Thực Trạng Nhận Thức Của Giáo Viên Về Phát Triển Vốn Từ Cho Trẻ Mẫu Giáo 3


và trẻ phải hoàn thành 40 bài tập này. Hệ số alpha Cronbach là 0,71 cho thấy độ tin cậy nội bộ (internal consistency) của bài tập này là có thể chấp nhận được.

Đối với VT biểu đạt: Trẻ hoàn thành bài tập gọi tên hình ảnh để đánh giá VT biểu đạt. Trẻ được xem các bức tranh và được yêu cầu gọi tên cho 80 tranh (40 đồ vật và 40 hành động). 80 từ được lựa chọn theo tiêu chí có từ xuất hiện nhiều, từ xuất hiện vừa và từ xuất hiện ít. Các từ được đưa ra ngẫu nhiên và trẻ phải hoàn thành 80 bài tập này. Hệ số alpha Cronbach là 0,85 cho thấy độ tin cậy nội bộ (internal consistency) của bài tập đánh giá này là tốt.

Cách sử dụng bộ công cụ xem ở Phụ lục 5.

- Cách thức tính điểm của các công cụ khảo sát

+ Đối với bảng hỏi: Những câu hỏi mức độ được chấm điểm từ 1 đến 3, xử lí theo điểm trung bình cộng và sắp xếp theo thứ bậc. Những câu hỏi có nhiều lựa chọn được xử lí bằng số lượng ý kiến trả lời và lượng hóa thành tỉ lệ phần trăm (%).

+ Đối với công cụ đánh giá VT của trẻ: Tính điểm dựa trên số lượng từ trẻ hiểu/nói được, mỗi từ đúng được 1 điểm.

2.1.5. Thời gian khảo sát

Khảo sát được tiến hành từ tháng 01/ 2019 đến tháng 04/2019.

2.1.6. Tiến trình khảo sát

* Chuẩn bị khảo sát

- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến GV về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

- Xây dựng nội dung phỏng vấn sâu với GV tại trường mầm non.

- Xây dựng phiếu quan sát tổ chức hoạt động KPKH.

- Chuẩn bị phiếu ghi điểm, bộ tranh của công cụ đánh giá VT của trẻ.

* Thực hiện khảo sát thực trạng

- Phát phiếu khảo sát GV.

- Tiến hành thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu đối với GV tại trường mầm non.

- Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của GV.

- Dự giờ hoạt động tại trường mầm non.


- Đánh giá VT của trẻ

- Xử lý kết quả khảo sát.

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3

- 4 tuổi

a. Về mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2.1 dưới đây:


Biểu đồ 2 1 Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc PTVT 1

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi‌

Đa số GV đều cho rằng PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi rất cần thiết (chiếm 92,86%), chỉ có 15/210 GV (chiếm 7.14%) cho rằng cần thiết. Không có GV nào phủ nhận sự cần thiết của việc PTVT đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Điều này càng khẳng định, phát triển VT cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng, trẻ mầm non nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục mầm non.

Một số ý kiến điển hình:“PTVT là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục mầm non, PTVT giúp trẻ có thêm nhiều từ, từ đó giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt” (GV N. L. L - Trường 12). “Tôi luôn chú ý đến phát triển vốn từ cho trẻ vì nó giúp trẻ phát triển toàn diện” (GV M. T. H - Trường 11).

b. Về mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Khi được hỏi về mục tiêu PTVT cho trẻ, GV có nhiều ý kiến khác nhau, kết quả được thể hiện như sau:


Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi



STT


Mục tiêu

Số lượng

(n = 210)

Tỷ lệ (%)

1

Giúp trẻ gia tăng số lượng từ

210

100.00

2

Giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ

197

93.81

3

Giúp trẻ sử dụng từ trong tình huống giao tiếp phù hợp

181

86.19

4

Mục tiêu khác…..(VD: phát âm đúng)

80

38.09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.


Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Ý kiến GV cho rằng mục tiêu PTVT là để Giúp trẻ gia tăng số lượng từ chiếm tỷ lệ cao nhất (210/210, chiếm 100.00%). Tiếp đó là mục tiêu Giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ (197/210, chiếm 93.81%). Mục tiêu Giúp trẻ sử dụng từ trong tình huống giao tiếp phù hợp (181/210, chiếm 86.19%). Có

38.09 % GV cho rằng mục tiêu PTVT là phát âm đúng, ý kiến này phần lớn là GV ở các huyện miền núi vùng cao, chỉ số ít 08 GV đồng bằng cho rằng mục tiêu PTVT chỉ cần trẻ phát âm đúng. Như vậy, điều kiện văn hóa vùng miền cũng ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu PTVT của GV.

Qua trao đổi, phỏng vấn, hầu hết GV cho rằng PTVT là nhiệm vụ rất quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thông qua đó giúp trẻ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh, diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu. Mặc dù kết quả phiếu trả lời như vậy, song khi phân tích giáo án tổ chức hoạt động KPKH của GV, chúng tôi đều không thấy thể hiện cụ thể các mục tiêu PTVT cho trẻ. Giải thích cho kết quả này khi phỏng vấn sâu GV, các ý kiến cho thấy: Mặc dù phần mục tiêu giáo án không thể hiện rõ, nhưng khi tổ chức hoạt động KPKH, GV đều chú ý giúp trẻ học thêm nhiều từ mới. GV L.T.B (Trường mầm non 2) chia sẻ: “Chúng tôi thấy mục tiêu của PTVT cho trẻ là giúp trẻ học thêm từ mới, vì tăng số lượng từ giúp trẻ có khả năng biểu đạt ý muốn của mình dễ hơn”.

Như vậy, GV đều nhận thức được mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi và khi tổ chức hoạt động ở trường mầm non, đã chú ý đến thực hiện mục tiêu này song chưa được thể hiện rõ trong kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể.


c. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi



STT


Nhiệm vụ

Số lượng

(n = 210)

Tỷ lệ (%)

1

Gia tăng số lượng từ

210

100.00

2

Cơ cấu từ loại hợp lí trong vốn từ của trẻ

193

91.90

3

Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ

187

89.05

4

Giúp trẻ tích cực hóa vốn từ

179

85.24

5

Ý kiến khác.....

78

37.14

Bảng 2.2 cho thấy: GV đã nhận thức được các nhiệm vụ PTVT cho trẻ 3-4 tuổi. Đặc biệt, tất cả 100% GV cho rằng Gia tăng số lượng từ là nhiệm vụ PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi. Có 37.14% GV lựa chọn ý kiến khác như: “Nhiệm vụ PTVT cho trẻ là trẻ biết nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ” GV Đ.T.H Trường 14); hoặc “Nhiệm vụ PTVT cho trẻ là biết sử dụng từ lễ phép ” GV N.T.H (Trường 10).

Kết quả phỏng vấn sâu cũng thống nhất với kết quả khảo sát bằng phiếu: Nhiều GV cho rằng PTVT là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ, nhằm giúp trẻ có thêm nhiều từ, từ đó trẻ hình thành ngữ, câu, và các kỹ năng khác như thể hiện mong muốn, ý nghĩ, nhu cầu của bản thân. Họ cho rằng: “Ngoài chăm sóc trẻ, cho trẻ vui chơi thì phát triển ngôn ngữ cũng là nhiệm vụ cần thiết. Trong phát triển ngôn ngữ, PTVT là nội dung quan trọng nhất đối với lứa tuổi 3-4 tuổi” (L. T. B, Trường 15).

Nhiệm vụ Giúp trẻ tích cực hóa vốn từ được 85.24% cho thấy hầu hết GV đã nhận thức được mục đích cuối cùng của PTVT cho trẻ là trẻ có thể sử dụng được từ trong giao tiếp. Hiểu được điều này, GV sẽ tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng từ trong các tình huống phù hợp.

2.2.2. Thực trạng giáo viên tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

a. Mức độ lồng ghép mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học


Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Mức độ lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH‌


STT


Mục tiêu

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1.

Gia tăng số lượng từ ở trẻ

65

30.95

145

69.05

0

0

1.31

1

2.

Trẻ hiểu được nghĩa của từ

59

28.10

151

71.90

0

0

1.28

2

3.

Trẻ biết sử dụng từ trong các hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa

29

13.81

181

86.19

0

0

1.14

3

Bảng 2.3 cho thấy: Việc lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH được GV thực hiện ở mức độ “thường xuyên” “thỉnh thoảng”, không có GV nào không thực hiện mục tiêu PTVT khi tổ chức hoạt động KPKH. Tuy nhiên, hầu hết GV đều cho rằng PTVT thông qua tổ chức hoạt động KPKH đầu tiên là thực hiện mục tiêu Gia tăng số lượng từ ở trẻ, tiếp theo là Trẻ hiểu được nghĩa của từ, sau mới là Trẻ biết sử dụng từ trong các hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa. Như vây, khi tổ chức hoạt động KPKH, GV chủ yếu quan tâm đến việc lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi về mặt số lượng từ, mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng VT.

GV L.T.B (Trường mầm non 2) chia sẻ: “Hoạt động KPKH cho trẻ 3-4 tuổi là giúp trẻ tiếp xúc với các đối tượng, đồ vật… trẻ biết được gọi tên các bộ phận, các đối tượng …. số lượng từ tăng dần lên”. “Trẻ 3 – 4 tuổi chỉ cần có số lượng từ tốt thì khi lớn lên trẻ sẽ dần dần biết cách sử dụng từ” GV N.T.L (Trường mầm non 8)

Kết quả này cho thấy, đa số GV đều thực hiện mục tiêu PTVT thông qua tổ chức hoạt động KPKH, tuy nhiên họ chỉ tập trung cung cấp cho trẻ có số lượng từ phong phú mà chưa chú trọng đến việc tổ chức và hướng dẫn cụ thể các hoạt động như thế nào để trẻ có thể sử dụng VT đã có. Mặt khác, GV chủ yếu việc tập trung phát triển vốn danh từ mà chưa được chú trọng đến vốn động từ cho trẻ nên khả năng biểu cảm trong lời nói của trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn hạn chế.


b. Nội dung PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi trong các chủ đề của hoạt động KPKH

Bảng 2.4: Mức độ lồng ghép nội dung PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vào các chủ đề KPKH‌


STT


Chủ đề KPKH

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1.

Đồ vật

75

5.71

135

64.29

0

0

1.36

2

2.

Hiện tượng tự nhiên

58

27.62

152

72.38

0

0

1.28

5

3.

Thực vật

62

29.52

148

70.48

0

0

1.30

3

4.

Động vật

85

40.48

125

59.52

0

0

1.40

1

5.

Các bộ phận của cơ thể con người

61

29.05

149

70.95

0

0

1.29

4

Như vậy, hầu hết GV đều thực hiện đảm bảo mục tiêu PTVT thông qua các nội dung của KPKH. Tuy nhiên, nội dung chủ đề động vật được GV tiến hành mức độ lồng ghép PTVT ở mức cao nhất, sau đó lần lượt đến chủ đề Đồ vật, Thực vật, Các bộ phận của cơ thể con người, Một số hiện tượng tự nhiên.

Lí giải lí do tại sao nội dung chủ đề động vật và đồ vật được lồng ghép ở mức cao nhất để PTVT, GV N.T.L (Trường mầm non 8) cho biết: Động vật, đồ vật gần gũi với trẻ, xuất hiện xung quanh, trẻ có thể nhìn thấy tận mắt, sờ mó…nên rất hứng thú và lĩnh hội vốn từ rất nhanh”. Tương tự như thế, đối với các chủ đề thực vật, các bộ phận cơ thể con người, các GV cho biết: “Đây là những thứ xung quanh trẻ, trẻ có thể trực tiếp tiếp xúc nên trẻ tiếp thu rất nhanh các từ ngữ chỉ các chủ đề này”.

Ngược lại chủ đề Một số hiện tượng tự nhiên được lồng ghép ở mức ít nhất để PTVT, GV Đ.T.H (Trường mầm non 5) cho biết: “Đây là chủ đề xa với trẻ, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc nên việc tiếp thu vốn từ vựng về chủ đề này khó khăn hơn các từ thuộc chủ đề khác, vì vậy, vốn từ chủ đề này của trẻ ít hơn”.

c. Biện pháp GV đã sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi


Bảng 2.5: Mức độ các biện pháp được sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi


STT


Biện pháp

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

Tỷ lệ

(%)

SL

Tỷ lệ

(%)

SL

Tỷ lệ

(%)

1.

Tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở


109


51.90


45


21.43


56


26.67


1.25


2

2.

Sử dụng đa dạng, phong phú đồ dùng trực quan PTVT

97

46.19

52

24.76

61

29.05

1.17

5

3.

Sử dụng trò chơi PTVT

114

54.29

23

10.95

73

34.76

1.20

3

4.

Sử dụng tình huống có vấn đề gắn với ngữ cảnh cụ thể tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp


95


45.24


60


28.57


55


26.19


1.19


4

5.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề khám phá

76

36.19

114

54.29

20

9.52

1.27

1

6.

Sử dụng thí nghiệm khoa học đơn giản

28

13.33

116

55.24

66

31.43

0.82

6

7.

Sử dụng dự án khám phá khoa học

18

8.57

76

36.19

116

55.24

0.53

7

Bảng 2.5 cho thấy: Các biện pháp có mức độ sử dụng thường xuyên nhất là Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề khám phá, biện pháp Tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở Sử dụng trò chơi PTVT. Điều này cho thấy GV đã biết áp dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc trưng của hoạt động KPKH. Đó là trẻ 3 - 4 tuổi học thông qua chơi và hoạt động KPKH có rất nhiều cơ hội để trẻ được quan sát, tích lũy kinh nghiệm.

Để tìm hiểu sâu về tình hình sử dụng các biện pháp, chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp như phỏng vấn, quan sát, xem giáo án, dự giờ, trao đổi với một số GV. Kết quả cụ thể như sau:


+ Về biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề khám phá: Đây là biện pháp hầu hết GV cho rằng thể hiện rõ nhất cơ hội trẻ được khám phá nhằm PTVT. GV nhận thấy, vai trò tổ chức hoạt động trải nghiệm trong hoạt động KPKH không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chơi, gây hứng thú, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của trẻ, giúp trẻ có hiểu biết về các đối tượng trong thế giới xung quanh và VT tương ứng.

Tuy nhiên, thực tế GV cũng chia sẻ có rất nhiều khó khăn về chuẩn bị các điều kiện cho các buổi trải nghiệm như: việc lập kế hoạch phải cụ thể và có sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và địa phương, về kinh phí, ăn uống, phương tiện đi lại, vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ… Hơn nữa, đa số các lớp có số trẻ đông nên việc quản lí trẻ là vấn đề không đơn giản. Nhiều GV giải thích thêm: trẻ 3 - 4 tuổi còn “ngơ ngác” nên tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ yếu là giúp trẻ vui vẻ, hứng thú, trẻ được nhìn thấy cây cối, con vật và vui chơi thỏa thích là chính; chứ nhằm phát triển nhận thức và vốn từ thì không được chú trọng nhiều.

Khi phân tích giáo án của GV, chúng tôi nhận thấy: việc xác định mục đích yêu cầu của giờ dạy chưa cụ thể, chưa đặt ra những yêu cầu phát triển từ mới nào khi trải nghiệm trên đối tượng, trẻ sẽ hiểu và sử dụng thế nào với những từ đó. Kết hợp với dự giờ của GV, chúng tôi cũng ghi nhận thêm: Trong hoạt động khám phá, trải nghiệm, GV thường tập trung quản lí trẻ là chính, thời gian còn lại là diễn giải nhiều về các đối tượng quan sát với một tâm lí vội vàng, thậm chí tỏ ra nôn nóng; rất hiếm khi GV tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, hướng dẫn trẻ rút ra kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm đó vào thực tiễn… để trẻ hiểu từ và sử dụng từ.

Mặc dù GV rất hiểu Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề khám phá là biện pháp có nhiều ưu thế để PTVT cho trẻ nhưng hầu như GV còn lúng túng khi thực hiện biện pháp này.

+ Về biện pháp Tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở: 51.90% GV khẳng định là thường xuyên sử dụng biện pháp này vì nó phù hợp với lứa tuổi 3 - 4 và điều kiện thực hiện thuận lợi. Tuy nhiên, khi dự giờ một số GV thì chúng tôi nhận thấy: Mặc dù GV có sử dụng các phương tiện trực

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí