Thành Trùng Ngài Ophideres Fullonia Clerck Và Triệu Chứng Gây Hại

khóm, mãng cầu xiêm. Tại đồng bằng sông Cửu Long rệp dính cũng xuất hiện trên dừa, ổi, xoài, thiên tuế.

* Triệu chứng gây hại

Trên cây có múi, rệp dính thường xuất hiện thành từng đám màu trắng, chúng thường tấn công trên thân chính và các nhánh của cây. Mật số rệp dính cao và xảy ra trong thời gian dài làm vỏ thân cây bị khô nứt, vết nứt mở đường cho các dịch hại khác xâm nhập và gây hại cây.

Sự tấn công của rệp dính làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Trường hợp rệp gây hại nặng trên các nhánh nhỏ hoặc cây còn nhỏ có thể làm lá vàng và rụng đi khiến nhánh hoặc cả cây bị chết. Rệp dính cũng tấn công và gây hại trên lá và trái khi mật số cao, làm giảm năng suất và chất lượng trái. Phân của chúng thải ra chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên thân, lá. Rệp dính còn truyền bệnh virus trên cây cam quýt.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Trưởng thành đực và cái của rệp dính có hình dạng và màu sắc khác nhau. Con cái có hình dạng như vỏ con trai, dài 1,5 – 2,25 mm; thân bên ngoài có màu nâu tím đến đen với viền màu xám rất giống với màu của thân cây; bên dưới lớp “áo giáp” cơ thể rệp dinh cái có màu kem đến màu cam sáng. Con đực trưởng thành có cánh, thân màu vàng sáng; có 10 râu dài, nhỏ; 04 đốm mắt màu tím đen và không có miệng. Rệp dính trưởng thành không ăn và hoạt động chính của chúng là tìm đối tượng để bắt cặp.

Trứng của rệp dính có hình trái xoan, màu vàng sáng và dài khoảng 0,3 mm. Trứng được đẻ rời từng trái và được che chở, bảo vệ bởi thân của con mẹ. Trứng nở sau khi đẻ khoảng 30 phút đến 3 giờ. Con cái chỉ tiếp tục đẻ trở lại khi lứa trứng trước đó đã nở. Một con cái có thể đẻ đến 150 trứng trong thời kỳ đẻ trứng kéo dài từ 2 – 3 tháng.

Ấu trùng từ tuổi 2, rệp dính bắt đầu phân biệt về giới tính và lớp “áo giáp” bằng sáp xuất hiện. “Áo giáp” của ấu trùng đực có màu trắng như tuyết nên rệp dính còn có tên là rệp trắng tuyết hại cam quýt (citrus snow scale); trong khi lớp “áo giáp” của ấu trùng cái có màu xám. Ấu trùng đực dài khoảng 1 mm. Ấu trùng đực chích hút nhựa cây và không di chuyển, chúng chỉ di chuyển sau khi chấm dứt giai đoạn nhộng và trở thành con trưởng thành có cánh.

Vòng đời của rệp dính cái có 3 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng và thành trùng. Trong khi, vòng đời con đực ngoài 3 giai đoạn kể trên còn có thêm giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng.

g) Ngài chích hút

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Họ Ngài đêm (Noctuidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp các loài sau đây:

- Ophideres fullonia Clerck, còn có tên là Othreis fullonia Clerck

- Eudocima dividens Cramer, còn có tên là Eudocima salaminia Cramer

- Artena dotata Fabricius, còn có tên là Lagoptera dotata Fabricius

- Anua coronata Fabricius, còn có tên là Ophiusa coronata Fabricius

- Anua tirhaca (Cramer)

- Anua triphaenoides (Walker)

- Rhytia hypermnestra (Stool)

- Platyja umminia (Cramer)

- Anomis flava Fabricius

- Ischyja manlia (Cramer)

- Erebus caprimulgus (Fabricius)

- Thyas honesta Hubner

- Mocis undata (Fabricius)

* Phân bố: các loài ngài này ghi nhận gây hại quan trọng ở hầu hết các quốc gia trồng cam quít trên thế giới.

* Ký chủ: ấu trùng chỉ ăn phá cây dại, chỉ có thành trùng tấn công trên trái các loại cây như cam, táo, đào, nho, dứa, chuối.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

+ Loài Ophideres fullonia Clerck, còn có tên là Othreis fullonia Clerck Ngài có chiều dài thân từ 30 - 35 mm, sải cánh rộng từ 80 - 100 mm. Cánh

trước màu nâu với những đốm, vệt nhiều màu, giữa cạnh sau của cánh có 1 mảng màu vàng, từ cạnh ngoài cánh có 1 đốm hình chữ C to màu đen. Vòi chích hút màu đen, chóp nhọn, hóa cứng, có nhiều ngạnh gai và lông cứng dọc đến khoảng 1/3 chiều dài của vòi. Đầu và ngực màu nâu. Râu môi dưới màu nâu, đỉnh đốt râu thứ ba màu xanh lam. Chân màu nâu, đốt chày chân giữa không có gai và phủ nhiều lông rất dài. Một bướm cái đẻ từ 200 - 300 trứng.

Trứng có dạng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm, trong suốt. Thời gian ủ trứng tùy điều kiện ngoại cảnh, có thể từ 2 - 3 ngày hoặc 8 - 10 ngày và đôi khi đến 14 hay 15 ngày.

Sâu màu nâu hơi ửng đỏ, chân màu đỏ; từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 8 trên mặt lưng màu nâu. Đốt thứ 8 nổi lên cao, hai bên sườn có đốm màu vàng. Sâu có 5 tuổi phát triển từ 4 - 5 tuần.

Sâu thường làm nhộng trong đất hoặc trên cây bằng cách kéo các lá lại và sống bên trong. Nhộng phát triển từ 10 - 15 ngày.



Hình 2 16 Thành trùng ngài Ophideres fullonia Clerck và triệu chứng gây hại Loài 1

Hình 2.16: Thành trùng ngài Ophideres fullonia Clerck và triệu chứng gây hại


+ Loài Eudocima lividens Fabricius còn có tên là Eudocima salaminia

Cramer

Ngài có chiều dài thân từ 30 - 35 mm, sải cánh rộng từ 75 - 85 mm. Cánh trước màu nâu nhạt, có một đường cong từ đỉnh xiên vào bên trong cánh đến gốc cạnh sau tạo thành một mảng hình tam giác màu nâu tím, cạnh ngoài cánh màu nâu nhạt, phần phía trong màu trắng. Cánh sau màu vàng mơ, từ cạnh ngoài trở vào chiếm 1/3 cánh là một mảng màu đen, gần giữa cánh có đốm đen hình cung. Vòi hút có cấu tạo tương tự như loài Ophideres fullonia. Đầu và ngực màu nâu, bụng màu vàng mơ.

Trứng tròn, đường kính 1 mm, màu xanh nhạt khi mới đẻ và chuyển dần sang mau vàng sậm khi sắp nở, thời gian ủ trứng khoảng 3 ngày.

Sâu non màu nâu tối, trên thân có nhiều điểm trắng. Hai bên hông của đốt bụng thứ nhất đến thứ ba có nhiều điểm màu vàng, 2 bên hông đốt bụng thứ 2 và 3 có đốm hình mắt, chính giữa trắng, chung quanh màu đỏ đen. Đốt bụng thứ 8 nổi cao lên, mặt lưng màu hồng. Sâu non có 6 tuổi.

- Tuổi 1: mình sâu màu xanh nhạt, dần dần chuyển sang màu xanh đậm ở cuối tuổi, kích thước từ 4 - 8 mm.

- Tuổi 2: cơ thể sâu chuyển hoàn toàn thành màu nâu đậm, có 2 chấm tròn

trắng trên lưng và 4 chấm nhỏ màu đen ở hai bên hông, dài từ 9 - 15 mm.

- Tuổi 3: màu cơ thể sâu vẫn như ở tuổi 2 nhưng 2 chấm tròn màu trắng trên lưng kéo dài hơn thành hình vành khuyên và 4 chấm nhỏ đen bên hông lớn dần cùng với tuổi sâu. Kích thước cơ thể từ 12 - 24 mm.

- Từ tuổi 4 đến tuổi 6: sâu có màu nâu tối, có các chấm nhỏ nằm rải rác trên thân, các chấm này dần dần rõ hơn; đến cuối tuổi 6, các chấm này có màu trắng hơi xanh, đồng thời 2 chấm trắng trên lưng lớn dần và có màu nâu đỏ vào giai đoạn cuối tuổi 6.

Thời gian phát triển của sâu từ tuổi 1 đến tuổi 5 từ 3 - 4 ngày, riêng tuổi 6 sâu phát triển lâu hơn, khoảng 6 ngày.

Nhộng màu đen, có hình dáng và màu sắc tương tư như loài trên. Nhộng phát triển từ 16 - 18 ngày.



Hình 2 17 Ngài Eudocima salaminia Cramer Loài Artena dotata Fabricius Ngài có chiều dài 2

Hình 2.17: Ngài Eudocima salaminia Cramer


+ Loài Artena dotata Fabricius

Ngài có chiều dài thân từ 30 - 37 mm, sải cánh rộng khoảng 70 mm. Vòi chích hút có phần cuối không nhọn, ít cứng, dọc xuôi theo chiều dài vòi có nhiều lông cứng. Toàn thân ngài có màu nâu sẫm.

Cánh trước màu nâu, giữa có 1 đốm màu nâu hồng hình quả thận. Cánh sau màu nâu đậm, giữa cánh có một đốm cong hình cung màu trắng hoặc xanh lơ. Bụng ngài màu nâu. Một ngài cái đẻ từ 40 - 45 trứng.

Trứng, sâu non, nhộng có hình dáng và thời gian phát triển không khác biệt nhau nhiều so với các loài khác.

Hình 2 18 Ngài Artena dotata Fabricius Loài Anua coronata Fabricius Bướm có chiều dài 3

Hình 2.18: Ngài Artena dotata Fabricius


+ Loài Anua coronata Fabricius

Bướm có chiều dài thân khoảng 30 - 32 mm, sải cánh rộng từ 70 - 80 mm. Cánh trước màu nâu, vân hình quả thận màu đen to, cánh sau màu vàng cam, có 2 mảng đen to cong theo chiều mép cánh. Vòi phát triển, đầu vòi nhọn, xung quanh có nhiều lông cứng. Đầu và ngực màu nâu. Bụng màu vàng.



Hình 2 18 Ngài Anua coronata Fabricius Tập quán sinh sống Sâu các loài ngài này không 4

Hình 2.18: Ngài Anua coronata Fabricius


* Tập quán sinh sống

Sâu các loài ngài này không gây hại cho cây thuộc họ cam, quít mà chỉ ăn các loại dây leo không quan trọng, chỉ có ngài là gây hại.

Ngài là loài ngài đêm, khoảng 18 - 19 giờ ngài bay từ bụi rậm vào vườn cam quít và hoạt động mạnh nhất từ 20 - 22 giờ đêm, khi trời sáng bay đi tìm nơi ẩn náu. Ngài rất dễ nhận diện vào ban đêm do mắt bướm chiếu sáng và ánh lấp lánh của cánh. Ngài bị quyến rũ nhiều bởi mùi của trái cây chín. Vì vậy, ngài có thể bay một khoảng xa để đến nơi có trái cây chín.

* Cách gây hại

Các loài này gây hại nhiều trên quít tiều, quít đường, cam... bắt đầu xuất hiện khoảng tháng 10 - 11 dương lịch và kéo dài đến khi thu hoạch. Hiện diện phổ biến và gây hại nặng trên quít tiều. Ngài gây hại cho trái cây bằng 2 cách:

- Trực tiếp: khi đậu trên trái ngài bắt đầu dò tìm vị trí thích hợp để chọc vòi chích hút vào bên trong trái, chích hút dịch trái. Nếu không tìm được vị trí thích hợp chúng rút vòi ra và tìm nơi khác thích hợp hơn. Trái mới bị chích rất khó phát hiện, nếu thấy lỗ chích hút dùng tay bóp nhẹ sẽ có nước chảy ra.

- Gián tiếp: vỏ trái chung quanh vết chích sau một vài ngày trở nên mềm và nấm bệnh cũng như vi trùng sẽ xâm nhập tiếp theo. Vết chích hút sẽ có màu nâu và vùng chung quanh sẽ có màu nhạt hơn bình thường. Sau cùng trái sẽ vàng và rụng ngay hoặc trong vòng một tuần. Trái rụng sẽ có mùi hôi thúi, ngài không thích ăn trên đó nhưng rất thu hút ngài từ xa đến.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

- Ngài thích những trái cây to, mỏng vỏ, mọng nước và ngọt.

- Riêng đối với quít thì ngài thích nhất giống quít Tiều.

- Trong cùng một vườn cây thì ngài thích những hàng cây phía ngoài hơn là những hàng phía trong.

j) Bọ trĩ Scirtothrips citri Moulton

Họ Thripidae - Bộ Thysanoptera

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng màu vàng cam, nhỏ, khảng 0,1 mm. Một thành trùng cái đẻ khoảng 25 trứng trong lá và trái non.

Ấu trùng không cánh, màu hổ phách nhạt, bụng nở to 2 bên, trên thân có nhiểu lông nhỏ rất mịn. Ấu trùng tuổi 1 rất nhỏ, tuổi 2 có kích thước cơ thể tương tự thành trùng, bắt đầu có râu đầu. Cuối tuổi 2 một số buông mình xuống đất làm nhộng, một số khác làm nhộng trong các lá cuốn lại; sang tuổi 3 và 4 (giai đoạn tiền nhộng và nhộng bắt đầu có mầm cánh), giai đoạn này hoàn toàn không ăn.


Hình 2 19 Thành trùng bọ trĩ Tập quán sinh hoạt và cách gây hại Thành trùng và 5

Hình 2.19: Thành trùng bọ trĩ

* Tập quán sinh hoạt và cách gây hại

Thành trùng và ấu trùng bù lạch ẩn trong lá đài chích hút nhựa từ mô biểu bì phần vỏ trái gần cuống trái, khi trái phát triển có những mảng màu nâu nhạt có dạng vòng tròn chung quanh cuống trái. Điểm đặc trưng của vết sẹo do bù lạch gây ra trên trái là những vòng sẹo chung quanh cuống trái, về sau vết sẹo có màu xám hay bạc. Trái dễ bị sẹo nhất trong thời gian từ sau khi cánh hoa rụng đến khi trái có đường kính khoảng 4 cm. Vết sẹo làm giảm giá trị thương phẩm của trái. Bù lạch chỉ tập trung xuất hiện cao nhất khi cam quít trổ hoa rộ. Tuổi 2 gây hại nhiều nhất vì chủ yếu chúng tập trung dưới lá đài của trái non và cơ thể to hơn tuổi 1. Bù lạch gây hại chủ yếu các trái ở ngoài trảng.


Hình 2.20: Bọ trĩ gây hại trên hoa và triệu chứng gây hại trên trái

Trên lá non, Bù lạch chích hút gây ra hiện tượng phiến lá gần gân chính có sọc dày ở cả 2 mặt lá; thường lá bị cong queo khi phát triển.

1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây xoài

a) Bọ cắt lá Deporaus marginatus Pascoe

Họ Vòi voi (Curculionidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng là loài cánh cứng, chiều dài thân từ 5 - 8 mm, mỏ dài gần bằng nửa thân mình. Đầu, ngực và bụng màu đỏ, râu đầu, cánh và chân màu nâu. Một thành trùng cái đẻ từ 70 - 200 trứng.

Trứng được đẻ vào phần thịt của mặt trên của gân chính, tính từ chóp lá trứng nằm ở khoảng 0,5 cm. Trứng có chiều dài khoảng 0,5 mm, thời gian ủ trứng từ 2 đến 3 ngày.

Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển từ 6 - 10 ngày.

Nhộng được hình thành trong đất và phát triển từ 10 - 15 ngày.

Hình 2.21: Thành trùng và ấu trùng bọ cắt lá


* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Đẻ trứng xong thành trùng cắt đứt lá, vết cắt có chiều dài từ 5 - 10 cm tính từ chân cuống và rất sắc, trông giống như lá được cắt bằng dao hay kéo. Phần lá bị cắt rời ra sẽ rơi xuống đất. Ấu trùng nở ra sẽ sống ngay trên phần lá rơi xuống đất, khi lớn đủ sức chui xuống đất làm nhộng.

Thành trùng vũ hóa khi xoài vừa có lá non và gây hại cây xoài bằng 2 cách:

- Ăn phá lá non làm cây bị mất sức.

- Cây bị mất lá, đỉnh sinh trưởng bị kích thích, cây đâm nhiều chồi non, ảnh hưởng đến sự ra trái.


Hình 2 22 Sự gây hại của thành trùng bọ cắt lá b Rầy bông xoài Idiocerus 6

Hình 2.22: Sự gây hại của thành trùng bọ cắt lá


b) Rầy bông xoài Idiocerus niveosparsus Lethierry

Họ Rầy xanh (Cicadellidae) - Bộ Cánh đều (Homoptera)

Trên cây xoài thường có nhiều loài rầy gây hại bông. Ở Việt Nam chủ yếu gặp loài Idiocerus niveosparsus Lethierry.

* Phân bố và ký chủ

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí