Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Phát Triển Vốn Từ Cho Trẻ Mẫu Giáo 3 - 4 Tuổi


này giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, học được cách nghĩ chứ không chỉ là học những quy luật của khoa học, qua đó phát triển tư duy, nhận thức. Trẻ được rèn luyện thường xuyên đối tượng thực gắn với từ có chủ đích ở nhiều tình huống khác nhau, do đó học được cách sử dụng từ đúng với nhiều ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.

Như vậy, hoạt động KPKH là hoạt động có nhiều ưu thế trong việc PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

1.2.3.4. Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Khái niệm tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ

Tổ chức là “làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” [29, tr.1249]. Như vậy, tổ chức là tiến hành một công việc theo cách thức trình tự là sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung.

Tổ chức hoạt động giáo dục là quá trình nhà giáo dục tiến hành các công việc theo trình tự để tác động đến trẻ giúp trẻ tự giác, tích cực, độc lập hình thành và phát triển nhân cách của mình cho phù hợp với quy định của xã hội, đáp ứng được mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm “Tổ chức hoạt động KPKH thực chất là việc GV tạo môi trường hoạt động hấp dẫn, an toàn, phù hợp kích thích trẻ tích cực hoạt động tìm tòi, khám phá và giải quyết các tình huống có vấn đề nảy sinh một cách phù hợp. Khi thực hiện hoạt động KPKH GV chú trọng giúp trẻ phát triển các kĩ năng: quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, trao đổi, thảo luận và đưa ra kết luận về sự vật, hiện tượng được khám phá. Đồng thời với việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng này, GV còn rèn luyện phát triển cho trẻ các kĩ năng xã hội, giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn, khoa học với thế giới xung quanh phù hợp với trẻ. Đối với trẻ MG, khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Theo đó, kiến thức khoa học của trẻ không nhất thiết phải chính xác ở mức độ cao mà phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm” [42].


Luận án hiểu rằng: “Tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là quá trình GV tiến hành các công việc cần thiết để tạo ra các điều kiện, tác động đến trẻ giúp trẻ tự giác, tích cực, độc lập tham gia hoạt động KPKH thông qua đó VT tiếp nhận và VT biểu đạt trẻ được tăng lên.” Như vậy, khái niệm này đề cập tới vai trò của GV là người chuẩn bị, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ tìm tòi phát hiện ra các đặc điểm của sự vật, hiện tượng và nhấn mạnh tới kết quả của hoạt động là hình thành và phát triển kĩ năng nhận thức, ngôn ngữ… cho trẻ em.

* Mục tiêu tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

- Cung cấp cơ hội để trẻ tiếp xúc, quan sát, nhận biết môi trường xung quanh. GV luôn tạo cơ hội để trẻ được tự mình quan sát được đối tượng, thao tác với đồ vật bằng tay để phát hiện các đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động, cảm nhận các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được tri thức mới. Điều đó giúp trẻ hiểu biết sâu sắc hơn, ghi nhớ tốt hơn.

- Tạo cơ hội cho trẻ tương tác và sử dụng ngôn ngữ trong quá trình khám phá. Cùng với việc cho trẻ tiếp xúc với đồ vât, sự vật, hiện tượng, GV cần tạo cơ hội để trẻ được sử dụng ngôn ngữ. Qua việc nghe, nói, bắt chước, trẻ có khả năng sử dụng từ ngữ hợp lí hơn. Tương tác với cô giáo, với các bạn sẽ giúp trẻ hình thành từ ngữ và biết cách sử dụng từ ngữ hiệu quả hơn.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 6

- Mang lại cho trẻ sự mới mẻ, đa dạng, hấp dẫn của các đối tượng trong môi trường xung quanh, tạo cho trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động KPKH. Từ đó giúp trẻ tích cực chủ động trong việc tiếp thu từ mới và sử dụng từ trong các tình huống có ý nghĩa. Ví dụ: Cho trẻ tham gia hoạt động Hạt nảy mầm giúp trẻ nắm được vốn từ chỉ các bộ phận của cây (rễ, thân, cành, lá, hoa, quả), quá trình sinh trưởng (hạt, mầm, cây), các nhân tố tác động đến sự phát triển của cây (đất, nước, không khí, ánh sáng),...

* Nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ

KPKH là một trong ba nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức (bên cạnh nội dung “Khám phá xã hội” và “Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng


về toán”). KPKH được coi là một trong những phương tiện để PTVT cho trẻ MG. Dựa theo nội dung chương trình GDMN [2], VT cần được phát triển thông qua hoạt động KPKH dành cho trẻ MG 3 - 4 tuổi bao gồm:

Đồ vật: VT về tên gọi một số đồ dùng (bàn, ghế, tủ…); tên gọi các đồ chơi (búp bê, gấu bông, xếp hình…), phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ôtô, thuyền…) và các bộ phận của phương tiện (bánh xe, còi…); về chức năng (lợi ích) của đồ dùng (học, ăn, ngồi, đựng, xem…), đồ chơi (lắp, ghép, xếp, tháo…); về đặc điểm hình dạng, màu sắc, kích thước…của đồ dùng, đồ chơi và phương tiện giao thông

Hiện tượng tự nhiên: VT về tên gọi các hiện tượng tự nhiên thường gặp (mặt trời, mặt trăng, gió, mây, mưa, sấm chớp, bão, cầu vồng…), tính từ (tí tách, lộp độp, mọc, lặn, thổi, ầm ầm, vù vù…), các hoạt động sinh hoạt phù hợp với thời tiết (ăn, ngủ, tắm, mặc…); về đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên (màu sắc, nóng, lạnh, mát mẻ, chói chang…).

Thực vật: VT về đặc điểm các bộ phận của cây (lá, hoa, quả, hạt…) quen thuộc, gần gũi; cấu tạo, công dụng, cách sử dụng, môi trường sống (nước, ánh sáng, đất, độ ẩm…); về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật (đâm chồi, nảy lộc, nở…), chăm sóc và bảo vệ chúng (hái, tỉa, cắt, trồng, bón, tưới…); về đặc điểm hình thái, màu sắc, kích thước, mùi, vị… của cây và các bộ phận của cây (lá, hoa, quả, hạt…).

Động vật: VT về đặc điểm của cơ thể (lưng, ngực, bụng, chân, tai, mắt, cánh…); về hành động, ăn uống, thói quen, vận động… của động vật; về đặc điểm con vật (màu sắc, kích thước, cân nặng…); thể hiện cách chăm sóc, bảo vệ con vật gần gũi (tắm,...).

Một số bộ phận cơ thể: VT về tên gọi các giác quan và bộ phận của cơ thể (mắt, mũi, chân, tay, đầu, mồm…); về chức năng của giác quan và bộ phận cơ thể (nhìn, ngửi, đi, đứng, cầm, nói, cúi, nghe, chạy, nhảy, khóc, cười, nghĩ…), giữ gìn, chăm sóc và bảo các bộ phận cơ thể (vệ sinh, rửa, tắm, băng bó,…); VT về đặc điểm các giác quan và bộ phận cơ thể (long lanh, đỏ hoe, ngắn, dài, to, nhỏ, cao, thấp, khỏe…)…


* Phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ

- Khái niệm phương pháp:

Theo Từ điển Tiếng Việt, “phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội”; hay “là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [29, tr. 983].

Theo Nguyễn Thị Hòa, “Phương pháp giáo dục mầm non là cách thức, con đường hoạt động hợp tác cùng nhau giữa GV và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non” [14, tr. 87]. Từ đó, có thể hiểu: Phương pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là cách thức, con đường hoạt động hợp tác cùng nhau giữa GV và trẻ để tạo ra các điều kiện, cơ hội nhằm kích thích trẻ tích cực thăm dò, tìm tòi cái mới, phát hiện những điều thú vị, chưa biết về các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên bằng các hoạt động: quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, dự đoán, thảo luận, đưa ra quyết định...; để thông qua đó, trẻ gia tăng được số lượng từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.

Trong dạy học, có nhiều cách phân loại phương pháp tùy theo quan điểm tiếp cận. Dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non, mục đích và nội dung tri thức về thế giới tự nhiên, có thể phân chia thành 03 nhóm phương pháp: trực quan (quan sát, sử dụng tài liệu trực quan…), dùng lời (đàm thoại, kể chuyện, đọc truyện…), thực hành (trò chơi, thí nghiệm, lao động, trải nghiệm…). Cụ thể:

+ Nhóm phương pháp trực quan: Đây là nhóm phương pháp trẻ sử dụng các giác quan của mình để trực tiếp nhìn, nghe, cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm… nhằm khám phá thế giới xung quanh. Việc tổ chức cho trẻ trực tiếp tiếp xúc, trải nghiệm, gọi tên giúp trẻ hình thành các khái niệm, bắt chước, nói và sử dụng từ trong giao tiếp. Nhóm phương pháp này được sử dụng với các mục đích: Phát triển và rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, các thao tác trí tuệ; hình thành, củng cố, làm chính xác biểu tượng về các đối tượng trong thế giới xung quanh; giúp trẻ gọi tên đối tượng chính xác và sử dụng từ đúng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.


+ Nhóm phương pháp dùng lời: Là phương pháp dùng các phương tiện ngôn ngữ như trò chuyện, trao đổi, đưa ra câu hỏi, giải thích, lời gợi ý…nhằm giúp trẻ tiếp nhận và phản hồi thông tin, khuyến khích trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh; thể hiện ý muốn, chia sẻ cảm xúc với người khác bằng lời nói. Trong quá trình tổ chức cho trẻ KPKH, phương pháp dùng lời thường kết hợp với phương pháp quan sát, sử dụng tranh ảnh, phim, thí nghiệm, thực hành…để tăng hiệu quả của quá trình nhận thức cũng như phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Lời nói làm sâu sắc kiến thức của trẻ về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Khi sử dụng phương pháp dùng lời, GV cần dựa trên đặc điểm của trẻ về khả năng nghe hiểu lời nói, sự chú ý có chủ định, khả năng chú ý đến nội dung của bài dạy. Có nhiều phương pháp dùng lời, nhưng trong tổ chức hoạt động KPKH, phương pháp “đàm thoại” với những câu hỏi mở có vai trò quan trọng trong PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

+ Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: Là phương pháp cho trẻ thực hành làm việc, được trải nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Trẻ được thực hiện lặp đi lặp lại để phát hiện ra bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ xung quanh, nhờ đó trẻ hình thành VT chủ động hơn, sâu sắc hơn và tích cực hơn. Việc trực tiếp tham gia các hoạt động KPKH vừa giúp trẻ hình thành kiến thức vừa giúp trẻ hình thành các kĩ năng khác. Khi tổ chức hoạt động KPKH, sử dụng trò chơi gắn với từ có chủ định trước của GV ở các chủ đề khác nhau là phương pháp hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội VT. Hoạt động thí nghiệm, thử nghiệm trên đối tượng cụ thể cũng giúp cho trẻ hứng thú, tò mò và tích cực tham gia, qua đó phát triển được những từ ngữ gắn với đối tượng thực, hiểu và sử dụng được từ trong ngữ cảnh thí nghiệm.

Phương pháp thực hành trải nghiệm giúp kết nối kiến thức với thực tiễn cuộc sống phong phú mà trẻ em sẽ được trải qua trong cuộc sống. Bên cạnh việc giúp hình thành kiến thức mới, hoạt động trải nghiệm còn tạo cho trẻ niềm say mê, khơi gợi hứng thú tìm tòi, khám phá về sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh.

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, GV cần phải lưu ý: Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần; Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với mục đích cần đạt của hoạt động trải nghiệm; GV


phải có chương trình, kế hoạch, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp,... phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ. GV cần quan sát từng trẻ, nắm được đặc điểm tâm lí, nhận thức của từng trẻ, từ đó đề ra các mục tiêu cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm. Cần có sự tương tác giữa GV với trẻ và giữa trẻ với nhau. Môi trường vật chất, các loại đồ chơi, nguyên vật liệu,... phục vụ cho hoạt động trải nghiệm phải an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

- Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Theo Từ điển tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [29, tr.96]. Tác giả Nguyễn Thị Hòa cho rằng, “Biện pháp giáo dục mầm non là cách làm cụ thể trong hoạt động cùng nhau giữa GV với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuồi mầm non” [14, tr.88]. Theo chúng tôi: Biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là cách thức cụ thể trong hoạt động cùng nhau giữa GV với trẻ để thực hiện hoạt động KPKH giúp trẻ đạt được sự phát triển VT tiếp nhận (hiểu nghĩa của từ) và VT biểu đạt (sử dụng từ đúng ngữ cảnh).

Mỗi phương pháp, biện pháp đều có ưu điểm nhất định, nên trong quá trình tổ chức các hoạt động, cần phối hợp sử dụng đồng thời, linh hoạt để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

- Hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Việc tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường mầm non nói chung, tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ nói riêng được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc xác định hình thức tổ chức cụ thể dựa trên sự phân tích đặc điểm của mỗi cách phân loại hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non. Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động KPKH khác nhau, các hình thức tổ chức hoạt động KPKH của trẻ 3-4 tuổi chủ yếu thông qua học, chơi và các hoạt động khác (tham quan, dã ngoại, lao động…).

Tổ chức hoạt động KPKH thông qua chơi: Trẻ KPKH theo nhóm hoặc cá nhân. Trẻ được vừa học vừa chơi nên cảm thấy hứng thú, qua đó trẻ hình thành và lĩnh hội VT tốt hơn.


Tổ chức hoạt động KPKH thông qua hoạt động học: Trẻ được KPKH theo nhiều hình thức khác nhau như KPKH ở trong lớp, ở ngoài trời, khi dạo chơi, tham quan…theo sự hướng dẫn của GV. Trẻ được trực tiếp tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, nhờ đó có thể nghe, nói, và hình thành từ.

Tổ chức hoạt động KPKH thông qua các hoạt động khác. Các hình thức này giúp trẻ thêm nhiều hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Qua đó, trẻ vừa có thêm sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng này, vừa tăng số lượng từ, hiểu và sử dụng từ đúng ngữ cảnh.

- Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, cần dựa trên mục tiêu tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ. Cụ thể:

Các mục tiêu về khả năng quan sát, tìm tòi, khám phá về các thuộc tính của đối tượng.

Gọi tên được các đối tượng.

So sánh được các đối tượng, nhận ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng gần gũi.

Trẻ phân loại được các đối tượng.

Thái độ, sự tham gia của trẻ vào các hoạt động KPKH.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá sự phát triển vốn từ của trẻ, mức độ đạt được mục tiêu phát triển vốn từ của trẻ trong hoạt động KPKH.

* Tiến trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo3 – 4 tuổi

Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa về tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm của tác giả Hoàng Thị Phương [33], chúng tôi xác định tiến trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển VT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi gồm các bước sau:

- Bước 1: Thiết kế hoạt động

Ở bước này, GV thực hiện các hoạt động: thiết kế, xây dựng kế hoạch giáo dục, mục tiêu PTVT, lập danh mục từ cần cung cấp, lựa chọn hoạt động phù hợp với mục tiêu.


- Bước 2: Chuẩn bị môi trường hoạt động

Ở bước này, GV thực hiện các hoạt động: xây dựng môi trường vật chất và tinh thần cho trẻ trước khi tiến hành tổ chức hoạt động.

- Bước 3: Thực hiện hoạt động

GV tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. Trẻ trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm đối tượng; được trao đổi, chia sẻ với nhau; được củng cố, vận dụng vốn từ thông qua các hoạt động khác (chơi, ăn, ngủ, đón/ trả trẻ…). Để thực hiện bước này, trước hết GV cần Tạo cơ hội cho trẻ quan sát, trải nghiệm trực tiếp đối tượng (giúp trẻ thu nhận thông tin, hình thành khái niệm tạo cơ sở để trẻ phát triển VT. Quan sát được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, kích thích trẻ tích cực, chủ động, tìm tòi khám phá, tích lũy kinh nghiệm, vốn tri thức về các sự vật, hiện tượng. Quá trình hoạt động làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, ghi nhớ tên sự vật, hiện tượng, quá trình để trẻ có thể tái hiện lại trong một điều kiện khác). Tiếp theo GV cần Tổ chức hoạt động cho trẻ trò chuyện, chia sẻ với nhau về đối tượng trải nghiệm (Trong quá trình trao đổi trẻ được gọi tên các sự vật, hiện tượng, mô tả hành động, đặc điểm của các đối tượng, cảm xúc của trẻ khi tham gia hoạt động. Trẻ học được từ để gọi tên, mô tả… một cách tự nhiên và phù hợp với bối cảnh thực. Qua quá trình trò chuyện, GV cũng phát hiện ra những từ mà trẻ chưa biết để cung cấp từ mới cho trẻ.) Sau đó, GV cho trẻ rút ra kinh nghiệm sau trải nghiệm (Sau khi trẻ trò chuyện, chia sẻ với nhau, GV cung cấp thêm VT mà trẻ chưa biết, giải thích một số hiện tượng một cách đơn giản, phù hợp với nhận thức của trẻ MG 3 - 4 tuổi. Bằng việc sử dụng các câu hỏi mở, GV đàm thoại với trẻ về đối tượng đã trải nghiệm nhằm giúp trẻ suy nghĩ, tự rút ra kinh nghiệm khái quát hóa và hệ thống hóa lại các kiến thức). Cuối cùng GV Khuyến khích trẻ vận dụng kiến thức, các từ được học trong các điều kiện, hoàn cảnh khác (GV khuyến khích trẻ vận dụng các kiến thức được học vào các tình huống trong cuộc sống hàng ngày và quá trình giao tiếp bằng cách tổ chức các hoạt động khác có sự kết nối với kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được như: kể chuyện, vẽ tranh, đóng kịch…)

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí