cầu khẩn cấp, người khai hải quan được nộp tờ lược khai hải quan để thông quan, sau đó


nộp tờ khai chính thức và chứng từ kèm theo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ lược khai. Hàng có thuế được áp dụng chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký và nộp tờ lược khai hải quan.

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Theo Điều 17 của Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định 154, địa điểm làm TTHQ gồm: Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu; Trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; Trụ sở Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định.

Hình thức khai hải quan

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 20 Luật Hải quan, Thông tư 222/2009/TT-BTC quy định hàng hóa xuất nhập khẩu được khai báo hải quan dưới các hình thức:

- Khai viết: khai bằng tờ khai hải quan. Việc khai báo này được thực hiện trên tờ khai do Tổng cục Hải quan phát hành áp dụng chủ yếu cho đối tượng là hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

- Khai bằng phương thức điện tử: Doanh nghiệp khai hải quan điện tử trên máy tính nối mạng với máy tính của cơ quan hải quan phải khai theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn theo hướng dẫn của Tổng cục hải quan. Các thông tin khai hải quan được gửi đến chi cục hải quan điện tử nơi đăng ký tham gia. Đồng thời nhận và thực hiện các công việc theo thông báo hướng dẫn làm TTHQĐT.

Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu người khai hải quan có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng hải quan chấp nhận thì được bổ sung, sửa chữa tờ khai đã đăng ký, trường hợp thay đổi loại hình xuất nhập khẩu thì được thay tờ khai hải quan khác.

Nội dung khai hải quan (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 154)


Theo thông lệ và tập quán quốc tế về hải quan, nội dung khai báo hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phải làm TTHQ bao gồm các thông số nghiệp vụ và pháp lý đủ để cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thu thuế hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đó. Nội dung khai báo hải quan đầy đủ, nhất là nội dung tờ khai hải quan cùng với những chứng từ kèm theo quy định của pháp luật về hải quan. Nội dung đó gồm: tên, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, xuất xứ…cũng như các tiêu chí quan trọng khác quy định tại tờ khai hải quan. Toàn bộ nội dung khai được thể hiện bằng hồ sơ hải quan.

Hồ sơ hải quan


(Điều 22 Luật Hải quan, Điều 7 Nghị định 154, Điều 11 Thông tư 194) bao gồm tờ khai hải quan và các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan như: Hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật bắt buộc có giấy phép; các chứng từ khác mà theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan như Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), bản kê chi tiết nếu hàng hóa không đồng nhất, các chứng từ kiểm tra nhà nước, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

Hồ sơ hải quan có thể là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Hồ sơ điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thường xuyên thì người khai hải quan có thể được áp dụng đăng ký tờ khai hải quan một lần trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa, qua cùng một cửa khẩu được đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan một lần để làm TTHQ xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng đó nhiều lần trong khoảng thời gian giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa.


Quy trình thủ tục hải quan

Hiện nay, TTHQ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại do cơ quan Hải quan được thực hiện như sau:

Thứ nhất,về trình tự thực hiện:

- Đối với cá nhân, tổ chức:

Khi làm TTHQ người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan.

- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:

Bước 1. Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải

+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng):

+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ

+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)

+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

+ Kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

+ Xác nhận đã làm TTHQ và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sang Bước 2.


Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:

+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa

+ Kiểm tra thực tế hàng hóa

+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra

+ Xử lý kết quả kiểm tra

+ Xác nhận đã làm TTHQ

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu "Đã làm TTHQ"; trả tờ khai cho người khai hải quan.

Bước 4: Phúc tập hồ sơ:

Thứ hai, về cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

Thứ ba, về thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao; hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác): nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hóa phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

+ Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:

++ Bản kê chi tiết hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023