Bàn Luận Về Thực Trạng Sử Dụng Trò Chơi Vận Động Nâng Cao Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Tại


3.1.4. Bàn luận về thực trạng sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.4.1. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục thể chất ở các trường mầm non tại Thành phố ồ Chí Minh

Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chương trình GDTC ở các trường mầm non tại TP. HCM thì 100% đều thực hiện đúng Chương trình GDTC dành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, 100% các trường đều đảm bảo dạy đúng, dạy đủ; giờ học thể dục được tổ chức 2 tiết/tuần, mỗi tiết từ 30 - 35 phút và giờ TCVĐ được tổ chức 1 tiết/tuần, mỗi tiết là 35 phút. Hoạt động GDTC cho trẻ được thực hiện thường xuyên nhưng trên thực tế hiệu quả của hoạt động này chưa cao, giờ học diễn ra kém sôi động. Có thể có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Vấn đề đặt ra đối với Ban Giám hiệu, GV các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM là ngoài việc thực hiện đúng chương trình hoạt động GDTC cho trẻ thì cần phải cải tiến nội dung giảng dạy, thay đổi phương pháp dạy học nhằm khơi dậy hứng thú, phát huy TTC của trẻ.

3.1.4.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC ở các trường mầm non tại Thành phố ồ Chí Minh

Trong những năm qua, công tác đầu tư cơ sở vật chất phục cho hoạt động GDTC ở các trường mầm non tại TP. HCM đã được quan tâm, chú trọng. Hệ thống cơ sở vật chất được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động GDTC của trẻ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ sở vật chất phục cho hoạt động GDTC ở các trường mầm non tại TP. HCM mới chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình và thấp. Do các trường mầm non nằm trên địa bàn TP. HCM với quỹ đất hạn chế nên hệ thống sân chơi dành cho trẻ chiếm diện tích khá nhỏ. Đa số các trường đều có phòng tập thể chất dành riêng cho trẻ, tuy nhiên vẫn còn trường đang sử dụng phòng đa chức năng cho hoạt động này, chất lượng các phòng tập được đánh giá ở mức trung bình. Điều này


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

gây ảnh hưởng chưa tốt đến hiệu quả hoạt động GDTC. Đây cũng là khó khăn chung của công tác GDTC đối với các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM.

Ngoài ra, các dụng cụ thiết bị tập luyện; thiết bị, đồ chơi trong nhà và ngoài trời; thiết bị đảm bảo an toàn cho trẻ còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng đủ số lượng trẻ, đa số các dụng cụ, thiết bị đều đã qua sử dụng, ít được thay mới. Sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, dụng cụ thiết bị phục vụ hoạt động GDTC cũng đang là thực trạng chung của các trường mầm non trên cả nước.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 13

Thực tế này đòi hỏi cán bộ quản lý của các trường mầm non cần có những chiến lược, định hướng cụ thể trong đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC của trẻ cả số lượng và chất lượng để nâng cao hiệu quả giảng dạy GDTC.

3.1.4.3. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố ồ Chí Minh

GV đã có nhận thức đúng về việc sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. GV cũng nhận thức rò việc tổ chức các TCVĐ có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số GV đều cho rằng việc sử dụng các TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là cần thiết, và đánh giá rất cao về ưu thế sử dụng của TCVĐ trong hoạt động GDTC; tuy nhiên, trên thực tế để có thể khai thác và tổ chức hiệu quả các TCVĐ cho trẻ thì GV vẫn còn nhiều lúng túng, đặc biệt quan điểm về vai trò của TCVĐ đối với việc nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC chưa thật sự đồng nhất. Điều này gây ra những tác động chưa tốt đến hiệu quả của TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ.

3.1.4.4. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non trên địa bàn Thành phố ồ Chí Minh

Đa phần các GV đều nhận thức rò việc đưa các TCVĐ vào tổ chức trong hoạt động GDTC sẽ góp phần nâng cao TTC của trẻ. GV biết và đã tổ chức các TCVĐ cho trẻ trong hoạt động GDTC; tuy nhiên, trong thực tế khi tổ chức các TCVĐ cho trẻ thì GV còn lúng túng, GV có xu hướng sử dụng các TCVĐ thiên hướng tập thể hoặc TCVĐ mang tính chất đơn giản, dễ thực hiện. Các TCVĐ này thường đơn điệu, thiếu


sinh động, lặp đi lặp lại nhiều lần, nhàm chán, không hấp dẫn, không thu hút trẻ tham gia.

Kết quả khảo sát còn cho thấy, TCVĐ được ứng dụng chủ yếu ở giờ học thể dục và giờ TCVĐ (chuyên biệt). Đây là hình thức ứng dụng hợp lý, đảm bảo tần số mạch và thể chất cho trẻ. Tuy nhiên, tại bảng 3.14 có 15.6% GV lựa chọn ứng dụng trong hình thức thể dục giữa giờ, do hình thức này có thời gian diễn ra ngắn, nếu GV tổ chức TCVĐ cho trẻ trong khoảng thời gian này mà thiếu khoa học hoặc không cân nhắc kỹ thì rất có thể khi chơi xong trẻ sẽ không đủ thời gian hồi phục thể lực để bước vào giờ học sau đó. Điều này cho thấy GV cần nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung về TCVĐ, thời lượng, mục đích tiết học,… để nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

3.1.4.5. Thực trạng khó khăn khi sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố ồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, do số trẻ của mỗi lớp hiện nay khá đông và trẻ còn kỹ năng sống ít, thời gian dành cho.

ĐTB chung ở bảng 3.7 là 3.31 điểm, ứng với mức “thỉnh thoảng” theo thang đo đã xác lập. Điều này có nghĩa trong quá trình tổ chức TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC thì GV thỉnh thoảng gặp phải những khó khăn.

Phân tích chi tiết cho thấy GVMN gặp khó khăn nhiều nhất ở “Số trẻ trong lớp quá đông” và “Trẻ còn ít vốn sống” (ĐTB = 3.94, xếp hạng 1). Có thể dễ nhận ra đây là khó khăn chung của hầu hết các trường MN trên địa bàn TP. HCM.

Xếp hạng 2 là khó khăn về “Thời gian tổ chức các TCVĐ còn hạn chế” được các GVMN đánh giá với tỷ lệ khá cao 69.7%, kế đến là “Trẻ có thói quen làm theo yêu cầu của GV” là 61.4% (xếp hạng 3).

Ở vị trí thứ 4 là “Chương trình giảng dạy nặng tạo áp lực cho GV trong công tác tổ chức TCVĐ cho trẻ”. Ở nội dung này có đến 43.2% GVMN lựa chọn ở mức rất thường xuyên và thường xuyên. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu thì chương trình giảng dạy cho trẻ hiện nay đã được giảm tải đáng kể, các bài dạy cũng được tổ chức khoa


học hơn trước nếu GV vẫn cảm thấy khó khăn, áp lực thì nghĩa là GV vẫn chưa chủ động linh hoạt trong việc sắp xếp xây dựng kế hoạch dạy học.

Các vị trí tiếp theo lần lượt là “GV chưa thật sự khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ tham gia TCVĐ”, “Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, thiếu thốn” và “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy của GV còn hạn chế”. Qua đó cho thấy GVMN đã chú trọng đến việc lựa chọn ứng dụng các TCVĐ để nâng cao TTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC bằng cách tạo những cơ hội để trẻ thể hiện sự sáng tạo, ý tưởng trong khi chơi; khích lệ, động viên để trẻ tự tin thể hiện mình. Tuy nhiên các GV cũng cần phía Nhà trường hỗ trợ thêm các dụng cụ đồ chơi. Đây là một đề xuất cần quan tâm.

Trong những năm gần đây, chương trình giảng dạy cho trẻ đã có nhiều đổi mới, nội dung được giảm tải đáng kể, các bài dạy cũng được tổ chức khoa học hơn. Chủ yếu tập trung vào các mục đích phát triển của trẻ, nhưng có đến 43.2% GV còn gặp khó khăn khi thiết kế kế hoạch, giáo án giảng dạy. Điều này chứng tỏ GV còn hạn chế một phần về năng lực, và chưa chủ động trong việc sắp xếp xây dựng kế hoạch dạy học.

Các GV chưa thật sự khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ tham gia TCVĐ cũng như đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, thiếu thốn” và “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy của GV còn hạn chế khiến cho hoạt động GDTC trở nên nhàm chán, trẻ không còn nhiều tích cực với hoạt động này.

Những khó khăn này là vấn đề lớn đòi hỏi các trường phải có giải pháp cụ thể để khắc phục nếu muốn nâng cao chất lượng của hoạt động GDTC cho trẻ.

Kết quả trên cũng trùng hợp với ý kiến của Cô N.T.N.Q giáo viên trường MN: “Chúng ta đều biết, trẻ MN là lứa tuổi rất dễ mất tập trung, hay lo ra và sự phát triển tâm sinh lý giữa các con có sự không đồng đều dẫn đến có những trẻ tiếp thu nhanh luật chơi, tham gia rất tích cực và ngược lại. Vì thế một trong những khó khăn lớn nhất mà tôi gặp phải khi tổ chức TCVĐ cho trẻ MN 5 - 6 là quản lý lớp để tất cả các bé đều tham gia TCVĐ đạt hiệu quả” .


3.1.4.6. Xác định tiêu chí đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố ồ Chí Minh

Để xác định tiêu chí đánh giá thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM thông qua các yếu tố cấu thành TTC gồm: hứng thú, chủ động, giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi, nỗ lực, hợp tác, luận án thực hiện phân tích độ tin cậy và tính thông báo của các tiêu chí trên cơ sở khảo sát 218 GV đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM. Kết quả cho thấy, có 16 tiêu chí có hệ số Cronbach's Alpha tổng > 0.6, hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (>0.3). Trị số KMO > 0.5, Sig. = 0,000 trong kiểm định Bartlett < 0.05 tức là bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai được trích là 76.341% > 50% thỏa điều kiện, mức giá trị Eigenvalues dừng khi trích tại tiêu chí thứ 16 là 1,427>1. Các tiêu chí có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và đều đạt yêu cầu.

3.1.4.7. Thực trạng tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố ồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.16 cho thấy, TTC của trẻ khi chơi TCVĐ trong hoạt động GDTC chủ yếu được đánh giá ở mức trung bình hoặc mức không tích cực. Khi tham gia trò chơi, trẻ còn cảm thấy buồn chán, ít năng lượng. Thực tế này khiến hiệu quả của hoạt động GDTC cho trẻ chưa được như kỳ vọng. Có một số nguyên có thể giải thích cho thực trạng này đó là trẻ ít được vận động, các TCVĐ đơn điệu, đã được tổ chức nhiều lần khiến trẻ không còn cảm thấy hứng thú. Ban Giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ GV cần có những đổi mới trong nội dung, cách thức tiếp cận cũng như phương pháp tổ chức TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Kết quả trên hoàn toàn trùng khớp với ý kiến của Cô P.M.H – Hiệu trưởng trường Mầm non: “Hiện nay công tác GDTC cho trẻ MG nói chung và trẻ MG 5 – 6 tuổi chưa đạt được hiện quả như mong đợi. Trẻ thường ít hứng thú khi tham gia các hoạt động”.

Luận án xác định thể lực là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Để kiểm chứng việc nâng cao TTC có mối tương quan với sự phát triển thể lực không ? Về mặt lý luận TTC sẽ là động lực để trẻ hăng say


vận động trong trong hoạt động GDTC và điều này giúp trẻ phát triển sẽ tốt hơn. Các test đánh giá thể lực đối với khách thể nghiên cứu được xác định ở mục 3.1.1 được lựa chọn và kiểm định chặc chẽ qua các bước như: thực hiện phỏng vấn 30 chuyên gia GDTC. Kết quả qua 2 lần phỏng vấn tại bảng 3.17 của các test đều có 2tính<2 bảng nên sự khác biệt hai giá trị quan sát của mẫu không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 5%. Điều này chứng tỏ lựa chọn của các chuyên gia GDTC có sự đồng nhất cao.

