Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Nhằm Phát Triển Vốn Từ Cho Trẻ Mẫu Giáo 3 - 4 Tuổi


- Bước 4: Đánh giá hoạt động

Sau khi kết thúc các hoạt động, GV thực hiện đánh giá dựa trên mục tiêu PTVT đặt ra đồng thời phối hợp với gia đình trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động KPKH nhằm củng cố VT đã học cho trẻ.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

1.2.4.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Về đặc điểm tâm lý, sinh lý: “Quá trình học nói của trẻ được diễn ra cùng với hoàn thiện dần của quá trình phát triển tâm lý và sinh lý” [16]. Trẻ MG 3 – 4, đã có sự phát triển nhanh về các quá trình tâm lý như: tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… điều này ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ giai đoạn này bộ máy phát âm đã tương đối hoàn thiện, các mệnh lệnh truyền đi từ não bộ, từ trung tâm thần kinh điều khiển được ngôn ngữ dẫn truyền đến cơ quan phát âm đã ổn định, do đó nếu trẻ bị khiếm khuyết về bộ máy phát âm sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, việc phát triển VT và rèn phát âm cho trẻ phải quan hệ chặt chẽ với việc phát triển và hoàn thiện các chức năng sinh lý của vỏ não. Trẻ càng bé, khả năng điều khiển bộ máy phát âm càng khó khăn. Vì vậy cần có những bài tập luyện đối với từng bộ phận của bộ máy phát âm. Ngoài ra, các cơ quan khác như lưỡi bị ngắn cũng làm cho trẻ nói ngọng, não bị tổn thương ở vùng tiếng nói, trẻ nghe không tốt cũng không thể nói tốt. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung, VT nói riêng diễn ra đồng thời cùng với sự hoàn thiện dần của quá trình phát triển sinh lý và tâm lý.

Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ có tác động đến việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. Khi mệt mỏi trẻ sẽ không hứng thú và tích cực tham gia hoạt động cũng như khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh. Trẻ không muốn tham gia hoạt động giao tiếp, VT không có cơ hội nảy sinh và phát triển. Ngược lại, khi trẻ thích khám phá, trẻ có thể hiểu được mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật hiện tượng được gọi tên. Ngoài ra trẻ còn có thể sử dụng đúng từ trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.


* Về đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Ở độ tuổi này khả năng ngôn ngữ của trẻ có mức tiến bộ hơn, cụ thể là: VT của trẻ tăng nhanh, trẻ nói nhiều, nói thành câu dài và phức tạp. Hiểu và nói được hầu hết các từ, trả lời được một số câu hỏi đơn giản của người lớn. Trẻ có khả năng nói mà không bị lặp từ hoặc âm tiết, bắt chước gần hết tiếng nói của người lớn. Tuân theo nhiều quy tắc ngữ pháp đơn giản. Nhắc lại các từ hoặc cụm từ được nghe thấy nhiều lần. Sử dụng đại từ nhân xưng (con, mẹ…). Biết sử dụng từ ở số nhiều (các em nhỏ, nhiều đồ chơi…). Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển nhanh về ngôn ngữ, số lượng từ tăng nhanh, hiểu nghĩa từ nhanh và có khả năng sử dụng từ hợp lí trong các ngữ cảnh khác nhau.

* Về đặc điểm phát triển nhận thức: Ở độ tuổi MG 3 - 4, khi tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, trẻ có khả năng tri giác trọn vẹn đối tượng, hầu hết các tri giác đều được huy động để thu nhận những thông tin về đặc điểm đối tượng. Do sự hoàn thiện của cơ quan cảm giác, có thể tri giác gần như trọn vẹn các đặc điểm của mỗi sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên dưới sự tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục. Khi sử dụng các giác quan để KPKH, cần kích thích nhu cầu diễn đạt lại những ấn tượng đã có bằng ngôn ngữ. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình lĩnh hội VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng mà mình quan sát được; chăm chú quan sát các hiện tượng và suy nghĩ về các hiện tượng đó để rút ra kết luận. Tuy nhiên, các biểu tượng và hình tượng trong đầu trẻ còn gắn liền với hành động và xúc cảm. Để kích thích trẻ tích cực nhận thức, trong quá trình tổ chức hoạt động, GV cần cho trẻ tiếp xúc, quan sát bằng nhiều giác quan các sự vật hiện tượng giúp biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ ngày càng chính xác hơn, phong phú hơn.

1.2.4.2. Môi trường hoạt động của trẻ

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 7

Yếu tố môi trường trong tổ chức các hoạt động KPKH góp phần kích thích trẻ hoạt động năng động và sáng tạo hơn. Một môi trường xã hội thân thiện cùng với môi trường vật chất đầy đủ, được thiết kế phù hợp sẽ giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn.


Môi trường vật chất bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu, phương tiện dạy học, không gian, thời gian phục vụ cho tổ chức hoạt động KPKH. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để được thoả mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện. Khi hứng thú với môi trường vật chất, trẻ sẽ có cảm xúc và mong muốn được tham gia hoạt động. Để hỗ trợ tốt cho việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi, môi trường vật chất cần đảm bảo những yêu cầu:

- Đảm bảo an toàn cho trẻ: không gian thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ; sắp xếp hợp lý, thẩm mỹ và thân thiện để trẻ luôn có cảm giác thân thuộc, thoải mái khi tham gia các hoạt động.

- Trong lớp và ngoài lớp có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở để cho trẻ hoạt động, kích thích hứng thú của trẻ; đảm bảo vệ sinh và được sắp xếp hợp lý, hấp dẫn. Các góc hoạt động hoạt động KPKH mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.

Môi trường xã hội chủ yếu là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, được tạo nên từ mối quan hệ và tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Để tổ chức tốt hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi cần tạo môi trường giao tiếp chuẩn mực, gần gũi, thân thiện. Môi trường xã hội đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ: không có bạo lực, la mắng hay xúc phạm; GV và những người chăm sóc tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, yêu thương và thường xuyên giao tiếp với trẻ. Khi cảm thấy an toàn trong môi trường, có tâm lí thoải mái, trẻ sẽ mong muốn khám phá và tham gia các hoạt động. Hành vi, cử chỉ, thái độ, đặc biệt là ngôn từ của GV cần chuẩn mực để trẻ noi theo.

1.2.4.3. Năng lực sư phạm của giáo viên

- Năng lực ngôn ngữ: Ở bậc học mầm non, mọi lời nói, hành động của GV đều có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, GV có năng lực ngôn ngữ tốt, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thân thiện để kích thích trẻ tương tác, chính là cách cung cấp VT cho trẻ hiệu quả.

- Năng lực thiết kế hoạt động: Để thiết kế được hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 – 4 tuổi phù hợp với nhu cầu, hứng thú, điều kiện cơ sở vật chất tại


nơi giáo dục, GV mầm non phải nắm chắc nội dung hoạt động KPKH và các mức độ biểu hiện PTVT của từng trẻ để từ đó lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức phù hợp. Nội dung hoạt động KPKH phong phú, gắn liền với thực tiễn, phù hợp với khả năng nhận thức, hấp dẫn sẽ khơi gợi hứng thú ở trẻ, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, tích cực đặt các câu hỏi về sự vật, hiện tượng. Khi đó, việc tổ chức hoạt động của GV trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Năng lực chuẩn bị môi trường hoạt động: GV là người chủ động tạo môi trường vật chất và môi trường xã hội phù hợp, giàu tính kích thích trẻ khám phá, trao đổi và học từ mới.

- Năng lực tổ chức hoạt động: Thể hiện chủ yếu ở khả năng sử dụng các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức nhằm kích thích tính tích cực của trẻ, giao tiếp với trẻ hiệu quả. Khi trẻ gặp khó khăn GV giúp đỡ hỗ trợ trẻ bằng cách gợi ý, gợi mở, cung cấp từ mới cho trẻ.

Để PTVT cho trẻ, GV cần tạo được sự tương tác tích cực giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với GV, kích thích trẻ tích cực quan sát, so sánh, phân loại và đưa ra những kết luận của riêng mình trong quá trình KPKH.

1.2.4.4. Yếu tố gia đình và sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình

Gia đình ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ của trẻ. Ngôn ngữ nói chung, VT của trẻ nói riêng bị ảnh hưởng bởi thói quen của các thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ bắt chước phát âm, từ vựng, ngữ pháp của ông bà, bố mẹ, anh chị và những người xung quanh. Do đó, cần cung cấp cho trẻ một môi trường ngôn ngữ chuẩn mực để trẻ có VT trong sáng.

VT của trẻ phụ thuộc một phần vào cách thức cung cấp VT của gia đình. Bởi vì, trẻ có khoảng thời gian ở nhà nhiều, nếu mọi người trong gia đình chú ý cung cấp từ cho trẻ thì VT của trẻ sẽ phong phú. Có thể khẳng định gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến VT của trẻ. Phối hợp chặt chẽ giữa GV và cha mẹ sẽ giúp cho thực hiện mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả cao. Cha mẹ cần tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp để nắm được tình hình học tập của trẻ và cách thức thực hiện mục tiêu giáo dục mà GV đề ra. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp PTVT cho trẻ một cách khoa học và chính xác.


Cha mẹ nên trao đổi thường xuyên với GV về tình hình học tập trên lớp của trẻ, cập nhật tình hình học tập, cũng như sinh hoạt trong một ngày lên lớp của trẻ để nắm bắt được thông tin. Qua trao đổi với GV, cha mẹ có thể nắm được nội dung học tập của trẻ và cùng trẻ ôn luyện ở nhà. Cha mẹ hướng dẫn trẻ ôn tập, PTVT cho trẻ.

Trong giờ đón, trả trẻ, cha mẹ có thể trao đổi với GV về tình hình sử dụng ngôn ngữ của con mình; trau dồi thêm các kĩ năng cần thiết để triển khai hoạt động và phối hợp chơi cùng giúp trẻ PTVT.

Như vậy, tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi là một quá trình lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố luôn có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau trong quá trình tổ chức hoạt động. Đây là một trong những cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng cũng như đề xuất biện pháp hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.


Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG nói chung, PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi nói riêng đã mô tả được nghiên cứu nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Các hướng nghiên cứu tập trung vào tốc độ PTVT, vai trò của PTVT, các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTVT của trẻ. Một số nghiên cứu cũng đã đề xuất phương pháp, biện pháp PTVT cho trẻ. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành một cách bài bản, hệ thống, đầy đủ, về biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

2. Nhiệm vụ trọng tâm của PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là PTVT tiếp nhận và VT biểu đạt. Vì vậy, việc PTVT tiếp nhận và VT biểu đạt có vai trò quan trọng trong phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 - 4 tuổi.

3. Tổ chức hoạt động KPKH có nhiều ưu thế trong việc PTVT cho trẻ như: Tạo môi trường đa dạng cho trẻ tiếp xúc, quan sát, nhận biết để tích lũy VT; kích thích trẻ tương tác, trao đổi để sử dụng từ trong câu; tạo cơ hội cho trẻ mở rộng phạm vi hoạt động của từ. Khi tham gia các hoạt động KPKH, trẻ có nhiều cơ hội được trực tiếp khám phá, quan sát, thực hành, trải nghiệm, từ đó phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như PTVT. Tổ chức hoạt động KPKH giúp trẻ có thể nghe, hiểu, bắt chước và sử dụng từ phù hợp với bối cảnh.

4. Tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như đặc điểm phát triển; môi trường hoạt động của trẻ, năng lực sư phạm của GV, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình… GV là người trực tiếp tổ chức các hoạt động KPKH, định hướng và tác động sư phạm nhằm PTVT cho trẻ theo định hướng, mục tiêu giáo dục. Trẻ là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong môi trường giáo dục chú ý môi trường xã hội, giao tiếp giữa các đối tượng xung quanh trẻ.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI


2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động KPKH và mức độ PTVT của trẻ MG 3- 4 tuổi làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

2.1.2. Khách thể và địa bàn khảo sát

2.1.2.1. Về giáo viên

- Số lượng: 210 GV dạy lớp 3 - 4 tuổi, bao gồm: 80 GV ở thành phố, 130 GV ở nông thôn. Trong đó, GV có trình độ trung cấp 14,76%; cao đẳng chiếm tỉ lệ 52,38%; đại học 31,90%; sau đại học 0,95%. GV có thâm niên từ 5-10 năm chiếm 32,38%; dưới 5 năm chiếm 28,10%, từ 11-15 năm chiếm 26,19%; từ 15 năm trở

lên chiếm 13,33%.

- Địa bàn: 15 trường mầm non (gồm 05 trường địa bàn TP; 10 trường thuộc địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh Thanh Hóa)

2.1.2.2. Về trẻ

- Số lượng: 120 trẻ 3 – 4 tuổi của 04 trường mầm non (02 trường thành phố và 02 trường nông thôn) (thuộc 15 trường công lập được lựa chọn khảo sát GV)

Mỗi trường mầm non được khảo sát, lựa chọn 01 lớp 3 - 4 tuổi, mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 30 trẻ để nghiên cứu, trong đó cân đối giữa bé trai – bé gái.

- Địa bàn: khảo sát trẻ ở 04 trường mầm non (02 trường thành phố là Trường mầm non Lam Sơn,TP Thanh Hóa; và Trường mầm non Thực Hành - ĐHHĐ, TP Thanh Hóa; 02 trường nông thôn là Trường mầm non Hợp Thắng – Huyện Triệu sơn và Trường mầm non Lương Sơn- Huyện Thường Xuân). Hai trường trung tâm thành phố Thanh Hóa đều có bề dày truyền thống, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao và giàu tâm huyết với nghề. Hai trường mầm non đại diện cho nông thôn dù được sự quan tâm


của chính quyền địa phương nhưng do điều kiện vật chất còn chưa đầy đủ, trình độ của GV và người dân còn chưa đồng đều nên việc học tập của trẻ, nhất là trẻ MG 3-4 tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Lựa chọn các địa bàn khảo sát này, luận án muốn có cái nhìn tổng thể, mang tính đại diện về VT của trẻ ở các vùng miền khác nhau trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa.

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của GV về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ PTVT cho trẻ 3-4 tuổi.

- Thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ: Việc lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH; biện pháp được sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH, hình thức tổ chức hoạt động KPKH; những thuận lợi, khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động KPKH; các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động KPKH phát triển VT cho trẻ 3 - 4 tuổi.

- Sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà quản lí trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi.

- Thực trạng VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi.

2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Ankets) GV mầm non (Phụ lục 2). Dự giờ, quan sát hoạt động KPKH. Thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu (Phụ lục 3).

- Sử dụng công cụ đánh giá, thang đo của Pham, G., & Tipton, T. (2018) đo VT của trẻ 3 - 4 tuổi (Phụ lục 5).

Bộ công cụ gồm 02 bài đánh giá: nhận biết hình ảnh (đánh giá VT tiếp nhận) và gọi tên hình ảnh (đánh giá VT biểu đạt), được cung cấp miễn phí trên trang web của Trường Đại học San Diego State (Mỹ) tại địa chỉ: VietSLP.Sdsu.edu.

Đối với VT tiếp nhận: Trẻ hoàn thành bài tập nhận diện hình ảnh để đánh giá VT tiếp nhận gồm 40 tờ tương ứng kiểm tra 40 từ. Mỗi 1 tờ tranh gồm 4 hình ảnh: 1 hình ảnh biểu thị từ đích, một hình ảnh biểu thị một từ có liên quan về mặt ngữ âm; 1 hình ảnh biểu thị một từ có liên quan về mặt ngữ nghĩa và một từ không có liên quan. Các hình ảnh được sắp xếp 2x2 (2 tranh ở trên và 2 tranh ở dưới), trẻ nghe từ đích và chỉ vào bức tranh tương ứng. 40 từ này được lựa chọn theo tiêu chí có từ xuất hiện nhiều, từ xuất hiện vừa và từ ít xuất hiện. Các từ được đưa ra ngẫu nhiên

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí