Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

CHDCND Lào : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề

GD : Giáo dục

GD&TT : Giáo dục và thể thao

GV : Giáo viên

MG : Mẫu giáo

MN : Mầm non

SCN : Sau công nguyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

TCHĐ : Tổ chức hoạt động TCHĐVC : Tổ chức hoạt động vui chơi TCN : Trước công nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 2


Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về khái niệm vui chơi, về tổ chức hoạt động vui chơi, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ... 43

Bảng 2.2. Đánh giá nhận thức về ý nghĩa tổ chức hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân các cho trẻ MG 5-6 tuổi cho trẻ MG ở các

trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng 44

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết tổ chức các loại trò chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng 45

Bảng 2.4. Đánh giá của GV về ưu thế của từng loại trò chơi trong giáo dục

trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng.. 46 Bảng 2.5. Thực trạng các loại trò chơi được tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng 48

Bảng 2.6. Thực trạng các trò chơi được giáo viên tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng 50

Bảng 2.7. Thực trạng cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các thời điểm trong ngày và trong hoạt động lễ, hội 52

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng hình thức tổ chức hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng 57

Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng 59

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giáo viên trong

tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 61

Bảng 2.11. Thực trạng kết quả tham gia các loại trò chơi trong hoạt động

vui chơi của trẻ 5-6 tuổi 63

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hoạt động

vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 65

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở

các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng 87

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Khi nói đến hệ thống tri thức của một xã hội tức là nói đến sự nghiệp giáo dục của xã hội. Trong xã hội Lào, sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì bậc học mầm non có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Công tác giáo dục mầm non giáo dục trẻ bằng cách vui chơi để hình thành những đức tính tốt, chăm sóc sức khỏe, tập cho trẻ “chơi mà học, học mà chơi” chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Giáo dục mầm non tốt, mở đầu cho một nền giáo dục tốt. Đến nay, vị trí của bậc giáo dục mầm non ngày càng được coi trọng và xác định rõ ràng. Nó là bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân Lào, khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người.

Tuổi mầm non là giai đoạn diễn ra sự phát triển và mạnh trên các mặt thể chất cũng như các mặt tâm lý-xã hội của con người. Để đáp ứng và thúc đẩy tốc độ phát triển đó, giáo viên mầm non đã tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục phù hợp với lứa tuổi. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ gắn liền với một dạng hoạt động mà các nội dung giáo dục đều được thực hiện thông qua hoạt động đó và nó tác động đến sự phát triển tất cả các mặt thể chất, tâm lý-xã hội của đứa trẻ khi giáo viên mầm non nắm vững nội dung, có phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi sẽ phát huy được vai trò giáo dục và điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.

Trẻ mầm non có rất nhiều dạng hoạt động khác nhau như: Hoạt động giao tiếp, hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động,… Trong các hoạt động thì vui chơi là một hoạt động quan trọng trong đời sống của trẻ. Ở trường mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Hoạt động vui chơi của trẻ là dạng hoạt động

phản ánh sáng tạo, độc đáo hiện thực, tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ. Lần đầu tiên trong hoạt động vui chơi, trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ trò chuyện, giao tiếp, vận dụng các ấn tượng, kinh nghiệm đã có để thực hiện ý đồ chơi, nhờ thế mà nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển. Ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đã được giáo viên quan tâm thực hiện. Điều đó được thể hiện ở ba phương diện:

- Tạo điều kiện về địa điểm, thời gian, đồ chơi, trang thiết bị chơi và kiến thức kinh nghiệm cho trẻ.

- Trực tiếp hướng dẫn hoạt động vui chơi cho trẻ.

- Quan sát đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi còn gặp rất nhiều khó khăn, do trẻ em đa phần là con em nông thôn còn nhút nhát, kỹ năng giao tiếp chưa nhiều, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, một phần do nhận thức của một bộ phận nhỏ phụ huynh nhận thức về bậc học mầm non chưa nhiều. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động vui chơi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo, song hiện nay, thực tiễn tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ của giáo viên ở trường Mầm non huyện Peck còn nhiều bất cập.

Nếu đề xuất được các lớp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện phát triển của nhà trường thi sẽ vào hoạt động văn hóa để phương nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên ở các trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở 05 trường mầm non tại huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu tổ chức hoạt động vui chơi và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. Nội dung khảo sát tập trung vào chủ đề Trường mầm non, Nghề nghiệp, Giao thông, Gia đình.

6.2. Khách thể điều tra

Giáo viên: 45 (Của 5 trường như : trường mầm non Yot Ngưm, Sư Phạm Khăng Khải, Năm Ngăm, Phôn Sa Van, Phôn My Xay).

Trẻ: 125 (Của 5 trường như : trường mầm non Yot Ngưm, Sư Phạm Khăng Khải, Năm Ngăm, Phôn Sa Van, Phôn My Xay).

7. Phương pháp nghiên cứu‌

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử

Đề tài sử dụng các phương pháp để xác định các khái niệm và xây dựng khung lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:

7.2.1. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thực tế, thu thập thông tin về quá trình và kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, góp phần làm rõ thực trạng nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét: tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp trò chuyện: tiến hành đàm thoại với các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để làm rõ thực trạng nội dung cần nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm

7.3. Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các chỉ số định lượng trong nghiên cứu thực trạng.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 2. Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

Chương 3. Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON‌

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới

Tổ chức hoạt động vui chơi là một biện pháp giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Hầu hết họ đều khẳng định trò chơi và TCHĐVC có vai trò lớn với trẻ em và đưa ra một số cách thức áp dụng.

Tiêu biểu có thể kể tới nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc J.A.Komenxki (1592-1670). Ông coi trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, thông qua trò chơi trẻ được mở rộng, làm phong phú thêm vốn hiểu biết. Đó là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ, là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Tác giả I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi. Trong nghiên cứu của tác giả Derek Hughes về Chiến lược quản lý lớp mẫu giáo (2011), tác giả đã đưa ra một số cách hữu ích để quản lý các hoạt động vui chơi trong lớp mẫu giáo để kiểm soát hoạt động vui chơi của trẻ [24, 25] .

Tác giả người Mỹ - Kim Petreson (2012), qua việc khảo sát hoạt động vui chơi của trẻ nhiều nơi và qua thu thập dữ liệu từ các web, blog ,..ông nhận thấy hoạt động vui chơi của trẻ có thể đối mặt với những nguy hiểm, từ đó ông đi đến xuất bản công trình 50 hoạt động và trò chơi ứng phó với sự rủi ro. Tác giả đã chỉ ra những cách thức quản lý trẻ trong 50 hoạt động và trò chơi đảm bảo sự an toàn, tránh được các rủi do trong quá trình chơi của trẻ [21, 22] .

Gần đây, một số tác giả đã xây dựng một trang web với tiêu đề Quản lý các hoạt động vui chơi cho trẻ em. Các tác giả đã đưa ra những lời khuyên rằng các hoạt động của trẻ em đều là những trò chơi, trẻ được mô phỏng cuộc sống của người lớn, có thể được những kinh nghiệm quý báu trước khi trẻ trở thành người lớn trong tương lai.

Tóm lại, những nghiên cứu trên đều khẳng định HĐVC và trò chơi của trẻ mang bản chất xã hội rõ rệt, các tác giả đã chỉ ra tính phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong HĐVC, trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội những năng lực của con người chứa trong thế giới đó. Trẻ luyện tập được năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ.

Vui chơi của trẻ em là sự tự do lựa chọn một cách cá nhân những hành vi mang tính định hướng, có động lực thúc đẩy là những nhu cầu, mong muốn, khao khát bên trong. Chơi có thể chỉ là vui đùa, cũng có thể rất nghiêm túc. Thông qua chơi, trẻ khám phá xã hội, thế giới vật chất và biểu tượng cùng những mối quan hệ của chúng, đồng thời được trang bị những cách thức phản ứng linh hoạt đối với những thử thách trẻ gặp phải. Thông qua chơi, trẻ học và phát triển như một cá nhân, vừa như một thành viên của cộng đồng [26, 27] .

Tháng 12/2009, toàn Chính phủ Úc và Hội đồng Chính phủ Úc (COAG) đã ban hành Khung Chất lượng Quốc gia về Chăm sóc và giáo dục trẻ em. “Chính phủ Úc cùng Chính phủ các Bang và vùng lãnh thổ Úc thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường tập trung vào giáo dục mầm non nhằm đảm bảo phúc lợi của trẻ em đến suốt đời và nâng cao năng lực quốc gia một cách toàn diện. Nỗ lực cải cách được dựa trên những luận chứng rõ ràng rằng những năm đầu đời là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển, phúc lợi của trẻ trong hiện tại và tương lai”. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về trò chơi và TCHĐVC được dựa trên các học thuyết: Thuyết Maturational theory (Thuyết chín muồi) của Gesell; thuyết Psychoanalytic theory (Thuyết phân tâm của Freud); Thuyết Psychosocial theory (Thuyết tâm lý xã hội của Erikson); Thuyết Social play theory (Thuyết tính xã hội trong trò chơi của Parten); Thuyết Behavioural theory (Thuyết hành vi của Skinner); Thuyết Cognitive development theory (Thuyết phát triển của Piaget, Vygotsky).

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non mang tính thực tiễn và tương đối sáng tạo. Đầu tiên, phải nói

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí