Mức Độ Hỗ Trợ Chuyên Môn Cho Gv Trong Tổ Chức Hoạt Động Kpkh Nhằm Ptvt Cho Trẻ Mg 3 – 4 Tuổi


khác nhau có cách nhìn nhận khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. 100% các GV có thâm niên trên 5 năm trở lên cho rằng việc PTVT cho trẻ bị chi phối nhiều bởi năng lực tổ chức của GV. Điển hình là ý kiến: “Điều quan trọng phải xem xét cách tổ chức của GV đã phù hợp với sự phát triển của trẻ hay chưa để điều chỉnh hình thức và phương pháp phù hợp với trẻ, chứ không phải GV đổ lỗi do trẻ rụt rè, nhút nhát” (GV T.T.H Trường mầm non 13)

Ngoài ra, một số GV cũng khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trẻ như: yếu tố di truyền; đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. GV chia sẻ, mỗi một trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Điều quan trọng của mỗi GV cần có kỹ năng quan sát trẻ, nắm bắt được những rào cản đó để có tác động sư phạm phù hợp và hiệu quả.

Tóm lại, việc xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi là cần thiết giúp GV dễ dàng áp dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động KPKH nói riêng.

h. Về sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà quản lí trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Bảng 2.9: Mức độ hỗ trợ chuyên môn cho GV trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi


STT


Nội dung hỗ trợ

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1.

Cung cấp tài liệu cho GV về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi


22


10.48


58


27.62


130


61.90


0.49


2

2.

Tạo cơ hội cho GV tham gia tập huấn các chuyên đề về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi


18


8.57


51


24.29


141


67.14


0.41


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 10



STT


Nội dung hỗ trợ

Mức độ (n=210)


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

3.

Tạo điều kiện cho GV dự giờ liên lớp, liên trường, giữa các lớp cùng độ tuổi về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi


33


15.71


27


12.86


150


71.43


0.44


3

4.

Tổ chức các hội thi về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi giúp GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn


57


27.14


36


17.14


117


55.71


0.71


1

5.

Tổ chức cho GV đi tham quan học tập mô hình tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ ở các trường khác trong hoặc ngoài huyện, tỉnh…


30


14.29


19


9.05


161


76.67


0.38


6

6.

Chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn thường xuyên về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi


13


6.19


58


27.62


139


66.19


0.40


5

7.

Mời chuyên gia đến trường tập huấn cho GV về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi


6


2.86


31


14.76


173


82.38


0.20


7


Bảng 2.9 cho thấy, nhìn chung, GV ít nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà quản lí trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT từ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi. Với 7 nội dung hỗ trợ chúng tôi đưa ra, kết quả ở nội dung: Tổ chức các hội thi về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất.


Nội dung mời chuyên gia đến trường tập huấn cho GV về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi, là vấn đề còn ít được quan tâm nhất. Nội dung này chủ yếu tập trung ý kiến của GV ở vùng nông thôn, nhất là những vùng núi cao xa xôi như Quan Hóa, Thường Xuân, Lang Chánh…

Kết quả phỏng vấn GV về loại tài liệu tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi mà GV nhận được từ cán bộ quản lí nhà trường, GV Đ. T. H (Trường mầm non 14) cho biết về “Chúng tôi nhận được tài liệu từ GV cốt cán của nhà trường đi tập huấn mang về; đây là những tài liệu tổng hợp, trong đó chỉ có phần nhỏ nói về tổ chức hoạt động KPKH và PTVT mà không có tài liệu riêng về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 – 4 tuổi. Thỉnh thoảng, cán bộ quản lí nhà trường gửi qua email giới thiệu về các website hoặc thông tin về đổi mới giáo dục, chứ không có tài liệu nào nói riêng về tổ chức hoạt động KPKH và PTVT”.

Khi trả lời câu hỏi về nhà trường có chú trọng PTVT thông qua hoạt động KPKH không, nhiều GV trả lời là “”; tuy nhiên, họ đều chia sẻ: Các giờ KPKH chủ yếu nhằm phát triển một cách toàn diện ở trẻ chứ không chú trọng nhiều tới PTVT.

Về hỗ trợ từ Phòng Giáo dục, hầu hết GV đều bày tỏ: Các buổi tập huấn chủ yếu cập nhật những mô hình dạy học mới như: STEAM trong giáo dục mầm non ở Việt Nam; Tích hợp giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non; Dạy học tích hợp; Trải nghiệm… Không có chuyên đề nào dành riêng cho tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ; trong mỗi chuyên đề được tập huấn cũng không đề cập tới mục tiêu này. Như vậy, GV mới chỉ nhận được sự hỗ trợ từ các nhà quản lí/chuyên môn một cách chung chung, chưa cụ thể cho từng lĩnh vực phát triển ở trẻ mầm non.

Về hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, nhiều GV trả lời là có nhận được chỉ đạo và thường xuyên sinh hoạt tổ chuyên môn, GV N. L. L (Trường mầm non 12) cho biết: Việc sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu thảo luận về một tiết dạy điển hình hoặc một mô hình dạy học mới nào đó do Phòng Giáo dục yêu cầu, chứ hoạt động KPKH mặc dù được thể hiện trong Chương trình giáo dục mầm non nhưng đến nay không có tài liệu viết riêng về lĩnh vực này mà chủ yếu vẫn dùng tài liệu về khám phá môi trường xung quanh. Về vấn đề, mời chuyên gia đến trường tập huấn cho


GV về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ 3 – 4 tuổi, hầu hết GV đều chia sẻ: Nội dung tập huấn chủ yếu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, cũng có chuyên đề tập huấn về cách tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ nhưng không nhiều và không có nội dung nào chuyên sâu về PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi.

Như vậy, kết quả phỏng vấn sâu là phù hợp với kết quả điều tra từ bảng hỏi. Theo đó, trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi, GV chưa nhận được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn từ các nhà quản lí/chuyên môn. Thực trạng này đòi hỏi cần nghiên cứu và thực hiện các hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho GV dưới nhiều hình thức khác nhau.

2.2.3. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

2.2.3.1. Kết quả chung về phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Qua khảo sát, thực hiện bài tập test, chúng tôi thu được kết quả thực trạng về mức độ PTVT của trẻ MG 3 – 4 tuổi qua bảng 2.10:

Bảng 2.10: Kết quả chung về phát triển vốn từ của trẻ MG 3 – 4 tuổi



Giá trị so sánh


N

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Vốn từ tiếp nhận (40 từ)

120

21.00

40.00

28.55

3.86

Vốn từ biểu đạt (80 từ)

120

37.00

59.00

47.70

5.33


Bảng 2.10 cho thấy: Trung bình VT của trẻ 3 – 4 tuổi chưa cao. Vốn từ tiếp nhận của trẻ đạt mức trung bình là 28.55/40 từ. Trong đó, có trẻ đạt được mức tối đa là hiểu được 40/40 từ. Trẻ đạt được mức độ tối thiểu là hiểu được 21/40 từ. Trung bình VT biểu đạt của trẻ là 47.70/ 80 từ. Trong đó, có trẻ đạt được mức tối đa là nói được 59/80 từ. Trẻ đạt được mức độ tối thiểu là nói được 37/80 từ. Như vậy, số lượng từ trẻ đạt được ở cả vốn từ tiếp nhận và VT biểu đạt chưa cao, trong đó danh từ là từ loại trẻ nói được nhiều hơn.

Độ lệch chuẩn trong VT tiếp nhận và vốn từ biểu đạt khá cao. Đối với vốn từ tiếp nhận là 3.86. Đối với VT biểu đạt là 5.33. Điều này cho thấy, có sự chênh lệch lớn của trẻ về vốn từ tiếp nhận và VT biểu đạt.


Khi quan sát trực tiếp giao tiếp của trẻ chúng tôi thấy: Trẻ chưa chủ động trả lời các câu hỏi của GV. Khi cô cầm quả cam lên và hỏi: “Đây là quả gì?”, chỉ có vài trẻ trả lời “quả cam”. Cô hỏi đến lần thứ 2, thứ 3 các trẻ mới đồng thanh trả lời “quả cam”. Trong giờ chơi, khi yêu cầu trẻ: “con lấy giúp cô quả cam nào?...”, nhiều trẻ không trả lời, trẻ khác thì loay hoay không biết chọn quả nào. Khi hỏi trẻ “con đang chơi gì đấy”, nhiều trẻ không trả lời hoặc trả lời sai.

Khi trực tiếp quan sát trẻ trong các hoạt động cho thấy, nhiều trẻ chưa hiểu yêu cầu của cô giáo hoặc chưa biết phải thực hiện yêu cầu đó như thế nào. Cụ thể: Chúng tôi tổ chức cho trẻ tham gia thí nghiệm “trứng nổi trứng chìm”, nhiều trẻ lúng túng không biết tham gia thế nào. Khi được hướng dẫn cụ thể, trẻ không biết hỏi và trả lời thế nào. Nhiều trẻ quay sang nghịch đồ chơi, trêu bạn. Nhìn chung, trẻ chưa hiểu được yêu cầu của cô và chưa chủ động tham gia.

Như vậy, kết quả khảo sát và quan sát cho thấy, phần lớn trẻ chưa chủ động thể hiện ý kiến của mình, chưa chịu khó giao tiếp nên VT còn hạn chế.

2.2.3.2. Vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi theo giới tính

Mức độ PTVT có sự chênh lệch theo giới tính, vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt của bé gái cao hơn bé trai. Cụ thể thể hiện trong bảng 2.11 và biểu đồ 2.2:

Bảng 2.11: Vốn từ của trẻ MG 3-4 tuổi theo giới tính



Giá trị so sánh

Vốn từ tiếp nhận

Vốn từ biểu đạt

Bé trai

Bé gái

Bé trai

Bé gái

N

68

52

68

52

Giá trị nhỏ nhất

21.00

21.00

37.00

37.00

Giá trị lớn nhất

35.00

40.00

59.00

59.00

Giá trị trung bình

28.20

29.08

47.22

48.25

Độ lệch chuẩn

3.62

4.19

5.06

5.72


60


50

47.22

48.25

40


30

28.2

29.08

20


10


0

Bé trai

Bé gái

Bé trai

Bé gái

Vốn từ tiếp nhận Vốn từ biểu đạt

Biểu đồ 2.2: Vốn từ trung bình của trẻ 3-4 tuổi theo giới tính


Bảng 2.11 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

Về VT tiếp nhận: Mặc dù, giá trị nhỏ nhất trong VT tiếp nhận của bé trai và bé gái như nhau, đều là 21/40 từ, song có sự khác nhau về giá trị lớn nhất. Bé trai đạt kết quả cao nhất là hiểu được 35/40 từ, trong khi đó, bé gái đạt được 40/40 từ. Vốn từ tiếp nhận trung bình của bé gái cũng cao hơn bé trai (29.08 và 28.20).

Về VT biểu đạt: Mặc dù, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trong VT biểu đạt của bé trai và bé gái như nhau (37/80 từ và 59/80 từ) nhưng VT biểu đạt trung bình của bé gái cao hơn bé trai (48.25 và 47.22).

Như vậy, từ góc độ giới tính, chúng tôi nhận thấy VT của bé trai và bé gái ở độ tuổi này có sự khác nhau về giá trị trung bình nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Quan sát thực tế chúng tôi thấy, bé trai thường hứng thú với các từ ở chủ đề đồ vật, các hiện tượng tự nhiên… nhiều hơn bé gái, bé gái hứng thú với các từ của chủ đề động vật, thực vật …

2.2.3.3. Vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi theo khu vực

Xét theo khu vực, VT của trẻ được thể hiện trong bảng 2.12 và biểu đồ 2.3:


Bảng 2.12: Vốn từ của trẻ MG 3-4 tuổi theo khu vực



Giá trị so sánh

Vốn từ tiếp nhận

Vốn từ biểu đạt

Thành phố

Nông thôn

Thành phố

Nông thôn

N

60

60

60

60

Giá trị nhỏ nhất

24.00

21.00

39.00

37.00

Giá trị lớn nhất

40.00

34.00

59.00

51.00

Giá trị trung bình

29.06

28.40

48.0

47.40

Độ lệch chuẩn

3.19

3.420

4.86

3.41


60


50

48

47.4

40


30

29.06

28.4

20


10


0

Thành phố

Nông thôn

Thành phố

Nông thôn

Vốn từ tiếp nhận Vốn từ biểu đạt

Biểu đồ 2.3: Vốn từ trung bình của trẻ MG 3-4 tuổi theo khu vực


Bảng 2.12 và biểu đồ 2.3 cho thấy: Mức độ PTVT có sự chênh lệch lớn theo khu vực, cụ thể như sau:

Trẻ em ở thành phố trong nghiên cứu này có VT cao hơn trẻ em ở nông thôn, thể hiện: Số lượng từ trung bình trong VT tiếp nhận và TV biểu đạt của trẻ thành phố cao hơn nông thôn (VT tiếp nhận là được 29.06/40 từ và 28.40/40 từ; VT biểu đạt là 48.00/80 từ và 47.40/80 từ).

Tương tự như vậy, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong VTbiểu đạt của trẻ thành phố cũng cao hơn trẻ nông thôn. Giá trị lớn nhất của VTtiếp nhận trẻ thành phố là 40/40 từ; trẻ nông thôn là 34/40 từ. Giá trị lớn nhất của VTbiểu đạt trẻ thành phố là 59/80 từ; trẻ nông thôn là 51/80 từ. Giá trị nhỏ nhất của VTtiếp nhận trẻ thành phố là


24/40 từ; trẻ nông thôn là 21/40 từ. Giá trị nhỏ nhất của VTbiểu đạt trẻ thành phố là 39/80 từ; trẻ nông thôn là 37/80 từ.

Như vậy, từ góc độ khu vực, chúng tôi nhận thấy VTcủa trẻ thành phố và trẻ nông thôn ở độ tuổi này có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Quan sát thực tế cho thấy, trẻ thành phố mạnh dạn, tự tin và thường trả lời tốt hơn trẻ nông thôn. Ví dụ: Khi cô giáo cho trẻ khám phá các phương tiện giao thông. Sau khi cho trẻ xem vi deo các phương tiện giao thông, cô giáo mở slide xe máy và hỏi: “đây là xe gì?”. Trẻ thanh phố trả lời ngay: “xe máy”. Trẻ nông thôn rụt rè hơn, chỉ có vài em trả lời. Cô giáo hỏi tiếp: “xe máy có đặc điểm như thế nào?”. Trẻ thành phố trả lời “xe có 2 bánh, xe có đầu xe, thân xe, đuôi xe, bánh xe…”. Phần lớn trẻ nông thôn im lặng (có thể biết câu trả lời hoặc không), một số khác trả lời: “có 2 bánh ạ”.

2.2.3.4. Vốn từ của trẻ theo tần suất xuất hiện của từ

Tần suất xuất hiện của các từ tiếp nhận được thống kê trong bảng 2.13:

Bảng 2.13: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ tiếp nhận


Nhóm từ

Số lượng từ

Ghi chú

Tất cả các trẻ hiểu được

9/40

em bé, bàn/cái bàn, con cá, con chim, con heo/con lợn, khăn/ cái áo, con mèo, bút/cái bút, mưa

Trên 75% trẻ hiểu được


9/40

con khỉ, trái chanh/quả chanh, quần, con trai, lá/cái lá, lỗ tai, con gấu, cái muỗng/ cái thìa, nón/cái mũ

50% → ≤ 75%

trẻ hiểu được

10/40

Bác sĩ, chìa khóa, con gà, con cọp/con hổ, con gái, gương, gối/ cái gối, con cua, trái chuối/quả chuối.

25% → < 50%

trẻ hiểu được

4/40

Hộp/cái hộp, vua/ông vua, xương, trái cam/quả cam

Dưới 25% trẻ hiểu được

8/40

Quyển sách, lá cờ, đường/ con đường, tóc/ mái tóc, mây, tô/bát, con thỏ, bánh mì

Không trẻ nào hiểu được

0/40


Bảng 2.13 cho thấy, mức độ phát triển VTtiếp nhận của trẻ MG 3 – 4 tuổi chưa cao. VTtiếp nhận của một số trẻ còn thấp. Thực tế, trong quá trình quan sát hoạt động dạy học của GV, chúng tôi thấy, trẻ chưa chủ động tham gia các hoạt động học, chỉ trả lời câu hỏi của GV. Do đó, VT của trẻ 3-4 tuổi chưa cao. Có sự

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023