Mức Độ Thường Xuyên Sử Dụng Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Kpkh Nhằm Ptvt Cho Trẻ Mg 3 - 4 Tuổi


quan để trẻ quan sát nhưng những câu hỏi, yêu cầu mà GV sử dụng để giúp trẻ khám phá các đối tượng này là vấn đề đáng lưu ý. Khi đàm thoại, GV thường lạm dụng các câu hỏi đơn giản để trẻ trả lời đồng thanh như “có ạ”, “không ạ” hoặc các dạng câu hỏi gợi ý, chưa cho trẻ được suy nghĩ và chủ động diễn đạt ý kiến của mình, ví dụ: Quả này ăn có ngon không? Con đã được ăn quả này chưa? (Trẻ trả lời “có ạ”, “rồi ạ”…)... Rất ít GV đưa ra các câu hỏi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ như: Ai có nhật xét về quả na ? Nhà bạn nào trồng cây có quả này nào? Con thử mô tả/kể lại cho các bạn nghe xem cây nhà con như thế nào?

Khi phân tích giáo án của GV, chúng tôi cũng nhận thấy, các hoạt động nặng về hỏi và dự kiến sẵn câu trả lời của trẻ, GV luôn tìm cách gợi ý để trẻ trả lời theo đúng đáp án của mình, mà chưa khuyến khích những trẻ đưa ra câu hỏi sáng tạo nhưng chưa đúng ý GV. Như vậy, không phải tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng là thành công, mà quan trọng là cách tổ chức quan sát với những câu hỏi mang tính gợi mở của GV mới quyết định chất lượng lĩnh hội VT của trẻ.

+ Về biện pháp Sử dụng trò chơi PTVT: Biện pháp “sử dụng trò chơi” được dùng phổ biến, vì với trẻ 3 - 4 tuổi, những trò chơi đơn giản vừa dễ thực hiện vừa mang lại hiệu quả cao, tạo hứng thú cho các em; tuy nhiên, qua quan sát chúng tôi thấy, những trò chơi GV sử dụng chỉ là để trẻ nhận biết các sự vật, hiện tượng, dấu hiệu đặc trưng, phân biệt đối tượng hoặc chỉ nhằm giúp trẻ cũng cố, nhận biết, sử dụng những từ đã học trước đó. Nhiều trò chơi trẻ không cần phải nói, chỉ làm theo yêu cầu của GV, nên đã hạn chế khả năng PTVT của trẻ. Hơn nữa, các trò chơi GV sử dụng chủ yếu mang tính chất giải trí, chưa thực sự hướng tới PTVT theo chủ đích của GV, tức là chưa gắn từ vào trò chơi để trẻ nhớ, hiểu và sử dụng.

Qua phân tích giáo án, chúng tôi nhận thấy, số lượng trò chơi mà GV sử dụng chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, chưa thực sự linh hoạt, hấp dẫn… Khi được hỏi về vấn đề này, hầu hết GV đều trả lời rằng: Chúng tôi chỉ sử dụng một số trò chơi phổ biến, có sẵn ở các giáo án mẫu, giáo trình hoặc tìm trên mạng, nhưng đôi khi rất khó tìm kiếm và lựa chọn trò chơi phù hợp cho mỗi chủ đề; hiếm khi chúng tôi xây dựng được trò chơi mới theo chủ đề dạy học, bởi vì việc này mất nhiều thời gian, phải đầu tư


công sức, trí tuệ trong khi trình độ có hạn...Để khắc phục được những nhược điểm trên, cần có hướng dẫn xây dựng trò chơi với các bước cụ thể, rõ ràng; trò chơi phải thực sự gắn với mục đích PTVT ở mỗi chủ đề cụ thể.

+ Về biện pháp Sử dụng tình huống có vấn đề gắn với ngữ cảnh cụ thể tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp: Khi phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận nhiều GV trả lời: thường xuyên sử dụng biện pháp này và khẳng định không gặp khó khăn gì. Tuy nhiên, các GV chưa hiểu về bản chất của khái niệm “tình huống có vấn đề”. Chúng tôi chưa thấy GV tạo ra các tình huống thực sự “có vấn đề”, mà chỉ là các câu hỏi đơn giản, thậm chí trẻ không cần phải suy nghĩ; các tình huống nếu có cũng không gắn với thực tiễn cuộc sống của trẻ. Như vậy, kết quả khảo sát từ bảng hỏi và phỏng vấn, dự giờ đã không thống nhất với nhau. Nguyên nhân là GV chưa hiểu rõ bản chất của biện pháp này, đã sử dụng nhưng chưa đúng với ý nghĩa của nó.

+ Về biện pháp sử dụng đa dạng, phong phú đồ dùng trực quan PTVT: Qua phỏng vấn GV, chúng tôi nhận được hầu hết ý kiến như sau: Đồ dùng trực quan còn nghèo nàn cả về số lượng, chủng loại và chưa hấp dẫn trẻ, được cấp phát là chủ yếu (đặc biệt là các trường mầm non ở nông thôn). Phần lớn đồ dùng là tranh ảnh, mô hình đã qua sử dụng lâu nên mờ, không rõ ràng, không đẹp và chủ yếu phản ánh về các đối tượng quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, thậm chí ngay bên cạnh lớp học của trẻ cũng có sẵn những đối tượng thực tế đó.

Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy, đồ dùng trực quan còn thiếu sự sáng tạo và chưa thực sự kích thích hứng thú của trẻ, chưa thu hút trẻ sử dụng tối đa các giác quan trong quá trình KPKH. Trẻ mới được tri giác bên ngoài đối tượng mà ít có cơ hội được cầm, nắm, sờ, ngửi, làm thí nghiệm…, do vậy trẻ không có cơ hội biểu đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ một cách chủ động nên chưa khắc sâu được biểu tượng.

+ Về biện pháp Sử dụng thí nghiệm khoa học đơn giản và dự án KPKH: Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy biện pháp này ít được dùng nhất. Các GV đang trực tiếp dạy lớp 3 - 4 tuổi cho rằng: Mặc dù đây là các biện pháp thể hiện sự “KPKH”


thực sự, nhưng sẽ phù hợp với lứa tuổi 5 - 6 hoặc lớn hơn. Bởi vì, khi làm thí nghiệm thì chủ yếu tập trung vào các thao tác thể hiện kĩ năng và tạo hứng thú cho trẻ là chính, trẻ ít có cơ hội được tiếp xúc với đa dạng đối tượng để tăng số lượng từ. Nhiều GV còn giải thích thêm: Việc thiết kế và tiến hành các thí nghiệm khó thực hiện vì đồ dùng, trang thiết bị của nhà trường thiếu thốn; nếu tự chuẩn bị thì mất kinh phí và thời gian hoặc sẽ sơ sài, không bắt mắt để gây được hứng thú cho trẻ; khi dạy học thì khó đảm bảo về mặt thời gian, dễ bị “cháy giáo án”. Đối với dự án KPKH thì gần hơn 50% GV trả lời là “không bao giờ thực hiện” vì trẻ MG 3 - 4 tuổi chưa có nhiều hiểu biết để áp dụng biện pháp này.

Mặc dù, GV đã nhận thức được vai trò của PTVT thông qua tổ chức các hoạt động đặc biệt là tổ chức hoạt động KPKH, nhưng do một số yếu tố nên GV còn chưa linh hoạt, lung túng khi lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

d. Về hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Bảng 2.6: Mức độ thường xuyên sử dụng hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi


STT


Các hình thức

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1.

Hoạt động học

86

0.95

118

56.19

6

2.86

1.38

1

2.

Hoạt động chơi

73

34.76

135

64.29

2

0.95

1.34

2

3.

Các hoạt động khác (tham quan, lao động, ngoài trời…)


69


32.85


140


66.66


1


0.47


1.32


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 9


Bảng 2.6 cho thấy, hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua Hoạt động học được GV sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là hình thức: Hoạt động vui chơi cuối cùng là các hoạt động khác


Qua phỏng vấn sâu chúng tôi thấy GV đều nhìn nhận vai trò của hoạt động học đối với việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. Chính vì vậy, họ đã nhận thấy mức độ ảnh hưởng và tác động sư phạm của tổ chức hoạt động KPKH đối với phát triển ngôn ngữ, trong đó có VT ở trẻ.

Khi trao đổi, thảo luận chúng tôi nhận được các ý kiến khác nhau, như: “Hoạt động KPKH chủ yếu cho trẻ trực tiếp quan sát, khám phá các đối tượng, sự vật trong thực tế, tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi có vai trò quan trọng giúp trẻ PTVT” (GV N.L.L trường mầm non 12)

“Tôi chưa nghĩ hình thức hoạt động lao động có thể PTVT cho trẻ, vì chúng tôi không có thời gian để làm song song các mục tiêu một lúc, mà các hoạt động thường tách riêng” (GV Đ.T.H trường mầm non 05)

Như vậy, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc PTVT cho trẻ, tuy nhiên họ vẫn chưa biết khai thác tối đa hiệu quả của các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động KPKH đối với việc PTVT cho trẻ.

e. Về những thuận lợi, khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Thuận lợi: Qua phỏng vấn chúng tôi thấy những thuận lợi khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi là: Đa số GV nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu mến trẻ, hiểu đặc điểm của trẻ, biết cách tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ; trẻ hào hứng, thích thú khi tham gia các hoạt động KPKH; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú; có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường…

Như vậy, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Tuy nhiên những thuận lợi này chưa đủ để PTVT cho trẻ có hiệu quả. GV cần phải có cái nhìn rộng hơn về bản chất và ý nghĩa của hoạt động KPKH; biết tổ chức các hoạt động dựa trên kinh nghiệm của trẻ; biết vận dụng các biện pháp hợp lý và linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT.

* Khó khăn: Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7 dưới đây:


Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi


STT


Khó khăn

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc


Khó khăn

Vừa phải

Không

khó khăn

SL


Tỷ lệ (%)

SL


Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1.

Chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ


130


61.90


69


32.86


11


5.24


1.57


4

2.

Thiếu cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động KPKH


122


58.10


76


36.19


12


5.71


1.52


7

3.

Áp lực công việc của GV mầm non trong một ngày; thiếu thời gian chuẩn bị tổ chức các hoạt động KPKH


175


83.33


27


12.86


8


3.81


1.80


2

4.

Chưa được bồi dưỡng tập huấn về việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ


160


76.19


36


17.14


14


6.67


1.70


3

5.

GV chưa linh hoạt khi sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH


186


88.57


19


9.05


5


2.38


1.86


1

6.

Số lượng trẻ trong lớp quá đông


129


61.43


72


34.29


9


4.29


1.57


4



STT


Khó khăn

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc


Khó khăn

Vừa phải

Không

khó khăn

SL


Tỷ lệ (%)

SL


Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

7.

Ban Giám hiệu chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo các điều kiện tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi


121


57.62


80


38.10


9


4.29


1.53


6

8.

GV chưa nhận thức rõ về bản chất và ý nghĩa, nhiệm vụ PTVT cho trẻ


124


59.05


79


37.62


7


3.33


1.55


5

Bảng 2.7 cho thấy: Các GV đều nhận thấy khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT từ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi có rất nhiều khó khăn. Phần lớn “GV chưa linh hoạt khi sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH”. Ngoài ra “Áp lực công việc của GV mầm non trong một ngày; thiếu thời gian chuẩn bị tổ chức các hoạt động KPKH” và "Chưa được bồi dưỡng tập huấn về việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ" là những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ.

Trao đổi với GV ở các trường khảo sát, chúng tôi ghi nhận thêm thông tin: GV chủ yếu tìm kiếm các giáo án trên Internet, sử dụng năm này qua năm khác mà ít chỉnh sửa, bổ sung hoặc lấy từ các giáo án soạn sẵn; những nguồn tư liệu này không thể hiện rõ tổ chức hoạt động KPKH hướng tới PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. GV L.T.L (Trường mầm non 09) cho biết: “Khi chúng tôi học không có học phần riêng về tổ chức hoạt động KPKH nên GV mầm non vẫn sử dụng những tài liệu cũ, vì vậy việc thiết kế giáo án theo hướng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ còn rất khó khăn”.


Như vậy, từ khâu thiết kế đến tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi, GV đều gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, có GV cho rằng: "Do số lượng trẻ trong lớp quá đông nên chúng tôi ít tổ chức hoạt động đánh giá từng trẻ dựa trên mục tiêu PTVT mà thường kết thúc ở việc tổ chức các hoạt động KPKH" (GV L.T.B Trường mầm non 02). Cũng có một số GV chia sẻ "rất nhiều GV không chú ý tới việc đánh giá trẻ dựa trên mục tiêu PTVT, họ thường nhìn vào kết quả của các hoạt động mà trẻ được trải nghiệm để đưa ra nhận xét chung chung" (GV N.T.L Trường mầm non 08).

* Những đề xuất của GV về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả hơn:

Nhìn chung, các ý kiến đề xuất của GV đều tập trung vào khắc phục những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT từ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Trong đó, đáng chú ý là các biện pháp như: GV cần được tập huấn thường xuyên và có tài liệu chuyên sâu về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi; cần có nhiều sách, giáo trình tham khảo viết về các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH và PTVT cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau; các biện pháp cần cụ thể và được quy trình hóa để GV áp dụng một cách dễ dàng; nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí để GV có cơ hội được tổ chức cho trẻ học qua trải nghiệm…

g. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8 dưới đây:


Bảng 2.8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi


STT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Ảnh hưởng


Vừa phải

Không ảnh hưởng

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1.

Phương pháp, biện pháp tổ chức hướng dẫn của GV


123


58.57


78


37.14


9


4.29


1.54


1

2.

Cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu, môi trường giáo dục ở trường mầm non


115


54.76


91


43.33


4


1.90


1.53


2

3.

Nội dung hoạt động giáo dục

99

47.14

97

46.19

14

6.67

1.40

4

4.

Sự phối hợp của nhà trường với gia đình


93


44.29


112


53.33


5


2.38


1.42


3


Bảng 2.8 cho thấy: GV đã nhận thức được nhiệm vụ của mình là rất lớn. Đa số GV cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển vốn từ của trẻ là Phương pháp, biện pháp tổ chức hướng dẫn của GV. Điều này đồng nghĩa với việc các GV đều nhận thức được năng lực sư phạm của mình là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ PTVT. Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là Cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu, môi trường giáo dục ở trường mầm non. Đây là yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ nói chung, VT của trẻ nói riêng. Sự phối hợp của nhà trường với gia đình Nội dung hoạt động giáo dục là cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến PTVT của trẻ.

Nhận thức được vai trò của mình trong việc PTVT cho trẻ giúp GV chú ý hơn đến cách sử dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt hơn.

Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy GV có năm kinh nghiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023