Những Biểu Hiện Kĩ Năng Quan Sát Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Chắp Ghép


- Bồi dưỡng khả năng ngắm nhìn, đánh giá và thưởng thức kết quả tạo hình, cảm nhận những đặc điểm thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật, sáng tạo mà mình đã tạo nên trong sản phẩm đó từ đó kích thích trẻ tiếp tục hào hứng tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo tiếp theo. b/ Cách thức phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt

động chắp ghép

Để phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG, người GV cần hiểu rõ quá trình hình thành KNQS và phương pháp tổ chức HĐCG cho trẻ để lựa chọn những cách thức tác động phù hợp qua đó rèn luyện những KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ. Cụ thể:

- Cần tạo không gian, môi trường giáo dục cho HĐCG hấp dẫn, mới lạ để hình thành hứng thú QS, giúp trẻ có nhận thức đầy đủ về mục đích, nhiệm vụ QS: Biết phải QS những gì, QS như thế nào;

- Hướng dẫn trẻ cách thức tiến hành quá trình QS: Từ bao quát toàn bộ - tách ra QS tập trung từng phần - QS bao quát;

- Hướng dẫn trẻ biết sử dụng các phương thức QS: Quan sát chủ yếu bằng xúc giác vận động; Quan sát chủ yếu bằng thị giác; Quan sát bằng việc phối hợp các giác quan; Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS để thu thập thông thông tin đầy đủ và chính xác nhất về vật liệu tạo hình và đối tượng miêu tả trong HĐCG;

- Sử dụng phối hợp các phương pháp QS bao gồm: Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành trải nghiệm. Ngoài ra, để kích thích xúc cảm, hình thành tình cảm thẩm mĩ của trẻ cần đặc biệt chú ý sử dụng ngôn ngữ giàu hình tượng (kết hợp bài thơ, câu đố, bài hát phù hợp) khi mô tả vật liệu tạo hình hay đối tượng miêu tả trong HĐCG.

1.4.3. Những biểu hiện kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép

Căn cứ những biểu hiện KNQS và đặc điểm HĐCG của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, có thể xác định KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG có những biểu hiện như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

- Kĩ năng xác định nhiệm vụ QS: Việc xác định nhiệm vụ QS sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động QS trong quá trình tổ chức HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Kĩ năng này được biểu hiện như sau:

Trẻ xác định mục tiêu, nhiệm vụ QS phù hợp với từng đối tượng miêu tả trong HĐCG: Trẻ biết cần phải làm gì, làm như thế nào để nắm bắt được các đặc điểm của đối tượng QS; biết lựa chọn vật liệu tạo hình, dụng cụ hỗ trợ cho quá trình QS và chắp ghép như thế nào cho phù hợp; xác định được các bước thực hành tạo sản phẩm chắp ghép cần làm gì, bắt đầu làm từ đâu; biết QS thưởng thức và đánh giá lại kết quả tạo hình.

- Kĩ năng sử dụng phương thức QS: Sử dụng và phối hợp các phương thức QS bằng các giác quan khác nhau để tiếp xúc, khảo sát đối tượng miêu tả nhằm tìm kiếm và phát hiện đầy đủ những đặc điểm, đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS phục vụ quá trình sáng tạo trong HĐCG. Kĩ năng sử dụng phương thức QS trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi được thể hiện như sau:

+ Quan sát chủ yếu bằng xúc giác vận động: Nhìn chung trẻ độ tuổi càng nhỏ thì phương thức QS này càng là thế mạnh, đến 5 – 6 uổi trẻ vẫn tích cực QS chủ yếu bằng


xúc giác vận động (sờ, mó, tháo, lắp) để khảo sát, nắm bắt các đặc điểm cấu trúc, kết cấu của đối tượng;

+ Quan sát chủ yếu bằng thị giác: Trẻ chủ yếu dùng mắt để nhìn ngắm, nắm bắt các đặc điểm bên ngoài, kết cấu của đối tượng miêu tả trong HĐCG theo một trình tự thích hợp;

+ Quan sát bằng việc phối hợp các giác quan: Trẻ 5 – 6 tuổi khả năng tri giác tương đối tốt, cùng một lúc trẻ có thể nắm bắt được nhiều đặc điểm khác nhau của đối tượng QS, biết phối hợp những phương thức khảo sát đối tượng bằng xúc giác vận động, thị giác, thính giác thậm chí trẻ sử dụng cả khứu giác, vị giác hoặc nhấc lên, đặt xuống để thu thập thông tin về đối tượng miêu tả trong HĐCG;

+ Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS: Trong một số trường hợp, một số trẻ khá thành thạo trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ (kính, máy ảnh, các phương tiện để đo, đong, đếm) để khảo sát đối tượng từ nhiều góc độ nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin.

- Kĩ năng phát hiện và mô tả kết quả QS: Phát hiện, gọi tên và mô tả các đặc điểm và thuộc tính của đối tượng miêu tả, thu thập những thông tin về đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ, nét độc đáo của vật liệu tạo hình để hình thành những khái niệm thẩm mĩ và sự sáng tạo trong HĐCG.

+ Phát hiện được các đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS và gọi tên các dấu hiệu đó;

+ Mô tả, giải thích bằng ngôn ngữ, nói về các thuộc tính, dặc điểm, tính chất, mối liên hệ, quan hệ, sự tương đồng, phù hợp của vật liệu tạo hình với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG.

- Kĩ năng đánh giá, đối chiếu kết quả QS: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có hứng thú và KN đánh giá đối chiếu kết quả QS vật liệu tạo hình với sản phẩm tạo hình của mình và của bạn trong HĐCG để có những nhận xét về sự thành công hay thất bại trong quá trình tìm kiếm vật liệu phù hợp với ý tưởng tạo hình, tuy nhiên việc nhận xét, đánh giá nhiều khi vẫn còn thiếu tính chính xác, dễ bị chi phối bởi tình cảm và sự hạn chế của khả năng nhận thức. KN đánh giá đối chiếu kết quả QS của trẻ có những biểu hiện sau:

+ Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của vật liệu với yêu cầu miêu tả để có những điều chỉnh cách thức QS vật liệu chắp ghép cho phù hợp với nhiệm vụ tạo hình.

+ Biết nhận xét về kết quả quá trình hoạt động QS khi đối chiếu với sản phẩm chắp ghép của mình và của bạn.

1.4.4. Những điều kiện phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép

- Điều kiện về môi trường:

+ Môi trường vật chất cho HĐCG của trẻ bao gồm: Những dụng cụ, nguyên vật liệu tạo hình phải phong phú, đa dạng, hấp dẫn và gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu tạo hình được sắp xếp cho từng vị trí, góc chơi khác nhau trong lớp học đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo ra một ―không gian mở‖, thuận tiện cho trẻ QS và sáng tạo.


+ Môi trường tinh thần: Giáo viên luôn động viên, khuyến khích, cho trẻ tự do QS và đưa ra những ý kiến nhận xét của mình, luôn lắng nghe, tôn trọng những ý kiến của trẻ, sẵn sàng trả lời các câu hỏi, những thắc mắc của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự tin khi QS và tạo hình từ đó kích thích những cảm xúc và hình thành tình cảm thẩm mĩ cho trẻ

- Điều kiện về giáo viên: Giáo viên mầm non phải có sự say mê với nghệ thuật chắp ghép, có óc sáng tạo, ham hiểu biết, có lòng yêu nghề và hiểu biết về cách thức phát triển KNQS cho trẻ để có thể tổ chức HĐCG lồng ghép mục tiêu và nội dung phát triển KNQS cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, GVMN cũng cần có KN sư phạm tốt, luôn biết cách động viên, kích thích trẻ QS và sáng tạo.

- Điều kiện về trẻ: Trẻ phải có vốn hiểu biết phong phú, tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên tổ chức, ham học hỏi, thích QS, khám phá và có óc sáng tạo.

- Điều kiện về phụ huynh: Các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chia sẻ và tích cực phối hợp cùng GVMN trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.4.5. Các mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép

Đánh giá chung về KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong HĐCG có thể chia 3 mức độ phát triển theo điểm trung bình từ 1 đến 30. Cụ thể như sau:

Mức độ 1 (Mức cao)

Trẻ tự xác định chính xác mục đích, nhiệm vụ QS phù hợp với từng nội dung miêu tả của HĐCG, trình bày rõ ràng từng nhiệm vụ QS theo đề tài miêu tả trong HĐCG; Chủ động QS bằng mắt đối tượng theo một trình tự phù hợp để xác định các đặc điểm, đặc trưng của đối tượng, khi gặp những dấu hiệu khó QS bằng mắt, chủ động, linh hoạt phối hợp sử dụng những phương thức QS đối tượng bằng các giác quan khác (tay, lưỡi, mũi …); Phát hiện đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS phù hợp với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG, gọi tên, mô tả và giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ các dấu hiệu, đặc điểm đó một cách chính xác; Tự đánh giá và có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp với đối tượng QS và nội dung chắp ghép, biết nhận xét rõ ràng kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn khi được yêu cầu.

Mức độ 2 (Mức trung bình)

Trẻ xác định đúng mục đích, nhiệm vụ QS khi được hướng dẫn, trình bày nhiệm vụ QS không rõ ràng đôi khi vẫn còn nhầm lẫn; Sử dụng mắt để QS đối tượng không theo một trật tự nào, chưa chủ động phối hợp sử dụng phương thức QS bằng các giác quan khác (tay, lưỡi, mũi …); Phát hiện phần lớn các đặc điểm của đối tượng QS nhưng còn nhầm lẫn khi gọi tên các đặc điểm đó, mô tả và giải thích các đặc điểm của đối tượng QS không rõ ràng; Có những nhận xét và hành động điều chỉnh cách thức QS nhưng còn chờ sự hướng dẫn từ GV.

Mức độ 3 (Mức thấp)

Trẻ gặp khó khăn khi xác định mục đích, nhiệm vụ QS, thường nhầm lẫn khi trình bày nhiệm vụ QS các đối tượng miêu tả trong HĐCG; Sử dụng mắt để QS đối tượng nhưng không theo một trình tự nào, khi gặp khó khăn chưa biết phối hợp sử dụng những phương thức QS bằng các giác quan khác (tay, lưỡi, mũi …) nếu không có sự chỉ dẫn của GV; Chỉ phát hiện được 50% các đặc điểm đặc trưng của đối tượng QS, gọi tên các đặc điểm chưa chính xác; Chỉ biết tự nhận xét, đánh giá kết quả QS của mình và của bạn nếu được hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng, tỉ mỉ.


1.5. Vật liệu thiên nhiên và sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

1.5.1. Vật liệu thiên nhiên

1.5.1.1. Khái niệm vật liệu thiên nhiên

Theo đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý [89, tr.1804]: Vật liệu là những vật dùng để làm ra cái gì đó. Vật liệu là yếu tố ban đầu, là nền tảng và nguồn gốc để con người có thể tạo ra một sản phẩm có một giá trị mới phục vụ cho cuộc sống.

Thiên nhiên là toàn bộ những gì đang có chung quanh con người mà không phải do con người tạo nên [89, tr.1566].

Vì vậy có thể khẳng định, vật liệu thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên, không do con người tạo ra nhưng con người có thể khai thác, chế biến.....phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong quá trình này, con người trở thành chủ thể khám phá, sử dụng VLTN phục vụ cho những nhu cầu mục đích của bản thân, xã hội.

Vật liệu thiên nhiên luôn có sẵn trong tự nhiên, rất đa dạng, hấp dẫn, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng, vì vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, VLTN luôn là một trong những loại vật liệu được GV ưu tiên lựa chọn, khai thác và sử dụng.

Vật liệu thiên nhiên trong giáo dục trẻ em: Trẻ em cần được sống và vui chơi, học tập trong thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để được phát triển tốt nhất. Thiên nhiên và VLTN có thể được sử dụng trong quá trình giáo dục theo nhiều cách khác nhau như: Cho trẻ hoạt động trong môi trường tự nhiên hoặc đưa thiên nhiên và VLTN vào môi trường lớp học để kích thính ở trẻ hứng thú, sự tò mò, sự ham mê quan sát, học hỏi và tính tích cực nhận thức. Khi tiếp xúc, thao tác với VLTN, trẻ trở nên tháo vát, nhanh nhẹn, chủ động tìm kiếm cách tái chế, sử dụng VLTN trong các trò chơi của chúng. Tương tác nhiều với thiên nhiên và nguồn VLTN phong phú dần hình thành ở trẻ thái độ, ý thức tôn trọng những sinh vật trong tự nhiên, quan tâm hơn đến môi trường sống và có những hiểu biết nhất định về môi trường sống.

Vật liệu thiên nhiên là một thành phần không thể thiếu trong các đồ chơi và trò chơi của trẻ mầm non, chúng có nguồn gốc từ động vật, thực vật và thiên nhiên vô sinh (khoáng sản), hiện diện trong tự nhiên, do thiên nhiên tạo ra, đây là một loại vật liệu mở vì chúng vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Từ các loại vật liệu từ tự nhiên có thể tạo nên rất nhiều đồ dùng trực quan hoặc kết hợp với những vật liệu khác để tạo ra những đồ chơi thú vị kích thích trí sáng tạo, hỗ trợ các KN giải quyết vấn đề, tìm hiểu khoa học và tính toán của trẻ em. Chẳng hạn như: Trong hoạt động làm quen với Toán, các loại hột, hạt, que, lá, vỏ ốc, vỏ sò … được sử dụng làm đồ dùng trực quan giúp trẻ nhận biết, phân biệt số lượng, hình dạng, kích thước, cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để hình thành các khái niệm về lớn - nhỏ, dài – ngắn, ít – nhiều, giống nhau – khác nhau…; Trong hoạt động vui chơi, VLTN được sử dụng làm đồ dùng, nguyên liệu cho các trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo; Trong hoạt động khám phá khoa học, VLTN là đối tượng cho trẻ QS, khám phá qua đó trẻ thu thập những tri thức, hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh từ đó biết yêu quý, trân trọng thiên nhiên,….

Trong HĐTH nói chung và HĐCG nói riêng, các loại vật liệu tạo hình phong phú, đa dạng từ tự nhiên sẽ cung cấp một nguồn cảm hứng vô tận cho những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Những đặc điểm về hình thái, màu sắc, tính chất, thuộc tính của VLTN luôn hấp dẫn và thu hút


trẻ nhìn ngắm chúng, chạm vào chúng, khám phá chúng bằng tất cả sự hào hứng và vận động tích cực của các giác quan của mình, từ đó phát hiện nhiều điều thú vị, thu thập nhiều thông tin mới mẻ, hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, hình thành những ý tưởng tạo hình và cả tình yêu thiên nhiên. Quá trình khám phá cùng VLTN cũng đồng thời phát triển tính độc lập, tự chủ trong nhận thức, thúc đẩy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Như vậy, chính nguồn VLTN phong phú và môi trường thiên nhiên tươi đẹp có thể trở thành những phương tiện, vật liệu để trẻ thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình.

Vật liệu thiên nhiên sử dụng trong tổ chức HĐCG của trẻ mẫu giáo là những loại vật liệu tạo hình gần gũi, sinh động có sẵn trong tự nhiên, chứa đựng nhiều đặc điểm thẩm mĩ và tính năng nghệ thuật độc đáo, phù hợp để trẻ khai thác, sử dụng trong quá trình sáng tạo những mô hình, sản phẩm chắp ghép qua đó thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và khả năng nghệ thuật của mình.

1.5.1.2. Phân loại vật liệu thiên nhiên được sử dụng trong hoạt động chắp ghép của trẻ mẫu giáo

Vật liệu thiên nhiên sử dụng trong HĐCG của trẻ là những vật liệu gần gũi, sinh động nhưng rất đa dạng và phong phú, có sẵn trong tự nhiên, chứa đựng nhiều đặc điểm thẩm mĩ và tính năng nghệ thuật độc đáo, phù hợp để trẻ khai thác và sử dụng trong HĐTH và HĐCG, đã được loại bỏ những yếu tố có thể mất an toàn như: độc hại, gây dị ứng, sắc nhọn, dễ vỡ, kích thước quá to hoặc quá nhỏ so với quy định. Ưu tiên sử dụng nguồn VLTN có sẵn của địa phương nhằm khai thác vốn tri thức, hiểu biết và kích thích những xúc cảm tích cực của trẻ với thiên nhiên và VLTN xung quanh trẻ.

Việc khai thác, phân loại và sử dụng VLTN trong HĐCG phụ thuộc vào yêu cầu phát triển và các hình thức tổ chức HĐCG. Có thể phân loại theo những cách như sau:

*/ Phân loại VLTN theo nguồn gốc hình thành

- Vật liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật:

+ Các loại lá cây bao gồm: lá đơn, lá kép, lá cây thông, lá có sọc và hoa văn, các loại lá có màu sắc và sắc thái khác nhau, lá có cấu trúc hình dáng thú vị, lá có mùi thơm…;

+ Vỏ, rễ và cành từ nhiều loại cây khác nhau với nhiều hình dạng, kích thước, hoa văn, kết cấu và màu sắc khác nhau; Các đoạn gỗ đã cắt có thớ và các khía, các đoạn cành cây có độ dài ngắn khác nhau…;

+ Trái cây và rau quả còn tươi, các loại vỏ quả, hạt khô hoặc đã được xử lý;

+ Các loại hột, hạt có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau;

- Vật liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật: Các loại vỏ và xương, lông vũ, răng… của các loài động vật có hình dáng, cấu tạo, màu sắc khác nhau…

- Vật liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thiên nhiên vô sinh: Một số loại đất, cát, đá, sỏi có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau

*/ Phân loại VLTN theo đặc điểm thẩm mĩ và tính năng trong tạo hình

- Vật liệu thiên nhiên có cấu trúc bề mặt khác nhau: nhẵn, mịn hay xù xì, gồ ghề…

- Vật liệu thiên nhiên có kích thước khác nhau: dài, ngắn, to, nhỏ.


- Vật liệu thiên nhiên có màu sắc khác nhau: màu sắc sặc sỡ hay màu trầm, màu tối.

Vật liệu thiên nhiên phù hợp với các thao tác kĩ thuật tạo hình VLTN dễ 1

Vật liệu thiên nhiên phù hợp với các thao tác kĩ thuật tạo hình VLTN dễ 2

- Vật liệu thiên nhiên phù hợp với các thao tác, kĩ thuật tạo hình: VLTN dễ thao tác, uốn nắn có thể sử dụng cho trẻ tạo hình ngay hay loại VLTN cần phải xử lý và can thiệp trước khi sử dụng trong HĐTH.


Hình 1 2 Một số loại vật liệu thiên nhiên sử dụng trong hoạt động chắp 3Hình 1 2 Một số loại vật liệu thiên nhiên sử dụng trong hoạt động chắp 4


Hình 1 2 Một số loại vật liệu thiên nhiên sử dụng trong hoạt động chắp 5Hình 1 2 Một số loại vật liệu thiên nhiên sử dụng trong hoạt động chắp 6

Hình 1.2. Một số loại vật liệu thiên nhiên sử dụng trong hoạt động chắp ghép của trẻ

1.5.2. Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép với quá trình phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo

1.5.2.1. Khái niệm sử dụng vật liệu thiên nhiên

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [51, tr.1085]: ―Sử dụng là lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu mục đích nào đó‖.


Từ khái niệm VLTN và các phân tích về tính ứng dụng của VLTN trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là HĐCG của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, có thể hiểu: Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của trẻ mẫu giáo là dùng những chi tiết, VLTN gần gũi, phù hợp, dễ tìm kiếm ngoài tự nhiên giúp trẻ tái hiện lại những mô hình, kết cấu, vật thể trong không gian ba chiều theo trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo của trẻ.

Việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của trẻ bao gồm việc xác định, lựa chọn và thực hiện: Mục đích, Nội dung, Phương pháp, Hình thức sử dụng các loại vật liệu được thu thập từ tự nhiên cho HĐCG như những phương tiện giáo dục của hoạt động nghệ thuật này. Hiệu quả sử dụng VLTN cho HĐCG sẽ được đánh giá hướng tới hình thành, bồi dưỡng những xúc cảm, tình cảm, nhận thức thẩm mĩ, óc QS và khả năng tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật của trẻ.

1.5.2.2. Vai trò của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG với quá trình phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo.

Theo N.P Xakulina: ―Không thể nắm được KN tạo hình nếu không có sự phát triển của tri giác bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng, tức là không có sự phát triển của KNQS‖. [84, tr.4] Tăng cường sử dụng VLTN trong các hình thức tổ chức HĐCG mang lại những lợi ích to lớn, tạo ra một môi trường hoạt động thú vị, luôn thay đổi, kích thích trẻ tò mò khám phá, tích cực QS và nhận thức, đây là một hoạt động giáo dục tác động đến nhiều mặt phát triển của trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và đặc biệt nó tạo ra môi trường để rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ. Cụ thể:

- Giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ cho quá trình quan sát: Quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN luôn đặt ra cho trẻ nhiều nhiệm vụ QS tương ứng với yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình tổ chức hoạt động này như: QS, tìm kiếm, nghiên cứu VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG nhằm tích lũy thông tin hình thành vốn biểu tượng, hình tượng; QS các thao tác, kĩ thuật tạo hình mẫu; QS quy trình tạo sản phẩm; QS, thưởng thức thẩm mĩ và đánh giá sản phẩm chắp ghép… Những nhiệm vụ QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN ban đầu có thể do GV đặt ra hoặc định hướng cho trẻ, dần dần, trước những yêu cầu đòi hỏi của HĐCG trẻ phải tự mình xác định những nhiệm vụ QS chính xác, từ đó KN xác định nhiệm vụ QS dần được hình thành ở trẻ.

- Tăng cường sự phối hợp của các giác quan cho hoạt động tiếp nhận của trẻ: Với những nhiệm vụ QS đã được xác định trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, trẻ phải nhanh chóng tìm kiếm và xác định những phương thức QS phù hợp (QS chủ yếu bằng xúc giác vận động, QS chủ yếu bằng thị giác, QS bằng cách phối hợp các giác quan như thính giác thậm chí trẻ sử dụng cả khứu giác, vị giác hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS) để dễ dàng nắm bắt các thuộc tính, phẩm chất và đặc điểm của đối tượng QS chính xác, đầy đủ hơn. Các giác quan của trẻ liên tục được sử dụng để tiếp xúc, khám phá trực tiếp VLTN hay đối tượng miêu tả trong HĐCG nên ngày càng hoàn thiện và trở nên nhanh nhạy, linh hoạt hơn.


- Nâng cao tính tích cực của các quá trình nhận thức: Quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN sẽ kích thính ở trẻ tính tò mò, ham tìm kiếm và khám phá, QS các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên để tìm hiểu những đặc điểm, tính chất của các loại vật liệu tạo hình có nguồn gốc từ tự nhiên. Vốn hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên xung quanh nhờ vậy sẽ trở nên phong phú, giúp trẻ có thể tạo sức truyền cảm cho các sản phẩm tạo hình của mình, rèn luyện khả năng nhận thức thẩm mĩ quan trọng cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Các thao tác tư duy và trí tuệ trong quá trình QS như: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… được huy động thường xuyên nên ngày càng nhạy bén, tích cực, hỗ trợ và làm chính xác hóa những thông tin ban đầu mà các giác quan của trẻ cung cấp, giúp trẻ phát hiện không chỉ những đặc điểm, tính chất bên ngoài và cả một số thuộc tính bên trong cùng những mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật trong tự nhiên, sự liên hệ mang tính thẩm mĩ giữa VLTN với những đối tượng miêu tả trong HĐTH nói chung và trong HĐCG nói riêng.

- Tăng cường phát triển ngôn ngữ, hình thành các khái niệm: Khi tham gia vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép từ VLTN trẻ phải khám phá sự phong phú, đa dạng của VLTN, nghiên cứu các đối tượng miêu tả, tìm hiểu các mối liên hệ hình thái giữa VLTN với dáng vẻ của các đối tượng miêu tả để lựa chọn các vật liệu tạo hình, những kĩ thuật tạo sản phẩm chắp ghép phù hợp và cuối cùng là đánh giá, thưởng thức các sản phẩm chắp ghép trẻ tạo ra. Trong quá trình này trẻ phải thường xuyên QS, đối chiếu, so sánh và sử dụng ngôn ngữ để nhận xét, phân tích, phán đoán, mô tả kết quả QS, đồng thời chia sẻ những cảm xúc, thông tin và kinh nghiệm QS của mình, gọi tên đặc tính thẩm mĩ tạo hình của các loại VLTN. Vẻ đẹp, sự hấp dẫn và gần gũi của thiên nhiên cũng như VLTN kích thích tính tích cực của hoạt động ngôn ngữ, giúp trẻ mở rộng vốn từ, hình thành hiểu biết phong phú và xây dựng các khái niệm liên quan đến vạn vật trong tự nhiên. Nhờ vậy, lời nói của trẻ trở nên giàu hình tượng và truyền cảm, ngôn ngữ trở nên mạch lạc, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tư duy, nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo cũng như khả năng giao tiếp, tương tác trong HĐCG.

- Mở rộng và làm giàu vốn biểu tượng, ấn tượng về môi trường sống xung quanh: Thường xuyên được QS, khám phá thiên nhiên, những sự vật, hiện tượng, những loại VLTN phong phú và đa dạng trong thế giới tự nhiên cùng những mô hình, sản phẩm chắp ghép từ VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh, làm cho tri thức và cảm xúc của trẻ ngày càng sâu sắc và ―giàu có‖ cả về lượng và chất, thúc đẩy những xúc cảm nghệ thuật và khả năng tưởng tượng sáng tạo phong phú của trẻ trong HĐCG.

Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định, việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG sẽ tạo nên môi trường giáo dục với những điều kiện và phương tiện rất thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNQS cũng như khả năng nhận thức thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí