Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học: Sử Dụng Phần Mềm Spss Và Microsoft Excel 2010 Để Xử Lí Các Số Liệu Thu Được Từ Khảo Sát Thực


tiếp nhận và VT biểu đạt cao hơn 0,71 cho thấy độ tin cậy nội bộ là rất cao. Hiện nay ở Việt Nam thiếu công cụ đo VT được chuẩn hóa. Vì vậy, chúng tôi sử dụng thang đo này để đánh giá VT của trẻ. (xem Phụ lục 5)

7.2.3.6. Phương pháp mô tả chân dung phát triển vốn từ của một số trẻ: Theo dõi trực tiếp sự tiến bộ về VT của 02 trẻ và mô tả kết quả đó trong và sau quá trình nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Excel 2010 để xử lí các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ và thực nghiệm sư phạm.

8. Luận điểm bảo vệ

8.1. Trẻ MG 3 - 4 tuổi có thể phát triển được VT tiếp nhận và VT biểu đạt tự nhiên trong quá trình tham gia vào các hoạt động KPKH ở trường mầm non.

8.2. Vốn từ của trẻ MG 3-4 tuổi được phát triển thông qua trải nghiệm ngôn ngữ. KPKH là hoạt động có nhiều lợi thế trong việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh có ý nghĩa, là môi trường tốt cho sự PTVT. Tổ chức hoạt động KPKH có ảnh hưởng đến sự PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

8.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH có tác động tốt đến PTVT cho trẻ MG 3- 4 tuổi khi được thiết kế có mục tiêu rõ ràng và tiến hành trong môi trường thuận lợi, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm ngôn ngữ một cách tự nhiên, tích cực và thường xuyên.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Bổ sung, làm phong phú hơn lí luận về PTVT, hoạt động KPKH và tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

9.2. Cung cấp thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi của GV ở một số trường mầm non tại tỉnh Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục mầm non trong xây dựng kế hoạch phát triển GDMN của địa phương.

9.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi đề xuất trong luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV mầm non ở tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra có thể

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 3


vận dụng sáng tạo các biện pháp này ở các trường mầm non có điều kiện giáo dục tương đương để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi;

Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi;

Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi;

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ‌

CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

PTVT là nội dung được quan tâm trong các nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ em nói chung, trẻ MG 3 - 4 tuổi nói riêng. Những nghiên cứu về vấn đề này, tập trung theo các hướng sau đây:

Thứ nhất: Những nghiên cứu về tốc độ PTVT của trẻ MG 3-4 tuổi

Ở hướng này có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Owens [69]; Gard. Gilman & Gorman [58]; Linda & Catherine [64]; Lưu Thị Lan [19]; Nguyễn Xuân Khoa [17]; Nguyễn Thị Phương Nga [24]; Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Tươi [12]... Các tác giả trên đều khẳng định bước vào giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có tốc độ phát triển nhanh về vốn từ. Tuy nhiên, mỗi tác giả đưa ra các nghiên cứu khác nhau về số lượng và chất lượng từ cụ thể mà trẻ đạt được. Tác giả Owens (1986) cho rằng: “đến 3 tuổi, hầu như trẻ đều sử dụng được các câu đơn từ 3 đến 4 từ, tiếp thu khoảng 900-1000 từ; VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ được mở rộng. Đến 4 tuổi, trẻ đã thành thạo ngữ pháp cơ bản, tiếp thu khoảng 1500-1600 từ và đa dạng các loại câu hỏi” [69]. Tác giả Gard, Gilman và Gorman (1993) cho rằng: “số lượng từ của trẻ 3 tuổi: 425 - 900 từ, 4 tuổi: 1500 từ” [58]. Mặc dù không chỉ rõ số lượng từ mà trẻ có được ở độ tuổi 3 - 4 nhưng tác giả Linda Clark & Catherine Ireland (1994) khẳng định rằng: “ở thời điểm 3 tuổi, trẻ đã có thể nhớ được những việc xảy ra hôm qua, lên kế hoạch cho ngày mai, phát âm đã khá hoàn thiện, trẻ có thể nhận thức được người lạ khoảng 85%, có khả năng dùng danh từ để đặt tên đồ vật, dùng tính từ để miêu tả đồ vật; khi được 4 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, câu hỏi của trẻ về sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanhphức tạp hơn, trẻ đã dần nắm được quy luật của việc dùng từ (khi nào dùng “một”, khi nào dùng “những”)” [64]. Điều này cũng thể hiện tốc độ PTVT của trẻ MG 3 – 4 tuổi là rất nhanh.


Trên ngữ liệu tiếng Việt, tác giả Lưu Thị Lan, Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Tươi đã nghiên cứu và đưa ra các thông tin về số lượng từ trẻ mà trẻ 3- 4 tuổi có được. Cụ thể, tác giả Lưu Thị Lan (1996) cho rằng: “đến 3 tuổi, trẻ có số lượng từ là 486, đến cuối 3 tuổi thì số lượng từ của trẻ tăng lên 107%; nhưng cuối 4 tuổi, số lượng từ của trẻ chỉ tăng 40,58% so với lúc đầu của 4 tuổi (khoảng 1035 từ)” [20]. Nguyễn Xuân Khoa (1999) cho rằng: “đến 3 tuổi, trẻ sử dụng được 1300 từ, trong đó phần lớn là danh từ và động từ; khi 4 tuổi, vốn từ của trẻ vào khoảng 1900 – 2000 từ, danh từ, động từ vẫn chiếm ưu thế, còn tính từ, các từ loại khác ít sử dụng” [17]. Nguyễn Thị Phương Nga (2006) cho rằng: “Ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh, vốn từ của trẻ tăng gấp 5 lần so với lúc 2 tuổi, trẻ có khả năng sử dụng trung bình khoảng 1000 từ, các từ sử dụng có thể phân chia một cách ước lệ như sau: 60% danh từ, 20% động từ, 10% danh từ riêng và 10% các từ loại khác nhau như tính từ, đại từ...” [24]. Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Tươi cho rằng: “số lượng từ mà trẻ tích lũy được là khoảng 1800 – 1835” [12].

Sở dĩ có nhiều kết quả khác nhau về tốc độ phát triển từ của trẻ MG 3-4 tuổi như trên là do các tác giả nghiên cứu vào các thời điểm khác nhau, với đối tượng trẻ ở các vùng miền khác nhau. Thêm nữa, kết quả này còn phụ thuộc vào VT mà tác giả đề cập là VT tiếp nhận hay VT biểu đạt... Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khẳng định, tốc độ PTVT của trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi diễn ra nhanh. Đây là thời điểm quan trọng để tổ chức hoạt động thúc đẩy sự PTVT cho trẻ.

Thứ hai: Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa PTVT với phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ em

Ở hướng này có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: L.S.Vygotsky[46]; E.I. Tikheeva[39]; Lee Yun Gyung [63]; Paul. L. Morgan [70]… Các tác giả trên đều khẳng định có mối quan hệ giữa PTVT với phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ em. Cụ thể: L.S.Vygotsky nhấn mạnh, ngôn ngữ là công cụ tâm lí quan trọng nhất của một nền văn hóa. Theo ông: “hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập mang tính xã hội chứ không phải là học tập mang tính cá thể. Khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác với người lớn và bạn


cùng trang lứa có năng lực cao hơn; những người giúp đỡ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này, ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó con người trao đổi các giá trị xã hội, là phương tiện vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tư duy” [46]. E.I. Tikheeva cho rằng: “PTVT hay phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải luôn gắn với việc phát triển nhận thức của trẻ. Nếu như trẻ phát triển bình thường thì về mặt ngôn ngữ, mỗi từ mà trẻ học được sẽ tương ứng với một biểu tượng mà trẻ đã thu nhận trước đó” [39]. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, nhận thức và xã hội, Lee Yun Gyung cho rằng: “có mối tương quan giữa ngôn ngữ với kĩ năng điều khiển hành động, cử chỉ; ngôn ngữ với nhận thức” [63]. “Ngôn ngữ là một trong nhiều hình thức thể hiện tinh thần, là một trong những công cụ thể hiện tư duy, là yếu tố hỗ trợ sự phát triển tư duy; quá trình phát triển ngôn ngữ sẽ kéo theo sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ” [53]. Nghiên cứu của tác giả Paul. L. Morgan và cộng sự đã chỉ rõ, “một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ là sự thiếu VT trong diễn đạt cảm xúc, ý tưởng. Lỗ hổng vốn từ thường bắt đầu xảy ra với trẻ lúc 2 tuổi và điều này làm tăng nguy cơ phát triển kém về khả năng đọc sau này” [70]. “Số lượng từ mà trẻ có sẽ quyết định khả năng giao tiếp của trẻ; trẻ biết càng nhiều từ thì sẽ càng lĩnh hội được nhiều thông tin, cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh càng nhiều” [62].

Trên ngữ liệu tiếng Việt, các tác giả: Nguyễn Huy Cẩn [3], [4], [5]; Lưu Thị Lan [19], [20] nghiên cứu đặc điểm phát âm VT, tỉ lệ từ loại trẻ sử dụng, đặc điểm câu, lỗi sai thường gặp trong lời nói của trẻ...; đồng thời khẳng định, sự phát triển thành tố này là điều kiện, tiền đề cho các thành tố khác của ngôn ngữ phát triển. Tác giả Nguyễn Thị Oanh [26] khẳng định: “Trẻ học tiếng mẹ đẻ nhờ những ấn tượng tổng quát chứ không tách bạch từng nội dung. Trẻ học nghĩa của từ và khả năng diễn đạt bằng lời nói một cách mạch lạc thông qua việc tích cực tiếp xúc với các cuốn truyện tranh, thông qua việc miêu tả đồ chơi mà trẻ thích...”

Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, ta có thể thấy nghiên cứu VT và PTVT của trẻ luôn phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển các thành tố khác của ngôn ngữ.


Thứ ba: Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTVT của trẻ

Ở hướng nghiên cứu này có thể kể đến các tác giả Van Kleeck, A [78]; Hoff E [60]; Catherine L. Taylor, Daniel Christensen, David Lawrence, Francis Mitrou, Stephen R. Zubrick [54]; Nguyễn Thị Oanh [26]; Lưu Thị Lan [20]... Các tác giả đã khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự PTVT của trẻ như: “với trẻ 3 - 4 tuổi các yếu tố gồm: trình độ học vấn của người mẹ, tâm lí của người mẹ, tâm lí bất thường của trẻ, là những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng VT từ hiểu nghĩa và cách sử dụng của từ ở trẻ” [54]. Ngoài ra, yếu tố bản thân đứa trẻ cũng là ảnh hưởng đến VT của trẻ. Theo tác giả Lưu Thị Lan: “Các cơ quan của cơ thể trẻ liên quan đến hoạt động nói năng như: bộ máy phát âm, khả năng nghe là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển ngôn ngữ. Nếu như bản thân đứa trẻ bị khuyết tật hay không bình thường các bộ phận trên thì trẻ sẽ không nói được hoặc nói rất khó khăn” [20]. Lưu Thị Lan cũng cho rằng môi trường văn hóa – giáo dục có ảnh hưởng lớn đến VT của trẻ “Trình độ văn hóa của bố mẹ, vai trò của người lớn trong gia đình như ông bà hay anh chị, sự quan tâm giao tiếp ngôn ngữ của những người xung quanh đối với trẻ, môi trường sống của trẻ ở gia đình, nhà trẻ, trường MGđều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự PTVT của trẻ. Các cháu có số lượng từ nhiều là các cháu có đủ các điều kiện tốt nói trên” [20].

Thứ tư: Về đánh giá vốn từ của trẻ

Việc đánh giá VT của trẻ thường tập trung vào đánh giá VT tiếp nhận (receptive vocabulary) và VT biểu đạt (expressive vocabulary), độ rộng (số lượng từ) và độ sâu (mức độ hiểu nghĩa của từ) VT của trẻ, khả năng học từ mới của trẻ trong giai đoạn mầm non. “Peabody Picture Vocabulary Test” (tạm dịch là: kiểm tra VT thông qua tranh “Peabody”) là một phương pháp đánh giá VT tiếp nhận được sử dụng phổ biến của nhóm tác giả Douglas M. Dunn, Lloyd và Leota Dunn. Phương pháp đánh giá này, GV là người đưa ra một bức tranh gồm 04 hình ảnh để yêu cầu trẻ chọn hình tương ứng với từ vựng được kiểm tra [56]. Đây là công cụ dùng để đánh giá tiếng Anh Mỹ, đặc biệt là kiểm tra kĩ năng đọc viết của người tham gia. Công cụ đánh giá khái niệm cơ bản của Bracken (Bracken Basic Concept Scale) được sử dụng phổ biến trong đánh giá VT tiếp nhận; trong đó, người kiểm tra đưa ra 03 hình ảnh và yêu cầu trẻ lựa chọn hình ảnh phù hợp nhất với từ vựng được kiểm tra. Từ các


phương pháp đánh giá cơ bản này, một số nghiên cứu khác đã phát triển công cụ nhằm đánh giá khả năng biểu đạt trong VT của trẻ mầm non, cụ thể: “Để trẻ chủ động đặt tên cho tranh minh họa, đưa ra các câu hỏi dạng “Có/Không” liên quan đến từ được kiểm tra” [49]; “hoặc yêu cầu trẻ giải thích thêm về nghĩa của từ” [50], [51]. Nhìn chung, các phương pháp đánh giá VT dựa trên “Peabody Picture Vocabulary Test” có thể được sử dụng như một phương thức tham khảo hữu hiệu cho các nhà nghiên cứu; tuy nhiên, đối với việc kiểm tra khả năng biểu đạt từ hoặc tính hiệu quả của phương pháp dạy từ vựng tại trường mầm non, cần có các phương pháp đánh giá kèm theo để tăng mức độ chính xác.

Phát triển nghiên cứu của Biemiller và Slonim (2001) [51], Vinco (2013) sử dụng hai phương pháp đánh giá VT biểu đạt của trẻ mầm non là “Test of Preschool Early Literacy (TOPEL)” - Bài kiểm tra kĩ năng từ vựng cho trẻ mầm non [65] và “Preschool Assessment of Vocabulary: Expressive and Receptive (PAVER)” [79]. Đối với bài kiểm tra TOPEL, trẻ được yêu cầu dán nhãn các từ với các tranh minh họa phù hợp và trả lời các câu hỏi liên quan đến nghĩa của từ đó.

Với phương pháp PAVER, trẻ được yêu cầu thực hiện đánh giá thông qua hai tiêu chí: chỉ đúng hình ảnh minh họa của từ kiểm tra và trả lời được các câu hỏi liên quan đến từ đó. Với phần 1 của bài đánh giá về VT tiếp nhận, trẻ được yêu cầu lựa chọn hình ảnh minh họa phù hợp với từ kiểm tra trong 04 đáp án; ở phần 2 của bài đánh giá về vốn từ biểu đạt, trẻ sẽ chủ động đưa ra từ mục tiêu dựa trên hình ảnh minh họa, đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan đến tính chất của từ đó. Để đánh giá VT của trẻ nói tiếng Việt, năm 2018, Pham, G., & Tipton, T.[72] đã nghiên cứu và sử dụng công cụ để đánh giá VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ em. Công cụ được nhóm tác giả xây dựng là các bài tập gọi tên tranh, nhận diện, phân biệt tranh dưới dạng trắc nghiệm (test). Bộ công cụ này được sử dụng ở nhiều nước để nghiên cứu nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2019, nhóm tác giả Pham, G. et al. [73] đã sử dụng bộ công cụ này nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam. Bài nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lời nói – Ngôn ngữ - Thính giác của Hiệp hội Lời nói – Ngôn ngữ - Thính giác Hoa Kì.

Nhìn chung, các nghiên cứu công cụ đánh giá VT của trẻ mầm non đều kết


hợp đồng thời đánh giá VT tiếp nhận và VT biểu đạt. Trong hầu hết các công cụ đánh giá, bức tranh về từng sự vật, hiện tượng, hoạt động được sử dụng như là một phương tiện để kiểm tra VTtiếp nhận và là gợi ý để trẻ đặt câu, sử dụng từ phù hợp với nội dung của bức tranh.

Thứ năm: Những nghiên cứu về phương pháp, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp giao tiếp, tương tác hàng ngày với trẻ để PTVT: Các tác giả tiêu biểu như: Miller, P.H [67]; Miller, P. J. & Mehler, R. A [68]; Penno, Wilkinson & Moore [71]; Elaine Weitzman Zucker [57], Piasta & Kaderavek [81], Ruston, H.P. & Schwanenflugel, P.J., Adger [74], Hoyle & Dickinson [48], McKeown và Beck [49], Girolametto [59], Huttenlocher [61]…Miller, P. H; Miller, P. J. & Mehler, R. A đã chỉ ra rằng: “Trẻ em có thể sử dụng lời nói của mình để nói chuyện với chính mình (nói riêng hoặc tự nói), định hướng tư duy của chúng giúp giải quyết vấn đề và lên kế hoạch cho những gì chúng sẽ làm” [68]. Các tác giả nhấn mạnh rằng: “Để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ và từ vựng, sự tương tác giữa GV và trẻ em, cách trình bày và củng cố từ vựng là những yếu tố quan trọng trong việc học của trẻ em. GV cần giải thích từ và chủ động sử dụngtừ này trong suốt cả ngày trong các hoạt động khác nhau.” [71]. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một trong những vấn đề tồn tại phổ biến là “GV thường không nói chuyện và thu hút trẻ nhỏ vào trò chuyện mở rộng và phát triển ngôn ngữ của chúng, có xu hướng dành nhiều thời gian để đưa ra phương hướng và khi thảo luận về nội dung thường hỏi trẻ những câu hỏi chỉ cần một hoặc hai từ để trả lời” [81].

Nghiên cứu theo hướng này ở Việt Nam có một số tác giả quan tâm như: Nguyễn Thị Oanh [26], Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Tươi [12]. Các tác giả trên đều khẳng định vai trò của giao tiếp, tạo tình huống trong giao tiếp, tương tác hàng ngày đối với PTVT cho trẻ.

Biện pháp đọc sách, kể chuyện, hát và chơi trò chơi… Tương tác trò chuyện và hướng dẫn của GV, cán bộ nhân viên và các thành viên trong gia đình cũng tạo cơ hội cho trẻ nhỏ PTVT” [77]. “Kể chuyện - những câu chuyện cá nhân được tạo ra bởi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023