Để có thể khẳng định độ tin cậy của các test đánh giá thể lực, luận án tiến hành kiểm tra trên 66 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Hoàng Yến bằng phương pháp lặp lại test (Retest) với khoảng thời gian cách nhau 7 ngày. Kết quả phân tích tương quan giữa hai lần lặp test tại bảng 3.10 cho thấy, tất cả các test đánh giá thể lực đều có hệ số tin cậy r>0.8 và P<0.01. Vậy có thể kết luận, các test đánh giá thể lực cho khách thể nghiên cứu đều có đủ độ tin cậy.

Về thực trạng thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM: luận án tiến hành đánh giá thực trạng thể lực của trẻ thông qua kiểm tra 566 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM theo 5 test đánh giá thể lực. Kết quả cho thấy:

Đối với trẻ em nam: test trung bình Chạy 10m (giây) Bật xa tại chỗ (cm) Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút) tốt hơn trung bình thể lực trẻ em nam MG 5 – 6 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05. Test trung bình Ném xa bằng tay thuận (m) nhưng sự khác biệt này rất nhỏ có thể xem là tương đương ở ngưỡng xác suất P>0.05.

Đối với trẻ em nữ: test trung bình Chạy 10m (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Ném xa bằng tay thuận (m), Ngồi gập thân về trước (cm) tốt hơn trung bình thể lực trẻ em nữ MG 5 – 6 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05. Test trung bình Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút) tốt hơn trung bình thể lực trẻ em nữ MG 5 – 6 tuổi nhưng sự khác biệt này rất nhỏ có thể xem là tương đương ở ngưỡng xác suất P>0.05.

Khi so sánh với kết quả điều tra thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi năm 2008 thì hầu hết các test thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM đều tốt hơn, điều này phù hợp với quy luật phát triển và phản ánh tác động tích cực của sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự quan tâm, phát triển thể chất của trẻ được thực hiện trong nhiều năm qua.


Kết luận mục tiêu 1

Các trường mầm non tại TP. HCM thực hiện đúng chương trình GDTC theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng chưa phát triển TTC trong hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC còn thiếu, mức độ đáp ứng nhu cầu ở mức trung bình, đa số các dụng cụ, thiết bị đã qua sử dụng, ít được thay mới.

Số lượng GV có nhận thức rò về vai trò, tầm quan trọng của TCVĐ tương đối cao. Tuy nhiên, trong thực tế để khai thác những TCVĐ mang lại hiệu quả thì các GV còn rất lúng túng.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của GV khi sử dụng TCVĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM là số trẻ trong lớp đông và thiếu TCCĐ mới.

Xác định được 16 tiêu chí được dùng để đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM ở mức trung bình, trẻ chưa tích cực đối với các TCVĐ được tổ chức trong hoạt động GDTC.

Lựa chọn 05 test đánh giá thể lực và Các test thể lực tốt hơn so với lứa tuổi trên bình diện so sánh chung với trẻ MG 5 – 6 tuổi thời điểm 2008. Quá trình phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM hiện nay phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

3.2. Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

3.2.1. Cơ sở lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Cơ sở pháp lý

TCVĐ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ MG, TCVĐ được coi là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ vui chơi bằng TCVĐ xen kẽ một cách hợp lý trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.

TCVĐ là một hoạt động thu hút trẻ bởi tính hấp dẫn. Với đặc điểm tâm lý của trẻ là hiếu động, thích khám phá cái mới do vậy TCVĐ là nội dung phù hợp nhất trong


hoạt động GDTC cho trẻ [80]. TCVĐ còn là phương tiện chống lại sự mệt mỏi và căng thẳng của trẻ trong hoạt động học tập. Trong quá trình chơi TCVĐ, không những sự căng thẳng được giảm bớt mà cơ thể trẻ còn được nạp thêm năng lượng để tích cực vận động trong các hoạt động vui chơi [86].

Cơ sở pháp lý để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GDTC trong trường học nói chung và GDTC cho trẻ MG nói riêng tại các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành như sau:

Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế GDTC và y tế trường học [7].

Chỉ thị số 17 CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển Thể dục thể thao đến năm 2010 [4].

Luật Giáo dục năm 2005 [56].

Luật Thể dục Thể thao năm 2006 [54].

Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 [70].

Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 -2015” [68].

Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình GDMN [8].

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020” [69].

Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ về việc quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường [12].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam 2016 [18].

Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành giáo dục [11].

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2019 [55].

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí