Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Xây Dựng Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận để phân tích những số liệu thu được, từ đó đưa ra những kết luận có giá trị định lượng và định tính.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2010 - 2015)

Chương 3: Bài học kinh nghiệm trong quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 3

Vào đầu những năm 1970 “Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục” (ISCED) được thiết kế bởi UNESCO để phục vụ như một công cụ thích hợp để lắp ráp, lập và trình bày số liệu thống kê của giáo dục cá nhân cả trong nước và quốc tế. Nó đã được sự chấp thuận của Hội nghị Quốc tế về giáo dục (Geneva, 1975). Sau đó đã được xác nhận bởi UNESCO (Paris, 1978).

Nước Anh giáo dục có “Chuẩn quốc gia hiệu trưởng trường phổ thông. Chuẩn quốc gia hiệu trưởng trường học nước Anh phản ánh quan điểm của Chính phủ Anh về phát triển cán bộ quản lý trường phổ thông, về vai trò lãnh đạo trường học trong thế kỷ XXI. Chuẩn này chỉ rõ vai trò quan trọng của hiệu trưởng trong việc thực hiện chính sách giáo dục của Chính phủ và triển khai các chính sách này trong trường học nhằm đạt được mục tiêu phát triển của mọi trẻ em với các nhu cầu, nguyện vọng của chúng

Ở Singapore giáo dục hội đủ các tiêu chuẩn sau:

- Chuẩn mực giáo dục cao

- Môi trường học tập năng động, sáng tạo, được sự hỗ trợ tận tâm của giáo viên

- Có thể học chuyển tiếp hay học tại Singapore vẫn lấy được các bằng cấp của Mỹ, Anh, Úc, Canada…

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên giỏi, có bằng cấp quốc tế và rất nhiệt tâm với học sinh, sinh viên…

Singapore là một quốc gia được xếp hàng đầu trong cả hai lĩnh vực khoa học và toán học tại một nghiên cứu tập trung ở lứa tuổi học sinh lớp 4 (tiểu học) và lớp 8 (trung học) được tiến hành tại 49 quốc gia vào năm 2002- 2003.

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia, có thể kể đến một số công trình như: Luận án tiến sĩ “Thực trạng và những giải pháp xây trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở Tây Ninh” của Nguyễn Ngọc Dũng; “Xây

dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010” của Hà Thế Truyền trên tạp chí giáo dục; “Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lý luận chương trình dạy học của thế giới ngày nay” của Hồ Việt Lương; “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường THPT chuẩn quốc gia ở Quảng Ninh” luận văn thạc sĩ của Đặng Lộc Thọ, năm 2004; “Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Từ Liêm” luận văn thạc sĩ QLGD của Nguyễn Hữu Hải năm 2008; “Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” luận văn thạc sĩ QLGD của Tạ Quốc Tịch năm 2010,…

Các đề tài nói trên đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý xây dựng trường chuẩn Quốc gia nói chung. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sâu về kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm thỏa đáng, nên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuấn quốc gia. Vì vậy đề tài luận văn thạc sĩ “Kinh nghiệm trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh”, sẽ có những nét riêng phù hợp với địa phương nhằm nhằm góp phần xây dựng hệ thống trường Trung học cơ sở của Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn Quốc gia.

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Khái niệm chuẩn quốc gia

Theo nghĩa của Từ điển tiếng Việt: “Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo nó mà làm cho đúng”. [25]

Chuẩn QG là chuẩn do nhà nước qui định bằng pháp luật.

Từ nhiều khái niệm khác nhau về chuẩn và chuẩn QG: Có thể định nghĩa trường chuẩn QG là nhà trường có đủ các tiêu chuẩn đạt chuẩn QG do nhà nước qui định bằng pháp luật.

1.2.2. Trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Trường trung học cơ sở đạt chuẩn QG: Là nhà trường thuộc bậc GD trung học cơ sở có đầy đủ các tiêu chuẩn đạt với chuẩn qui định trường chuẩn QG do nhà nước qui định bằng pháp luật. Trường có đủ các điều kiện để thực hiện GD toàn diện HS một cách tốt nhất, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cũng thể hiện

tốt, tính đồng thuận luôn được duy trì, các mặt về XHH GD cũng được phát huy thu hút nhân dân cùng tham gia vào quá trình QLGD. Thể hiện tốt sự kết hợp giữa ba môi trường GD gia đình - GD nhà trường - GD XH nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu

1.2.3. Quản lý

Từ khi xã hội phát triển và từ sự phân công lao động đã hình thành hoạt động đặc biệt đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều khiển/điều hành, kiểm tra, điều chỉnh giành cho những người đứng đầu của một tổ chức hay một nhóm. Hoạt động đặc biệt đó chính là hoạt động quản lý. Và cũng từ lúc đó mọi người đi tìm hiểu bản chất khái niệm quản lý và đưa ra những định nghĩa khác nhau từ những góc nhìn riêng. Theo quan điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng: “ Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”; hoặc A.Fayon lại cho rằng: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật, lực) của nó”. Còn ông H.koontz thì khẳng định: “Quản lý là hạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức quản lý là một khoa học”. [dẫn theo 24, tr 2]

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) nên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, … bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối tượng quản lý có thể trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể một con người cụ thể, sự vật cụ thể.

Mác viết “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa các hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu Vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng”. [Mác - Anghen toàn tập], [dẫn theo 24, tr 2]

Các nhà lý luận quản lý Quốc tế như: Frederich Wiliam Tsylor (1856 - 1915), Mỹ; Henri Fsylol (1841-1925), Pháp; Max Weber (1864-1920), Đức đều đã khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác:

1) Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.

2) Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

3) Koontz và O Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế, duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [dẫn theo 24, tr 2]

4) Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James Stiner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra”. [24, tr 2-3]

Qua các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản:

- Quản lý bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

+ Chủ thể quản lý (có thể là một người hoặc nhiều người)

+ Đối tượng bị quản lý (có thể là một người, nhiều người, sự vật, sự việc, …)

+ Mục tiêu quản lý nhằm thay đổi hoạt động của tổ chức, trạng thái hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động;

- Chủ thể tiến hành tác động quản lý bằng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý.

+ Quản lý về cơ bản là tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạt động có lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu tổ chức đặt ra. Để quản lý tốt trước hết cần hiểu sâu sắc về con người, sự vật với tư cách là đối tượng của quản lý, sau đó đào tạo về cách thức tác động đến con người, sự vật; Quản lý tìm cách, biết cách ràng buộc một cách thông minh tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho con người với việc con người mang hết năng lực thực hiện công việc được giao.

+ Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới; đó chính là thực hiện các chức năng của quản lý.

+ Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động chung được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao, bền vững và không ngừng phát triển.

+ Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến thay đổi tích cực của cá nhân, tổ chức theo mục tiêu mong đợi.

Như vậy có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích, của chủ thể quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Hay nói một cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Sự tác động quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân cho tổ chức và cho cả xã hội.

Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn như: Toán học, Thống kê, Kinh tế học, Tâm lý học và Xã hội học, Giáo dục học, Logic học,… nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tới mục đích. [dẫn theo 24,tr 4].

1.2.4. Quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là các việc mà Hiệu trưởng cần thực hiện trong quá trình xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn quốc gia. Tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, và tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nghĩa là Hiệu trưởng cần tiến hành đồng bộ các nội dung sau:

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đánh giá thực trạng trường theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng đề án, làm các thủ tục đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia trình các cấp có thẩm quyền.

- Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, Hiệu trưởng tiến hành:

+ Xây dựng kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG theo 5 tiêu chuẩn;

+ Tổ chức thực hiện xây dựng trường THCS theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia;

+ Chỉ đạo thực hiện xây dựng trường THCS theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia;

+ Kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng trường THCS theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

1.2.5. Kinh nghiệm quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Kinh nghiệm theo nghĩa thông thường, kinh nghiệm là sự hiểu biết không thông qua lí luận, sách vở, mà thông qua thực tiễn, do thực hành đem lại. Theo nghĩa triết học, kinh nghiệm là tri thức có được do sự tác động trực tiếp của khách thể vào chủ thể, hay là tri thức phát sinh từ mối quan hệ trực tiếp của chủ thể với khách thể, mà khách thể thì được quan niệm là một sự tồn tại độc lập. Kinh nghiệm thuộc về phạm trù nhận thức cảm tính và làm cơ sở cho sự khái quát của các lí luận khoa học.

Trong lịch sử triết học, có những cách hiểu khác nhau về khái niệm kinh nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như cảm giác luận cho rằng kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của tri thức, do đó, nội dung của tri thức không có gì khác ngoài những cái đã có sẵn trong cảm giác. Chủ nghĩa kinh nghiệm duy tâm [Beccơli G. (G. Berkeley), Hium Đ. (D. Hume)] coi kinh nghiệm là tập hợp các cảm giác, và không thừa nhận thực tại khách quan là nguồn gốc của kinh nghiệm. Trường phái duy lí [Đêcac R. (R. Descartes), Xpinôza B. (B. Spinoza)] cho rằng tư duy logic không thể dựa vào kinh nghiệmvì kinh nghiệm chỉ cung cấp những tri thức hỗn độn dẫn đến lầm lẫn, chỉ lí tính mới có năng lực đạt tới chân lí bằng trực giác trực tiếp, không phải qua giai đoạn nhận thức cảm tính. Chủ nghĩa thực chứng mới quy kinh nghiệm về những cảm giác, những xúc cảm cảm tính của chủ thể, của con người; nó không đặt vấn đề cái gì nằm ở đằng sau kinh nghiệm đó, tức là vấn đề tồn tại của thế giới hiện thực, độc lập với ý thức của con người. Sử dụng các thành tựu của triết học và đi theo truyền thống duy vật, chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận kinh nghiệm là cái có sau, là cái được phản ánh, so với hiện thực khách quan là cái có trước, cái phản ánh; nhưng kinh nghiệm không phải là nội dung thụ động của ý thức, mà là kết quả sự tác

động trực tiếp của con người vào thế giới bên ngoài. Sự tác động ấy là một quá trình, trong quá trình đó, kinh nghiệm được phong phú, chính xác hơn, và nhận thức cảm tính được chỉnh lí dần qua những phát hiện và những trải nghiệm trong thực tiễn.

Kinh nghiệm là từng trải, sống qua rồi. [25, tr 324]

Kinh nghiệm quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là tri thức hay sự thông thạo về quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia có được thông qua sự tham gia, sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

1.3. Tiêu chuẩn trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

Các tiêu chuẩn của nhà trường THCS đạt chuẩn QG được qui định rõ trong Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định như sau:

Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý nhà trường

1) Lớp học:

a. Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học;

b. Số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;

2) Tổ chuyên môn:

a. Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học);

b. Hàng năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học;

c. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;

3) Tổ văn phòng:

a. Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

b. Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định của Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ;

Ngày đăng: 19/07/2023