Tác Động Của Môi Trường Đầu Tư Đến Thu Hút Fdi


hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn 1973- 1984

- Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư vào một địa phương nào đó, nhà đầu tư trực tiếp mang vốn, kỹ thuật, công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng tại chỗ trừ một số vị trí đặc biệt quan trọng hoặc cần kỹ thuật rất cao. Vì vậy khi xem xét môi trường đầu tư một địa phương nói chung môi trường kinh tế nói riêng, nhà đầu tư rất quan tâm đến nguồn nhân lực địa phương đó.

Nguồn nhân lực của một địa phương hấp dẫn nhà đầu tư phải đảm bảo các yếu tố cả về số lượng lẫn chất lượng: lực lượng lao động đông, chất lượng lao động cao, kỷ luật tốt, giá thành rẻ. Hiện nay, đối với các nhà đầu tư – nhất là những nhà đầu tư trong các lĩnh vực mũi nhọn, lao động rẻ không còn là sự hấp dẫn hàng đầu với họ. Vì cùng với sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật, bộ phận lao động phổ thông, trình độ thấp ngày càng trở nên “thừa một cách tương đối”. Một đội ngũ lao động có tay nghề cao, cần cù, chịu khó, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực… mới là yếu tố hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư [21,54]. Nhưng ở các ngành, nhất là các ngành có hàm lượng lao động thủ công cao như các ngành “công nghiệp trắng”, lao động rẻ vẫn là một nhân tố hấp dẫn và cần được phát huy.

Các nhà đầu tư khi xem xét nguồn nhân lực thường căn cứ vào trình độ văn hoá, chuyên môn kĩ thuật của người lao động và chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index). Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người, nó đo thành tựu chung của một quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển con người :


+ Mức sống của con người, được đo bằng bình quân GDP thực tế theo đầu người và điều chỉnh sức mua tương đương PPP (Purachasing Power Pasity) tính bằng USD.

+ Trình độ nhận thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học và đại học.

+ Cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giá trị của HDI nằm trong khoảng từ 0 – 1, quốc gia nào có chỉ số này càng lớn càng hấp dẫn nhà đầu tư .

* Bốn là kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội

Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 5

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Chất lượng của kết cấu hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tư, nhiều nước đã xây dựng các khu chế xuất (EPZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành công của mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả tương tự. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất. Nói đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn... Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt


động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến.

Kết cấu hạ tầng cũng là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm, chú ý. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng được biểu hiện bằng sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung ứng điện, hệ thống cấp thoát nước và các dịch vụ khác. Một kết cấu hạ tầng yếu kém với mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, thông tin liên lạc thiếu thốn, lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đáp ứng nổi nhu cầu của quá trình sản xuất sẽ làm nản lòng nhà đầu tư. Vì kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu kém về kết cấu hạ tầng có thể gây đến những tổn hại và lãng phí lớn cho nhà đầu tư như thời gian chờ đợi khi mất điện, tắc nghẽn giao thông… Sự lạc hậu của hệ thống ngân hàng cũng là một trở ngại đối với nhà đầu tư. Những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn cho đầu tư gia tăng, dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm sút.

- Kết cấu hạ tầng xã hội

Ngoài kết cấu tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa… cũng cấu thành trong bức tranh chung về kết cấu hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.

Kết cấu hạ tầng càng hoàn thiện càng tăng khả năng thu hút FDI, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện để sử dụng hiệu quả vốn FDI.


* Năm là qui mô và tiềm năng của thị trường

Qui mô và tiềm năng của thị trường là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguồn vồn FDI. Qui mô của thị trường được đánh giá thông qua sức mua của người dân địa phương sở tại. Qui mô thị trường (sức mua người dân) lớn là ưu điểm cuốn hút nhà đầu tư. Nhưng trong trường hợp qui mô thị trường còn hạn chế nhưng tiềm năng của thị trường phát triển nhanh cũng là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư cân nhắc khi đầu tư vào một quốc gia. Tiềm năng của thị trường lại phụ thuộc vào các chỉ tiêu như: thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng GDP, số nợ nước ngoài và tỷ lệ tiết kiệm.

Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ. [23,tr13]

Môi trường kinh tế có vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh và mức lợi nhuận – điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Hầu hết các yếu tố của môi trường kinh tế đều trực tiếp tác động lên chi phí kinh doanh,


sản xuất của doanh nghiệp – nhà đầu tư; qua đó tác động đến mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Chính vì lý do này nên các quốc gia, các địa phương luôn luôn nỗ lực đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường kinh tế nhằm thu hút nhanh và nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trong đó có FDI.

* Sáu là môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách và thủ tục hành chính

- Pháp lý (chính sách và luật pháp)

Đây là công cụ quản lý của Nhà nước đồng thời là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Do đó, việc lập pháp đáp ứng nhu cầu của cả hai bên: nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận đầu tư, không chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương đó mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tính cạnh tranh so với các địa phương khác.

Tính hấp dẫn của một quốc gia về đầu tư trước hết thể hiện ở luật. Đối với một quốc gia, luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là điều nhà đầu tư nước ngoài nào cũng quan tâm. Cùng với luật các văn bản cụ thể dưới luật cũng không kém phần quan trọng. Khi thực hiện đầu tư vào một quốc gia, địa phương nào, các nhà đầu tư đều phải “đụng chạm” đến nhiều vấn đề về pháp luật ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư như góp vốn, thuê đất, tuyển dụng lao động, xuất nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa,… Do đó, các văn bản luật và dưới luật rò ràng, thống nhất sẽ tạo thuận lợi không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư.

Một môi trường pháp lý được coi là hấp dẫn khi:

+ Hệ thống pháp luật đầy đủ.

+ Hệ thống pháp luật đó phải đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, rò ràng, dễ hiểu, không chồng chéo. Tức là mọi văn bản pháp lý: luật và các văn bản dưới luật phải cụ thể, rỗ ràng, không mâu thuẫn với nhau nhưng cũng không chồng chéo nhau.


+ Tính pháp lý của hệ thống pháp luật cao tức hiệu quả của hệ thống pháp luật cao. Hệ thống pháp luật phải quy định cụ thể, rò ràng về quyền lợi và trách nhiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật; đảm bảo hệ thống pháp luật phải được tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư.

+ Thể chế hành chính gắn liền với hệ thống pháp luật (bộ máy lập pháp và hành pháp) có đầy đủ chức năng và quyền lực để đưa ra những quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nhưng phải gọn nhẹ, đảm bảo đơn giản thủ tục đến mức tối đa.

- Thủ tục đầu tư nước ngoài

Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút đầu tư. Nó được biểu hiện ở những khía cạnh sau:

+ Quyết định đến tiến độ thực hiện dự án.

+ Là biểu hiên cụ thể về tính lành mạnh của môi trường đầu tư, từ đó tác động đến thái độ của nhà đầu tư nước ngoài.

Luật đầu tư dù mềm dẻo thông thoáng… nhưng thủ tục rườm rà, tạo ra nhiều khe hở để các quan chức địa phương sách nhiễu, gây phiền hà, đòi hối lộ… gây thiệt hại cho nhà đầu tư và làm nản lòng họ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, mặc dù có độ thông thoáng như nhau, nhưng ở nước nào có thủ tục đầu tư đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó thu hút đầu tư mạnh hơn. Ví dụ trường hợp của Thái Lan và Philipin: cơ quan hợp tác đầu tư Thái Lan là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ, thay mặt nhà đầu tư làm việc với các cơ quan hữu quan rồi trả lời nhà đầu tư; còn ở Philipin có tới 45 cơ quan liên quan đến việc thực hiện dự án. Thực tế hoạt động thu hút FDI cho thấy ở Thái Lan sôi nổi và hiệu quả hơn ở Philippin. Điều này đã khẳng định vai trò quan trọng của thủ tục đầu tư thuận lợi đối với việc thu hút FDI

- Chính sách đầu tư nước ngoài

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, chính sách tuyển dụng lao động.


+ Giá thuê đất

+ Hoạt động xúc tiến đầu tư: Từ đầu thập kỷ 1990, việc thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thu hút FDI của hầu hết các quốc gia. Đến thời điểm hiện nay, không có thống kê cụ thể về số lượng các cơ quan xúc tiến đầu tư. Theo thống kê sơ bộ của UNCTAD, đến cuối năm 2001, có ít nhất 160 cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và khoảng 250 các tổ chức thuộc một số địa phương tham gia tích cực vào xúc tiến đầu tư. Thông thường, các tổ chức xúc tiến đầu tư thực hiện gồm bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách;

(iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây:

Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp. Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau

Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác.

Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng. Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước.

Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn tìm hiểu và thiết kế tiền khả thi.

Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư".

1.2.2 Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút FDI

Môi trường đầu tư xét đến cùng chính là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, một nhà sản xuất; với cách hiểu này có thể thấy rằng môi trường đầu tư tác động đến hiệu quả của tất cả các loại hình đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Một môi trường đầu tư tốt, sẽ thúc đẩy đầu tư có hiệu quả; nó tạo cơ hội và


việc làm cho người dân, mở rộng việc cung cấp ngày càng nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ và giảm giá thành vì lợi ích người tiêu dùng. Môi trường đầu tư tốt còn góp phần củng cố nguồn thu thuế để trang trải cho những mục tiêu xã hội khác, từ đó lại tác động trở lại đến cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách… Song đối với nhà đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động của môi trường đầu tư thể hiện cụ thể ở:

- Môi trường đầu tư quyết định vốn đầu tư

Thứ nhất, môi trường đầu tư quyết định số lượng vốn đăng ký. Nếu môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng sẽ là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư – đây là nhân tố quan trọng thứ hai sau vốn để nhà đầu tư quyết định sản xuất kinh doanh. Thông thường những địa phương, quốc gia có môi trường đầu tư thuận lợi không chỉ thu hút được một số lượng lớn các dự án đầu tư nước ngoài mà quy mô của mỗi dự án cũng lớn hơn hẳn các dự án đầu tư vào những nơi có môi trường đầu tư kém thuận lợi hơn. Sở dĩ như vậy là vì môi trường đầu tư sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư trong tương lai. Nhà đầu tư chỉ đầu tư nhiều vốn vào những nơi họ nhận thấy sẽ thu được nhiều lợi nhuận trong tương lai và ngược lại nhà đầu tư không những dè dặt trong quyết định kinh doanh mà còn bỏ ít vốn. Thực tế ở nhiều địa phương và các quốc gia trên thế giới cho thấy: các nước đang phát triển mặc dù thu hút được nhiều dự án đầu tư nhưng tổng số vốn đăng ký lại nhỏ hơn các nước phát triển – nơi có môi trường đầu tư có phần thuận lợi hơn,

Thứ hai, môi trường đầu tư ảnh hưởng đến số lượng vốn thực hiện. Có một điều cần phải nhấn mạnh là khi đánh giá các dòng vốn nói chung và vốn FDI nói riêng, người ta quan tâm đến hai chỉ số: vốn đăng ký và vốn thực hiện. Vốn đăng ký là vốn mà khi thành lập doanh nghiệp đăng ký với một số lượng nào đó; vốn thực hiện là số lượng vốn thực tế đưa vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Thông thường vốn đăng ký và vốn thực hiện gần sát với nhau.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí