Biểu Hiện Phát Triển Vốn Từ Của Trẻ Mẫu Giáo 3 – 4 Tuổi


một số loại rau, củ, quả (quả táo, quả nho, quả na, rau cải, củ cà rốt…); Nói được chức năng của một số đồ dùng, đồ chơi (bút dùng để viết, tẩy dùng để xóa,...); Nói được một số hiện tượng thiên nhiên (trời mưa, trời nắng, gió, sấm, chớp,...).Ở giai đoạn này, trẻ còn có thể trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Gọi tên, mô tả sự vật qua tranh ảnh; Kể lại sự việc/câu chuyện được nhìn/nghe kể; Đọc thuộc một số bài thơ, bài hát, bài đồng dao, kể lại được câu chuyện ngắn.

VT của trẻ được chia thành 2 loại: VT thụ động (VT tiếp nhận) bao gồm những từ trẻ mới chỉ hiểu được nhưng chưa nói được; VT tích cực (VT biểu đạt) gồm những từ trẻ hiểu và sử dụng trong giao tiếp, học tập. Chuyển từ VT thụ động sang VT tích cực (tích cực hóa VT) chính là nội dung và nhiệm vụ quan trọng của PTVT cho trẻ MG, đặc biệt là 3 - 4 tuổi.

1.2.2.3. Quá trình học từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Các nghiên cứu về quá trình học từ của trẻ em đều chỉ ra rằng để học được một từ trẻ cần trải qua các giai đoạn nghe → hiểu → bắt chước → nói.

Nghe: Khả năng nghe là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ. Trẻ nghe được mới có thể nói - giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. “Giai đoạn MG 3 - 4 tuổi, trẻ tập trung vào nghe hiểu âm thanh/lời nói. Nghe hiểu âm thanh/ lời nói, gắn với sự vật, hiện tượng cụ thể. Do vậy, các hoạt động KPKH tạo cơ hội cho trẻ được nghe một từ nhiều lần trong bối cảnh thực với các đối tượng cụ thể. Đây là môi trường tốt để trẻ được nghe – hiểu các từ cụ thể” [82].

Hiểu: Là khi trẻ thiết lập được mối liên hệ giữa một âm thanh lời nói nghe được với ý nghĩa của nó. Khả năng hiểu từ của trẻ diễn ra theo trình tự: Hiểu những từ đầu tiên: Ban đầu trẻ hiểu nghĩa của từ giới hạn trong những ngữ cảnh cụ thể, sau đó có khả năng nhận biết được những đồ vật quen thuộc bằng tên thậm chí ngay cả khi những đồ vật này không nằm ở những chỗ quen thuộc. Hiểu danh từ: Danh từ diễn tả một sự vật có thể nhìn thấy và thao tác được nên trẻ dễ ghi nhớ. Hiểu động từ: Hiểu những động từ phản ánh hành động mà trẻ có thể tự thực hiện; hành động tác động vào đồ vật và hành động tạo ra sự thay đổi trong môi trường. Động từ trừu tượng hơn danh từ, do đó khó học hơn đối với trẻ. Trẻ MG 3 - 4 tuổi có thể hiểu


được động từ và tỉ lệ động từ trong VT của trẻ đang tăng lên, trẻ có thể kết hợp được danh từ và động từ khi nói; Hiểu từ chỉ thuộc tính và không gian: Trẻ hiểu được các tính từ (màu sắc, hình dạng, kích cỡ). Hiểu giới từ: Những từ chỉ không gian như “trong”, “trên” và “dưới” thường được tiếp thu trước những từ “đằng trước”, “ở giữa” và “bên dưới”; Hiểu đại từ: Khi lên 3, sử dụng được một cách chuẩn xác các đại từ như “Con/cháu”, “của con”, “của cháu” [82].

Bắt chước: Là giai đoạn đầu của việc sử dụng từ. Trẻ nhắc lại từ được người lớn nói. Trẻ MG 3 - 4 tuổicó thể bắt chước được những câu dài 5 - 6 từ. Lời nói của trẻ phản ánh màu sắc ngôn ngữ của người lớn sống gần gũi với trẻ. Chính vì vậy, để giúp trẻ nói đúng từ cần xây dựng môi trường ngôn ngữ mang tính sư phạm chuẩn mực, đặc biệt là môi trường ngôn ngữ ở gia đình và ở trường, lớp MG [82].

Nói: Đây là bước cuối cùng trong chu trình học từ của trẻ, trẻ sử dụng được từ để giao tiếp với những người xung quanh. cần tạo ra các tình huống kích thích nhu cầu nói của trẻ. Trẻ cần được tham gia vào hoạt động giao tiếp, vui chơi, trải nghiệm... để có nhiều cơ hội được nghe, hiểu, bắt chước và nói. Hoạt động KPKH là một trong các hoạt động có nhiều ưu thế trong việc tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp, vui chơi, trải nghiệm để nghe, hiểu, bắt chước, nói [82].

1.2.2.4. Biểu hiện phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Căn cứ vào khái niệm, đặc điểm PTVT của trẻ; khái niệm, nhiệm vụ và nội dung PTVT cho trẻ, biểu hiện PTVT của trẻ được xem xét ở các phương diện sau:


STT

Nhiệm vụ PTVT

cho trẻ MG 3-4 tuổi


Biểu hiện PTVT của trẻ

1.

Tích lũy số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ

của trẻ

Số lượng vốn từ của trẻ tăng lên, phạm vi vốn từ được mở rộng... sau đó tốc độ tăng vốn từ chậm dần theo độ tuổi.

2.

Tạo ra cơ cấu từ

loại hợp lí trong

Trẻ gọi tên được các vật, hiện tượng (danh từ), mô tả

được hoạt động trạng thái của sự vật hiện tượng con

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 5



STT

Nhiệm vụ PTVT

cho trẻ MG 3-4 tuổi


Biểu hiện PTVT của trẻ


vốn từ của trẻ

người (động từ), mô tả được tính chất đặc điểm các

trang thái hoạt động (tính từ)

3.

Giúp trẻ lĩnh hội nghĩa của từ (từ tiếp

nhận)

Thiết lập được mối quan hệ giữa từ với sự vật hiện tượng tương ứng. Ví dụ: Khi cô nói từ quả cam, trẻ chỉ

tay vào bức tranh có hình quả cam .

4.

Giúp trẻ sử dụng được từ trong những ngữ cảnh phù hợp

(từ biểu đạt)

Trẻ sử dụng được từ để diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của bản thân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và giúp cho người khác hiểu mình.


1.2.2.5. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Khái niệm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Khái niệm PTVT được một số tác giả quan tâm, tùy theo mục đích nghiên cứu, các tác giả nhấn mạnh đến các đặc điểm khác nhau của PTVT. Trịnh Thị Hà Bắc nhấn mạnh đến quá trình/cách thức tiến hành và mục tiêu hướng tới của PTVT: “PTVT cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, khoa học nhằm cung cấp vốn từ, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp” [1, tr.7].

Nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức nhấn mạnh đến các mục tiêu của PTVT: “PTVT cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử dụng trong các tình huống giao tiếp” [27, tr.17].

Nguyễn Thị Phương Nga nhấn mạnh quá trình/cách thức tác động khi cho rằng: “PTVT cho trẻ là hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả” [24, tr.74]. Cũng theo tác giả, PTVT cho trẻ là cơ sở của phát triển ngôn ngữ. Đơn vị ngôn ngữ đầu tiên trẻ sử dụng là từ. Trường mầm non có nhiệm vụ PTVT cho trẻ không chỉ về số lượng mà về cả chất lượng. Dạy trẻ không chỉ biết nhiều từ, mà còn phải hiểu từ, sử dụng từ đúng, loại ra những từ không hay, không đẹp trong lời nói của trẻ.

Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa PTVT cho trẻ, luận án hiểu:


PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi là quá trình sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ gia tăng số lượng từ, hiểu nghĩa (VT tiếp nhận) và sử dụng từ (VT biểu đạt) trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.

* Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

PTVT cho trẻ bao gồm hai mặt: gia tăng về VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ. Cụ thể:

- Tích lũy số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ: Mặc dù chức năng cơ bản của từ không phải là giao tiếp nhưng thiếu từ thì giao tiếp trở nên khó khăn. Vì vậy, phải cung cấp cho trẻ VT cần thiết. Đó là những từ về môi trường xung quanh (ở gia đình, ở trường mầm non) cần cho cuộc sống cá nhân và quan hệ trong sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ.

- Tạo ra cơ cấu từ loại hợp lí trong VT của trẻ: Khi PTVT cho trẻ, cần chú ý tới cơ cấu từ loại sao cho hợp lí. Số lượng từ lớn mà cơ cấu từ loại không hợp lí hoặc thiếu một số từ loại nào đó thì trẻ sẽ khó khăn khi diễn đạt. “Với trẻ 3 - 4 tuổi, cần đảm bảo đủ các từ loại với tỉ lệ vào khoảng: 38% danh từ, 32% động từ, 6,8% tính từ, 7,8% phó từ, 4,7% tình thái từ, 3,1% đại từ, 2,5% số từ, 1,7% quan hệ từ...” [35]. Như trên đã nói, động từ thường diễn đạt những hoạt động gần gũi và gắn với nhu cầu hàng ngày của trẻ do đó cần nâng cao tỉ lệ động từ trong cơ cấu từ loại, thậm chí cao hơn danh từ.

- Giúp trẻ lĩnh hội nghĩa của từ: Hiểu nghĩa của từ là một nội dung quan trọng của phát triển ngôn ngữ. Ở trường mầm non, nhiệm vụ này bao gồm: Giúp trẻ nắm được ý nghĩa của từ trên cơ sở đối chiếu chính xác chúng với các đồ vật ở xung quanh, giúp trẻ lĩnh hội được ý nghĩa khái quát của từ trên cơ sở phân biệt được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật và hiện tượng, thâm nhập vào thế giới hình tượng của lời nói và biết cách sử dụng chúng. Trong quá trình giao tiếp, dần dần trẻ lĩnh hội được ý nghĩa của từ, thậm chí có nhiều nghĩa khác nhau trong một từ (từ nhiều nghĩa) hay nhiều từ có chung một nghĩa (từ đồng nghĩa).

- Tích cực hóa vốn từ cho trẻ: Trẻ không những hiểu từ mà còn phải sử dụng được chúng trong giao tiếp. Đây là quá trình biến những từ thụ động thành những từ chủ động. Việc sử dụng một từ trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp sẽ làm cho từ ngữ đó tích cực hóa trong hoạt động của trẻ.


* Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Theo tác giả Đinh Hồng Thái, quá trình hình thành VT có mối quan hệ mật thiết với hoạt động nhận thức tích cực của trẻ; do đó, PTVT gắn liền với quá trình phát triển tư duy, kết quả hoạt động nhận thức của trẻ. Trẻ phải được khám phá, được trải nghiệm đặc biệt là trải nghiệm ngôn ngữ thì quá trình tích cực hóa VT mới hiệu quả. Các nội dung PTVT phải đưa vào tất cả các hoạt động của trẻ (học tập, vui chơi, sinh hoạt...) [36].

Nội dung PTVT được phức tạp hóa dần cùng với sự tăng độ tuổi của trẻ. Điều này có thể thực hiện theo ba bước: 1) Mở rộng VT của trẻ trên cơ sở cho trẻ làm quen với thế giới các sự vật, hiện tượng đang dần dần mở rộng; 2) Đưa vào những từ chỉ thuộc tính, phẩm chất, quan hệ trên cơ sở cho trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh; 3) Đưa ra từ chỉ khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt và khái quát các sự vật theo những dấu hiệu căn bản. Tác giả Đinh Hồng Thái phân chia nội dung PTVT theo đề tài gồm: “Những từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ nói về cuộc sống xã hội và những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên” [36].

Trong nghiên cứu này, PTVT cho trẻ tập trung vào những từ liên quan đến nội dung KPKH ở trường mầm non (đồ vật, hiện tượng tự nhiên, thực vật, động vật và Các bộ phận của cơ thể).

1.2.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học với phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

1.2.3.1. Khái niệm hoạt động khám phá khoa học

- Khám phá khoa học:

Theo Từ điển tiếng Việt [29], “khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩn giấu, cái bí mật” (tr. 610); “khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” (tr. 623). Từ đó, có thể hiểu một cách khái quát: KPKH là tìm ra, phát hiện ra những tri thức bí mật, còn ẩn giấu nhằm giúp con người cải tạo thế giới hiện thực.

Theo Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga: “KPKH với trẻ nhỏ là quá


trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định...”[42, tr.12]. Như vậy, dù cách diễn đạt khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả trên đều cho rằng KPKH là tìm ra, phát hiện ra những tri thức bí mật, còn ẩn giấu nhằm giúp con người cải tạo thế giới hiện thực. Theo đó, đối với trẻ nhỏ thì KPKH là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định.

Từ phân tích các khái niệm trên luận án hiểu rằng: “KPKH của trẻ mầm non là quá trình tham gia các hoạt động tìm hiểu thế giới xung quanh bằng các quá trình quan sát, thử nghiệm, suy luận, giải quyết vấn đề…”

- Hoạt động khám phá khoa học:

Khái niệm hoạt động KPKH được đề cập trong nghiên cứu của các tác giả Hoàng Thị Phương, Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Thanh Thủy. Theo Hoàng Thị Phương: “Hoạt động khám phá môi trường xung quanh được hiểu là quá trình tìm tòi cái mới, những điều chưa biết đối với trẻ trong các sự vật, hiện tượng ở môi trường tự nhiên, xã hội, qua đó trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh. Thông qua hoạt động này, trẻ được tiếp xúc với môi trường, trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, kĩ năng, hành vi, tự lĩnh hội kiến thức về môi trường xung quanh, đồng thời có cơ hội tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh” [33, tr.65]. Như vậy, trong khái niệm này, tác giả Hoàng Thị Phương cho rằng khám phá môi trường xung quanh bao gồm khám phá khoa học và khám phá xã hội. “Khám phá” là: tìm tòi cái mới, những điều chưa biết, nhờ đó trẻ được trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức.

Tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân cho rằng: “Hoạt động KPKH chính là việc GV tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Điều quan trọng hơn cả là thông qua hoạt động khám phá này, trẻ học được các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận” [28, tr.17]. Khái niệm này đề cập tới vai trò của


GV là người chuẩn bị, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ tìm tòi, phát hiện ra các đặc điểm của sự vật, hiện tượng và nhấn mạnh tới kết quả của hoạt động là hình thành và phát triển kĩ năng nhận thức, ngôn ngữ… cho trẻ em.

Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ: “hoạt động KPKH là hoạt động đòi hỏi trẻ phải huy động tối đa các giác quan. Kết quả của hoạt động này là khơi dậy, nuôi dưỡng ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, kích thích các giác quan phát triển, đem lại cho trẻ kiến thức khoa học đơn giản, sơ đẳng phù hợp với độ tuổi; qua đó phát triển các kĩ năng nhận thức ở trẻ như: quan sát, so sánh, phỏng đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, hợp tác...” [38]. Khái niệm này nhấn mạnh tới hứng thú, niềm tin, ý chí… và các kĩ năng của trẻ.

Từ phân tích các khái niệm trên luận án hiểu rằng: “Hoạt động KPKH của trẻ MG 3 - 4 tuổi là quá trình trẻ trực tiếp tham gia tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan thông qua nhiều hoạt động: quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, thảo luận,...; qua đó lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn với các đối tượng này.”

Như vậy, bản chất của hoạt động KPKH là: (1) Trẻ được thao tác, trải nghiệm trực tiếp trên đối tượng bằng các giác quan; (2) Trẻ được đặt vào trạng thái tò mò, hứng thú tìm tòi, phát hiện đối tượng nên luôn tích cực tham gia hoạt động khám phá; (3) Trẻ được thăm dò, tìm tòi cái mới, những điều chưa biết; (4) Trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức và phát triển ngôn ngữ về đối tượng khám phá;

(5) Hình thành và phát triển các kĩ năng quan trọng như: quan sát, so sánh, phỏng đoán, làm việc nhóm, giao tiếp...; (6) Hình thành xúc cảm, tình cảm và thái độ tích cực nhận thức ở trẻ.

1.2.3.2. Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Hoạt động KPKH ở trẻ MG 3 - 4 tuổi là tìm tòi, khám phá những sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh để trẻ có thể nhận biết, gọi tên, đặc điểm, tính chất…, biết cách sử dụng từ trong những tình huống cụ thể. Trẻ MG 3-4 khám phá thế giới xung quanh bằng quan sát, cảm nhận trực tiếp đối tượng thực hoặc gián tiếp qua các phương tiện trực quan khác.


Đối tượng của hoạt động KPKH của trẻ MG 3-4 tuổi là những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ.

Như vậy, với những đặc thù riêng, hoạt động KPKH chính là một trong những phương tiện hiệu quả để PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

1.2.3.3. Ưu thế của hoạt động khám phá khoa học đối với phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

- Hoạt động KPKH tạo môi trường đa dạng cho trẻ tiếp xúc, quan sát, nhận biết để tích lũy vốn từ: Hoạt động KPKH tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với đồ vật, động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên …. Mỗi một đối tượng, sự việc, hiện tượng sẽ cung cấp cho trẻ nguồn ngữ liệu phong phú về từ. Qua trải nghiệm, quan sát, khám phá các sự vật, hiện tượng, trẻ được hình thành và phát triển nhận thức về các đối tượng với tên gọi, đặc điểm, hoạt động, tính chất. Từ nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên trong đời sống khiến trẻ muốn tìm hiểu các đối tượng đó, miêu tả các đối tượng đó, nhờ vậy, số lượng từ của trẻ tăng lên.

- Hoạt động KPKH kích thích trẻ tương tác, trao đổi để sử dụng từ trong câu: Khi được thao tác, trải nghiệm trực tiếp trên đối tượng thực, trẻ hứng thú, tò mò, ham hiểu biết;tích cực tham gia hoạt động bằng cách sẵn sàng tiếp nhận cái mới, tự đặt câu hỏi, biết liên hệ kiến thức mới với những gì đã biết trước đó để mô tả và giải thích về những gì được quan sát, khám phá, phát hiện và thử nghiệm… Thông qua đó, trẻ được sử dụng từ trong ngữ cảnh cụ thể có ý nghĩa, tức là gắn từ với đối tượng, tình huống cụ thể; không những được nghe GV giải thích, trẻ còn được tạo cơ hội để bộc lộ ý kiến, quan điểm của bản thân về các đối tượng đó. Điều này giúp trẻ vừa được gia tăng số lượng từ, vừa hiểu được nghĩa và sử dụng từ trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

- Hoạt động KPKH tạo cơ hội cho trẻ mở rộng phạm vi sử dụng của từ: Điểm đặc trưng của hoạt động KPKH là trẻ được quan sát, so sánh, phỏng đoán, làm việc nhóm, giao tiếp, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định… trên đối tượng cụ thể; do vậy, các kĩ năng tương ứng được hình thành và phát triển. Trong quá trình đó, GV tạo ra nhiều nhiệm vụ nhận thức với những tình huống “có vấn đề” buộc trẻ phải huy động những điều đã biết để giải quyết vấn đề cần tìm. Điều

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí