Nguyên Tắc Xây Dựng Các Biện Pháp Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên Trong Tổ Chức Hoạt Động Chắp Ghép Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Quan Sát Cho Trẻ Mẫu Giáo 5



Có những hiểu biết sâu sắc về quá trình tổ chức HĐCG cho trẻ

và hiểu biết phong phú về VLTN


112


74.7


28


18.7


10


6.7


2.68


1

Sử dụng thành thạo những kĩ thuật tạo hình cơ bản với VLTN

để có thể làm mẫu cho trẻ QS


110


73.3


30


20


10


6.7


2.67


2


3

Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non

2.38

4

Môi trường vật chất mang tính

thẩm mĩ, với sự sắp xếp, trang trí đa dạng, phong phú của VLTN


105


70


35


23.3


10


6.7


2.63


1

Đồ dùng, dụng cụ tạo hình và các

trang thiết bị trong trường, lớp mẫu giáo được trang bị đầy đủ


90


60.0


30


20.0


30


20.0


2.4


2

Môi trường tâm lí xã hội trong lớp học luôn thoải mái, thân thiện, nhẹ nhàng và gần

gũi, giúp trẻ tự tin


56


37.3


54


36.0


40


26.7


2.11


3


4

Yếu tố gia đình, cộng đồng và các hoạt động văn hoá xã hội

2.43

3

Cha mẹ và người lớn xung quanh là nguồn động lực, định hướng cho trẻ cách QS, giúp trẻ

tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tạo thói quen, nhu cầu QS


88


58.7


43


28.7


19


12.7


2.46


1

Sự phát triển của khoa học và công nghệ với những nhóm vật

liệu mới hấp dẫn, đa dạng


83


55.3


43


28.7


24


16


2.39


2

Điểm TB chung

2,48


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 13

Ghi chú: Mức thấp: 1,00 ≤ ĐTB <2,00; Mức trung bình: 2,00 ≤ ĐTB < 2,48; Mức cao: 2,48 ≤ ĐTB≤ 3,00.

Với ĐTB = 2,48 cho thấy ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được GVMN đánh giá tập trung ở mức Trung bình. Mỗi nhóm yếu tố lại được đánh giá có mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó Đặc điểm, sự phát triển của cá nhân trẻ Khả năng của giáo viên là hai nhóm yếu tố được GVMN đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với ĐTB lần lượt là 2,58 và 2,53 và đều ở mức cao.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm yếu tố Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non Yếu tố gia đình, cộng đồng và các hoạt động văn hoá xã hội là 2 nhóm yếu tố được GVMN nhận định có ảnh hưởng không nhiều đến quá trình sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tuy nhiên những nhận định và đánh giá của GVMN chưa đồng đều.

Nhìn vào bảng 2.18 chúng ta thấy:

GVMN đánh giá cao một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS của trẻ như: Đặc điểm, sự phát triển của


cá nhân trẻ xếp vị trí số 1, trong đó yếu tố Vốn hiểu biết về kĩ thuật tạo hình cơ bản của trẻ được 86,7% GV nhận định là yếu tố rất ảnh hưởng, xếp vị trí số 1, sau đó là Vốn tri thức, kinh nghiệm về thế giới xung quanh và những kiến thức cơ bản về HĐCG, xếp vị trí số 2. Môi trường giáo dục trong trường mầm non được ví như người giáo viên thứ hai, trong quá trình tổ chức HĐCG, nếu xây dựng được môi trường giáo dục cho HĐCG từ VLTN hấp dẫn mang tính thẩm mỹ sẽ là yếu tố nền tảng kích thích trẻ QS và sáng tạo nhưng lại có tỉ lệ lựa chọn ít nhất trong bảng thống kê, xếp vị trí thứ 4. Kết quả này cho thấy, GVMN chưa thật sự coi trọng và đánh giá cao việc sử dụng VLTN xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

Qua trao đổi và phỏng vấn 20 GVMN chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân cơ bản khi nhóm yếu tố Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non có tỉ lệ lựa chọn thấp (xếp vị trí thứ 4) là do họ e ngại phải đầu tư quá nhiều công sức cho hoạt động này. Cô giáo Dương Thị H (trường mầm non Việt Hòa) trao đổi: “Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG trong đó nổi bật là môi trường vật chất và việc trang bị các đồ dùng, dụng cụ tạo hình cho HĐCG sử dụng VLTN gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là GVMN ở thành phố nên rất khó sưu tầm VLTN, hơn nữa, khi sưu tầm, bảo quản cũng như sử dụng VLTN đòi hỏi sự kì công và mất rất nhiều thời gian, công sức của GVMN. Muốn có được số lượng VLTN đa dạng tạo môi trường giáo dục cho HĐCG phù hợp với các chủ đề giáo dục, GVMN phải đầu tư nhiều công sức tìm kiếm, sưu tầm và bảo quản.‖ Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích cho lí do tại sao GVMN ít lựa chọn yếu tố môi trường giáo dục trong trường mầm non.

Kết quả trên cho thấy, nhận định của GVMN về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non còn chưa thật bao quát, khoa học, còn mang tính chủ quan phiến diện theo cảm xúc và suy nghĩ của mình.

2.2.5. Đánh giá chung thực trạng

Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đồng thời đánh giá mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định sau:

a/ Những điểm nổi trội

- Đa số GVMN đều có nhận thức về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Trong đó họ đều có nhận thức về VLTN và mức độ cần thiết của VLTN trong tổ chức HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ, HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ và biểu hiện KNQS của trẻ.

- GVMN đã tiến hành sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua việc xác định được tương đối đầy đủ mục tiêu, thực hiện các nội dung, tiến hành các hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Trong đó có những điểm nổi bật sau:

+ Sử dụng VLTN làm đồ dùng trực quan minh họa cho quá trình tổ chức QS, hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS được GV lựa chọn thực hiện nhiều nhất nhưng mức độ sử dụng cũng chưa thật thường xuyên.


+ GVMN đã tiến hành sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tập trung sử dụng những hình thức tổ chức Giờ học chắp ghép theo mẫu, HĐCG kết hợp hoạt động ngoài trời và HĐCG vào thời gian rảnh rỗi khi sinh hoạt ở trường.

+ GVMN đã khai thác nhiều biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Một số biện pháp được sử dụng thường xuyên là: Kết hợp chỉ dẫn trực quan và dùng lời hướng dẫn trẻ cách thức QS và sử dụng VLTN trong HĐCG Hướng dẫn để trẻ biết tự liên hệ, đánh giá hiệu quả QS khi sử dụng VLTN trong HĐCG.

- Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã bộc lộ một số biểu hiện của KNQS như: Biết xác định nhiệm vụ QS với những đối tượng QS quen thuộc; Sử dụng những cách thức QS để phát hiện những đặc điểm của đối tượng QS (chủ yếu là thị giác); Vận dụng tư duy để phân tích, phán đoán phát hiện và mô tả một số dấu hiệu đặc trưng, tương đồng của VLTN với những hình tượng, mô hình, sản phẩm chắp ghép, biết sử dụng ngôn ngữ để mô tả lại kết quả QS đơn giản; Bước đầu có thói quen đánh giá và điều chỉnh kết quả QS. KNQS của trẻ trai và trẻ gái đều có mức độ biểu hiện tương đồng không có sự khác biệt đáng kể ở tất cả các tiêu chí đánh giá.

b/ Những điểm hạn chế

- Nhiều GVMN chưa có hiểu biết đầy đủ và toàn diện về bản chất của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Điều này được thể hiện trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, nội dung phát triển KNQS cho trẻ chưa được GV chú trọng và đầu tư một cách thích đáng, còn nhiều hạn chế.

- Nội dung tổ chức HĐCG sử dụng VLTN chưa quan tâm nhiều đến việc lồng ghép nhiệm vụ và nội dung rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ như một thành tố rõ ràng, cụ thể. GVMN chưa chú trọng nhiều đến nội dung khai thác và sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo trong việc bồi dưỡng KNQS, thu thập thông tin về đối tượng miêu tả, tìm hiểu, lựa chọn vật liệu tạo hình và hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS.

- Trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG cho trẻ các biện pháp mà GVMN khai thác còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi và hệ thống. Mặc dù trong phiếu điều tra GVMN đã lựa chọn các biện pháp hướng tới rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ nhưng trên thực tế QS, dự giờ chúng tôi nhận thấy các biện pháp này chưa được GV khai thác và sử dụng nhiều. Một số biện pháp có vai trò quan trọng, hướng tới mục đích rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ như: Tạo các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN giúp trẻ xác định mục đích và nhiệm vụ QS; Hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách phát hiện và mô tả kết quả QS trong tiến trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN hoặc Tổ chức cho trẻ trải nghiệm những nhiệm vụ QS đa dạng trong các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng nguồn VLTN phong phú được GV thực hiện rất ít thậm chí có những biện pháp gần như không được GVMN áp dụng.

Dự giờ và quan sát trực tiếp tại trường mầm non chúng tôi nhận thấy:

- VLTN mà GVMN thường xuyên sử dụng khi tổ chức các hình thức HĐCG cho trẻ chưa thực sự đa dạng, phong phú, họ chủ yếu tập trung khai thác nhóm VLTN có nguồn gốc từ thực vật, điều này làm hạn chế nhiều cơ hội trẻ được trải nghiệm KNQS nguồn VLTN đa dạng, phong phú của địa phương.


- Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG từ VLTN và các sản phẩm chắp ghép từ VLTN ở trường mầm non cũng chưa được khai thác hiệu quả, chưa tạo ra sức hấp dẫn thu hút mắt QS của trẻ.

- GVMN gặp nhiều khó khăn khi sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, trong đó khó khăn nhất là việc trẻ chưa chủ động trẻ, độc lập thực hiện nhiệm vụ QS đặt ra trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, còn hay ỉ lại, mong chờ sự định hướng từ GV.

- KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong diện khảo sát chỉ đạt mức Trung bình và mức độ biểu hiện KNQS của các trẻ không đồng đều với từng KN thành phần, tập trung chính ở mức độ Trung bình, một số trẻ KNQS còn rất hạn chế, thụ động, lúng túng chưa nắm được quy trình và cách thức QS, luôn cần sự định hướng từ GV khi thực hiện những nhiệm vụ QS.

c/ Nguyên nhân của thực trạng

- Hiện nay, vấn đề phát triển KNQS cho trẻ mầm non đã được quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn chưa có sự thống nhất và đầu tư đúng mức.

- GVMN hầu như chưa được tập huấn về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hoặc nếu có được bồi dưỡng cũng rất chung chung trong thời gian ngắn. GVMN chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về việc phát triển KNQS cho trẻ.

- Chương trình GDMN quy định nội dung giáo dục của HĐCG sử dụng VLTN dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhưng chưa nhấn mạnh đến nội dung phát triển KNQS cho trẻ, mà chỉ đưa ra mục tiêu rất chung chung:“Giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật”. [73]

- Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân từ phía GV như: chưa xác định đúng và đầy đủ tầm quan trọng của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG tạo ra môi trường hấp dẫn để rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ; GVMN còn áp dụng rập khuôn, thiếu sáng tạo các phương pháp, biện pháp và hình thức sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

- Trẻ còn rất thụ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QS, một số trẻ luôn có thói quen mong chờ GV hướng dẫn hoặc làm mẫu. Đa phần trẻ chưa tự tin, còn thiếu tính chủ động trong quá trình QS.

- Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của GV chưa đi sâu vào trọng tâm phát triển KNQS cho trẻ, chưa hướng đến rèn luyện những khía cạnh của KNQS cho trẻ, dẫn đến thực trạng mức độ phát triển KNQS của trẻ chưa cao và chưa đồng bộ.

Từ những tồn tại trong thực tiễn tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ mẫu giáo 5

– 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có một hệ thống biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để khắc phục những hạn chế cơ bản trong thực tiễn tổ chức hoạt động này ở các trường mầm non hiện nay. Hệ thống biện pháp cần được xây dựng cụ thể, chi tiết, đảm bảo hướng vào trọng tâm và mục tiêu cuối cùng là rèn luyện và phát triển được KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đồng thời cũng nâng cao chất lượng tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ.


Kết luận chương 2

1. Trong các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN, nội dung rèn luyện KNQS trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ chưa đặt ra như một thành tố để có những gợi ý và định hướng cụ thể cho GVMN, điều này gây ra những khó khăn nhất định khi GVMN xác định mục tiêu, phương hướng tổ chức hoạt động này cho trẻ.

2. Đa số GVMN đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, VLTN và HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ và có một số hiểu biết nhất định về những biểu hiện KNQS của trẻ. Tuy nhiên, nhận thức của GVMN về những vấn đề này còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ nên việc rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế.

3. Trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, GVMN đã lồng ghép mục tiêu, nội dung rèn luyện bốn KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhưng chưa đồng đều, trong đó KN xác định nhiệm vụ QS được rèn luyện thường xuyên nhất còn KN sử dụng hợp lí các phương thức QS ít được chú ý rèn luyện nhất.

4. GVMN đã khai thác một số hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN như giờ học chắp ghép và HĐCG ngoài giờ học để rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non nhưng còn mang tính hình thức, hiệu quả phát triển KNQS cho trẻ chưa cao.

5. GVMN đã tiến hành nhiều phương pháp, biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ ở trường mầm non của GVMN vẫn còn nhiều hạn chế, các phương pháp, biện pháp mà GVMN áp dụng chưa mang tính đồng bộ, chưa tìm đúng cách thức phối hợp để hướng tới mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp, biện pháp chưa được GVMN chú trọng nhiều như: Phương pháp thực hành trải nghiệm, biện pháp tạo các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN giúp trẻ xác định mục đích và nhiệm vụ QS; biện pháp hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách phát hiện và mô tả kết quả QS trong tiến trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. GVMN còn gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp các phương pháp, biện pháp nhằm phát triển KNQS cho trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN ở trường mầm non.

6. KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi chỉ đạt ở mức Trung bình. Trong những KN thành phần thì KN xác định nhiệm vụ QS và KN sử dụng phương thức QS là những KN có biểu hiện tốt hơn, KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS và KN phát hiện và mô tả kết quả QS là những KN mà trẻ thể hiện yếu hơn so với những KN khác.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn trên là căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.


Chương 3

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON


3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện hành

Mục tiêu của Chương trình GDMN là hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [6]. Kỹ năng quan sát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và HĐCG nói riêng nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần được xây dựng phù hợp với mục tiêu, nội dung Chương trình GDMN hiện hành, hướng tới hình thành và phát triển ở trẻ những KN nhận thức cần thiết đặc biệt là KNQS, tạo hứng thú, nhu cầu QS, giúp trẻ chủ động vận dụng các KN này vào hoạt động vui chơi, học tập và các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày.

3.1.2. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành KNQS và đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Kĩ năng quan sát gắn liền với hoạt động nhận thức của trẻ, muốn hình thành và phát triển KN này nhà giáo dục cần dựa vào cấu trúc và các giai đoạn phát triển của KNQS, những đặc trưng của hoạt động nhận thức ở trẻ 5-6 tuổi. Do đó, các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải phù hợp với các giai đoạn phát triển KNQS và đặc điểm nhận thức của trẻ 5

– 6 tuổi, hướng tới rèn luyện, phát triển hài hòa những KN thành phần trong cấu trúc của KNQS, phù hợp với nhu cầu, hứng thú, khả năng nhận thức, vốn kinh nghiệm đã có của từng trẻ, đảm bảo khuyến khích trẻ tích cực, tự giác và chủ động tham gia vào các quá trình khám phá, tiếp cận, tìm hiểu đối tượng để thỏa mãn nhu cầu nhận thức và sáng tạo.

3.1.3. Đảm bảo giáo dục theo hướng trải nghiệm

Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần được xây dựng có hệ thống luôn tạo ra những cơ hội thúc đẩy trẻ từng bước tích cực tham gia vào các hoạt động học tập bằng trải nghiệm: (1) Quan sát thực tế trong hoạt động; (2) Chia sẻ kinh nghiệm QS; (3) Rút ra kinh nghiệm QS cho bản thân; (4) Vận dụng kinh nghiệm QS vào HĐCG và cuộc sống. Khi xây dựng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải chú ý logic từ khâu xác định mục tiêu giáo dục và phát triển óc QS cho phù hợp, xây dựng môi trường HĐCG phong phú bởi VLTN, lựa chọn các phương pháp, biện pháp giáo dục và phối hợp các hình thức HĐCG linh hoạt để cung cấp cho trẻ các phương thức QS, tới đánh giá kết quả phát triển KNQS cho trẻ.


3.1.4. Đảm bảo tính an toàn khi sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép

Nguyên tắc vệ sinh, an toàn luôn được đặt ra khi xây dựng và áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Vật liệu thiên nhiên đã lựa chọn phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng, đảm bảo không còn độc hại, không có gai nhọn, có kích thước, đặc điểm phù hợp với khả năng nhận thức, vận động của trẻ, có nguồn gốc rõ ràng để GV hoặc người lớn có thể kiểm soát. Khi sử dụng VLTN phải luôn chú ý tới thời hạn sử dụng từng loại VL phù hợp với mục đích HĐCG.

- Khi cho trẻ thao tác với VLTN và các công cụ hỗ trợ như dao, kéo,…cần có hướng dẫn về an toàn, cần có sự giám sát chặt chẽ để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc.

3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng và áp dụng các biện pháp phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN đòi hỏi sự phù hợp với các điều kiện nhất định về GV, về cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như gia đình, cộng đồng, xã hội và gắn với đặc điểm môi trường tự nhiên, bối cảnh xã hội. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được đề xuất phải phù hợp với trình độ của GV và trẻ mầm non, phù hợp với chương trình GDMN được thực hiện ở từng vùng miền, cần được tiến hành theo hướng mở phù hợp với những điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở GDMN cụ thể, khai thác triệt để nguồn VLTN phong phú, gần gũi mang tính đặc trưng của địa phương.

3.2. Các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Căn cứ vào cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc xây dựng biện pháp, luận án đề xuất một số biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

3.2.1. Biện pháp 1: Tạo dựng môi trường giáo dục phong phú VLTN cho hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Tận dụng không gian thiên nhiên và sự đa dạng, phong phú của các loại VLTN ở địa phương nhằm tạo dựng môi trường giáo dục, tạo không gian học tập gần gũi, thân thiện, hấp dẫn cho HĐCG, thu hút sự chú ý và kích thích trẻ ngắm nhìn, khảo sát.

- Làm nảy sinh ở trẻ hứng thú, nhu cầu QS, khám phá và phát hiện những dấu hiệu đặc trưng thẩm mỹ của VLTN trong môi trường tự nhiên.

- Giúp trẻ tìm kiếm, mở rộng hiểu biết về nguồn gốc, các đặc điểm, thuộc tính của các loại VLTN để làm giàu vốn biểu tượng, hình tượng và cảm xúc qua đó bồi dưỡng và rèn luyện KNQS.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

Bước 1: Cho trẻ tiếp xúc nguồn VLTN phong phú, đa dạng trong môi trường tự nhiên hình thành hứng thú, nhu cầu quan sát

- Tăng cường cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và nguồn VLTN phong phú, cùng thu thập các sự vật từ môi trường tự nhiên và sử dụng tạo dựng môi trường học tập


trong lớp học. GV cần giới thiệu về thiên nhiên, trò chuyện với trẻ về vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, hình thành ở trẻ hứng thú hoạt động ngoài thiên nhiên và đưa thiên nhiên vào lớp học bằng cách thu thập VLTN cho các trò chơi, các hoạt động nghệ thuật. Chẳng hạn, giáo viên gợi ý cho trẻ: “Hôm nay, các con đã thấy những cây gì?”, “Hãy nhìn kỹ và sưu tầm 3 đến 4 loại lá cây mà các con thấy đẹp nhất để làm vật liệu cho giờ học chắp ghép của tuần tới‖, hoặc hỏi trẻ “Vì sao chúng ta cần QS và sưu tầm những chiếc lá cây đó?”,…

- Khi trẻ đã ham thích và có thói quen QS thiên nhiên, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình tham gia hoạt động ngoài môi trường tự nhiên, GV giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên và các sự vật xung quanh để QS tìm kiếm VLTN về trang trí môi trường lớp học và thể hiện các đề tài của HĐCG trong lớp học. GV sẽ trao đổi, gợi mở để trẻ suy nghĩ về ý nghĩa của việc QS thiên nhiên, coi thiên nhiên là nơi cung cấp không gian và những phương tiện học tập phong phú.

- Tăng cường cho trẻ trẻ sử dụng các giác quan khi tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và VLTN: cho trẻ chạm vào những chiếc lá để cảm nhận bề mặt, đưa tay theo hình dáng của lá, cành để nhận thấy sự đa dạng của chúng, ngắm nhìn cây cối trong quang cảnh thiên nhiên,…để trẻ có thêm xúc cảm và làm giàu các biểu tượng, nhận ra vẻ đẹp của các sự vật qua hình dáng, màu sắc, kết cấu,…

- Cho trẻ cùng nhau thảo luận, bàn luận, hỏi - trả lời,… để chia sẻ những điều mới phát hiện và thu thập được, trình bày cảm nghĩ về những gì mới nhận biết, mới phát hiện về thiên thiên, trao đổi về những ý định đưa các loại vật liệu từ tự nhiên vào môi trường lớp học.

- Hoạt động QS thiên nhiên và VLTN diễn ra ở không gian ngoài trời nên thường khiến trẻ bị phân tán khỏi mục tiêu hoạt động mà GV dự kiến. Bởi vậy, có thể tổ chức cho trẻ QS lặp lại 2 – 3 lần với một số đối tượng nhất định có đặc điểm, tính chất phù hợp với nội dung và yêu cầu miêu tả của HĐCG.

Chẳng hạn, để cùng trẻ tạo môi trường cho chủ đề miêu tả ―Một số loại côn trùng‖, GV cho trẻ QS và cùng tìm kiếm ngoài thiên nhiên các con côn trùng, những loại lá cây, hạt và cành cây khô có hình dáng, kích thước có nét tương đồng với hình thể của một số con côn trùng, hoặc các bộ phận của chúng; cùng thu thập nhiều vật liệu khô và tươi để cung cấp đồ dùng trực quan cho giờ học chắp ghép theo chủ đề và trang trí không gian trong lớp để tạo cảm hứng. (Xem ví dụ hình ảnh về bài tập chắp ghép “Chú chuồn chuồn” – Hình 3.1).

- Trong quá trình tổ chức cho trẻ vui chơi, hoạt động ngoài thiên nhiên và làm quen với các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, GV luôn chú ý kết hợp cho trẻ khảo sát trực quan kết hợp với sử dụng lời nói: lời kể, mô tả, các câu hỏi - trả lời, câu đố, bài thơ,… để gợi cảm hứng QS, sự chú ý và hướng sự tập trung của trẻ vào các đối tượng hoặc chi tiết cần quan tâm trong quá trình tri giác, giúp trẻ không chỉ nhận biết các thuộc tính của sự vật mà còn phát hiện những đặc điểm thẩm mĩ độc đáo (Hình dạng, màu sắc, cấu trúc, kích thước,…), biết gọi tên của sự vật và những từ ngữ chỉ các đặc tính, đặc điểm thẩm mĩ đặc trưng của những sự vật đang QS. Có thể dạy trẻ giải thích sự đa dạng của các sự vât trong thiên nhiên và công dụng của sự đa dạng

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí