Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 48

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 49

Bảng 2.3: Mức độ lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH 50

Bảng 2.4: Mức độ lồng ghép nội dung PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vào

các chủ đề KPKH 51

Bảng 2.5: Mức độ các biện pháp được sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 52

Bảng 2.6: Mức độ thường xuyên sử dụng hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 56

Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 61

Bảng 2.9: Mức độ hỗ trợ chuyên môn cho GV trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi 62

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 2

Bảng 2.10: Kết quả chung về phát triển vốn từ của trẻ MG 3 – 4 tuổi 65

Bảng 2.11: Vốn từ của trẻ 3-4 tuổi theo giới tính 66

Bảng 2.12: Vốn từ của trẻ 3-4 tuổi theo khu vực 68

Bảng 2.13: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ tiếp nhận 69

Bảng 2.14: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt 71

Bảng 3.1. Khung hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi 79

Bảng 4.1: Vốn từ của trẻ trước thực nghiệm 107

Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ nhận biết trong vốn từ tiếp nhận TTN 108

Bảng 4.3: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ biểu đạt trong vốn từ biểu

đạt TTN 110

Bảng 4.4: Kết quả chung về vốn từ của trẻ nhóm TN 113

Bảng 4.5: Vốn từ của trẻ nhóm TN theo giới tính 114

Bảng 4.6: Vốn từ của nhóm TN theo khu vực 115

Bảng 4.7: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ nhận biết trong vốn từ tiếp nhận của nhóm TN trước và sau thực nghiệm 117

Bảng 4.8: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ biểu đạt trong vốn từ biểu

đạt của nhóm TN trước và sau thực nghiệm 119

Bảng 4.9: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ tiếp nhận của nhóm ĐC

và nhóm TN sau thực nghiệm 125

Bảng 4.10: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt của nhóm ĐC

và nhóm TN sau thực nghiệm 126


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc PTVT

cho trẻ MG 3 - 4 tuổi 47

Biểu đồ 2.2: Vốn từ trung bình của trẻ 3-4 tuổi theo giới tính 67

Biểu đồ 2.3: Vốn từ trung bình của trẻ 3-4 tuổi theo khu vực 68

Biểu đồ 4.1: Vốn từ của nhóm TN trước và sau thực nghiệm 116

Biểu đồ 4.2: Vốn từ của nhóm ĐC và nhóm TN 122

Biểu đồ 4.3: Vốn từ của bé trai và bé gái sau thực nghiệm 123

Biểu đồ 4.4: Vốn từ của trẻ sau thực nghiệm theo khu vực 124

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH

nhằm PTVT cho trẻ 3-4 tuổi 101


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, đồng thời phản ánh đời sống văn hóa của dân tộc. Cùng với chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ để tư duy. Hai chức năng này quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của mỗi người và cũng là phương tiện để thể hiện hiểu biết của con người về thế giới xung quanh. Khi tư duy của con người phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển, và ngược lại, khi ngôn ngữ phát triển thì cũng có nghĩa là tư duy phát triển. “Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại, không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng" [10, tr.22].

Giáo dục ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non. Ngôn ngữ giúp trẻ biểu đạt nguyện vọng, nhu cầu, là điều kiện để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, từ đó, hình thành nhân cách. Qua các hoạt động ngôn ngữ, trẻ được phát triển toàn diện cả về tư duy, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và các kĩ năng xã hội…Trong các nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em, PTVT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. PTVT giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, nhận thức thế giới xung quanh, để phát triển tư duy. Trẻ muốn diễn đạt ý nghĩ của bản thân cho người khác hiểu và hiểu được người khác phụ thuộc rất nhiều vào sự PTVT. Vốn từ là cơ sở để trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cũng như mọi lĩnh vực khác.

1.2. Trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện. Đây được xem là “cơ hội vàng” để phát triển ngôn ngữ. Giai đoạn này, trẻ có nhu cầu giao tiếp, nhận thức thế giới xung quanh, tự khẳng định mình và tham gia vào các hoạt động. Những nhu cầu này thúc đẩy trẻ khám phá và tạo ra cơ hội gia tăng vốn từ nhanh chóng. VT của trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh trên mọi phương diện: số lượng từ, cơ cấu từ loại, khả năng hiểu nghĩa của từ… Do đó, cùng với việc phát triển các thành tố khác như phát âm, học mẫu câu… thì PTVT là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là trẻ MG 3 - 4 tuổi.

1.3. Ở trường mầm non, tất cả các hoạt động đều có thể PTVT cho trẻ. Mỗi


hoạt động đều có những ưu thế riêng, trong đó, KPKH là hoạt động có nhiều lợi thế. Thông qua hoạt động này, trẻ không những thu nhận được vốn kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh, biết tên gọi các loài cỏ cây hoa lá, các loài động vật… mà còn mở rộng VT đa dạng, chính xác hóa và tích cực hóa VT. Trẻ sử dụng từ ngữ để gọi tên, mô tả các sự vật hiện tượng. Khi trực tiếp tham gia hoạt động KPKH, trẻ được sờ, được ngửi, được nghe, được cảm nhận bằng các giác quan các sự vật, hiện tượng. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức và lĩnh hội VT của trẻ sẽ gần với thực tế đời sống hơn và trở nên hiệu quả hơn..

1.4. Thực tế ở các trường mầm non, khi tổ chức hoạt động KPKH, GV thường chú trọng tới mục tiêu phát triển nhận thức, mà ít chú ý đến phát triển ngôn ngữ nói chung, PTVT cho trẻ nói riêng. Việc PTVT chưa được đặt trong tính hệ thống, trong sự kết hợp giữa các hoạt động với nhau. Trẻ chưa có nhiều cơ hội được giao tiếp, chia sẻ, diễn đạt ý tưởng của mình; các hoạt động KPKH chưa thực sự tạo được môi trường ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Mặt khác, đa số GV còn gặp khó khăn về biện pháp PTVT cho trẻ trong hoạt động KPKH. Những nhược điểm, khó khăn này cần được nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục PTVT, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

1.5. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ nói chung, PTVT nói riêng cho trẻ đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động KPKH như là phương tiện để PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ để giao tiếp học tập, và nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.


3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động KPKH là một trong những phương tiện hiệu quả để PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi. Việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, vốn từ biểu đạt và tiếp nhận của trẻ còn một số hạn chế. Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 3 - 4 tuổi một cách có hệ thống từ thiết kế hoạt động và môi trường hoạt động theo mục tiêu PTVT, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm khám phá trực tiếp sự vật, hiện tượng và sử dụng từ một cách tích cực, thường xuyên, gắn với đối tượng cụ thể trong ngữ cảnh có ý nghĩa, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường thì sẽ giúp trẻ phát triển VT tốt hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở các trường mầm non tại tỉnh Thanh Hóa.

5.3. Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi gồm vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt.

Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi được thực hiện ở trường mầm non.

6.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng:

+ 210 GVMN ở 15 trường mầm non công lập tại tỉnh Thanh Hóa;


+ 120 trẻ 3 - 4 tuổi ở 04 trường (trong 15 trường trên).

- Thực nghiệm: 120 trẻ MG 3 - 4 tuổi ở 02 trường mầm non (trong 15 trường trên).

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận hoạt động: Sự PTVT của trẻ chỉ có hiệu quả nếu tiến hành thông qua các hoạt động phù hợp với hứng thú, khả năng, nhận thức của trẻ, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm, giao tiếp giữa trẻ với bạn bè và người lớn xung quanh. Ở trường mầm non, hoạt động KPKH có ưu thế riêng đối với việc tạo môi trường, tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, trải nghiệm, tích lũy, giao tiếp. Do vậy, cần lựa chọn hoạt động với những đối tượng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với trẻ MG 3- 4 tuổi nhằm giúp trẻ PTVT.

- Tiếp cận hệ thống: Quá trình tổ chức hoạt động KPKH là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục trong trường mầm non. Quá trình này bao gồm nhiều thành tố như: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá... Các thành tố này có vị trí, chức năng nhất định và có tác động qua lại với nhau. Tính hệ thống yêu cầu khi hướng dẫn trẻ KPKH cần đặt trong mối quan hệ với các điều kiện khách quan khác có ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động như: điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm của môi trường tự nhiên, xã hội của địa phương, điều kiện của trường mầm non.

- Tiếp cận tích hợp: Vận dụng quan điểm tiếp cận tích hợp, luận án nghiên cứu tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ có phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. PTVT cho trẻ cần được tiến hành tích hợp đan cài thông qua các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Thông qua tổ chức hoạt động KPKH, GV tạo điều kiện để trẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng bằng các giác quan, tiếp thu VT cùng với quá trình hình thành biểu tượng về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.

- Tiếp cận phát triển: PTVT của trẻ là một quá trình liên tục mang tính kế thừa. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 3 - 4 tuổi được dựa trên sự phát triển chung của trẻ, ở từng giai đoạn các biện pháp tác động nhằm củng cố VT đang có, giúp trẻ đạt được mức độ phát triển cao hơn. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được, tìm kiếm cách thức tác động nhằm nâng cao VT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua tổ chức hoạt động KPKH ở trường mầm non.


7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

7.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu khoa học trong và ngoài nước về PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi; tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ 3 - 4 tuổi; tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

7.2.1.2. Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: Sử dụng phương pháp này nhằm xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lý thuyết, thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm của luận án.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non nhằm phát hiện thực trạng, các biện pháp đã áp dụng, biểu hiện VT của trẻ. Kết quả quan sát được ghi chép, mô tả và kết hợp với các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác để phân tích, rút ra nhận xét khoa học.

7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đối với GV để điều tra thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp GV để có thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động KPKH; phương pháp, hình thức và những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non. Ngoài ra, trò chuyện trực tiếp với trẻ MG 3 - 4 tuổi để thu thập thêm thông tin về mức độ PTVT của trẻ.

7.2.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khoa học, sự phù hợp, khả thi của biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

7.2.3.5. Phương pháp sử dụng thang đo: Sử dụng thang đo của Pham, G., & Tipton, T. (2018) nhằm kiểm tra VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ MG 3 - 4 tuổi. Đây là công cụ được xây dựng theo qui trình chuẩn được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về đánh giá năng lực ngôn ngữ của trẻ em nói tiếng Việt được công bố trong khoảng 5 năm gần đây. Hai nội dung đo của công cụ gồm VT tiếp nhận và VT biểu đạt là hai năng lực cơ bản trong VT của trẻ. Hệ số alpha Cronbach ở VT

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí