Những Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ Mẫu Giáo 3 - 4 Tuổi


những đứa trẻ là kết quả của hoạt động trải nghiệm thực tế - là một biện pháp hiệu quả mà GV có thể sử dụng để gia tăng sự PTVT của trẻ” [68]. “Những trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều câu chuyện khác nhau thì VT và độ phức tạp ngữ pháp trong ngôn ngữ nói của chúng phát triển hơn những đứa trẻ khác” [75]. Theo tác giả Tikheeva E. I, “một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ là cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, kể chuyện, tham quan, hay tổ chức trò chơi” [39]. Tác giả Christ, T. and Wang, C, đã khẳng định: “Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng VT trong hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa là một việc làm quan trọng nhằm phát triển VT” [55].

Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Oanh cho rằng, nhiệm vụ PTVT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi gồm: “(1) PTVT và kĩ năng sử dụng từ ngữ trong lời nói của trẻ; (2) Hình thành và phát triển cấu trúc ngữ pháp cho trẻ; (3) Giáo dục ngữ âm cho trẻ MG 5- 6 tuổi. Tác giả đã phân tích cách thức PTVT, mở rộng nội dung ý nghĩa từ vựng cho trẻ MG 5 – 6 tuổi bằng con đường nhận thức thế giới xung quanh thông qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động phù hợp như: vui chơi, học tập, lao động, dạo chơi, tham quan..., trong đó hoạt động vui chơi và hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo” [26]. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu lý giải “trẻ lĩnh hội các thành tố của ngôn ngữ như thế nào?”; chỉ ra nội dung, phương pháp, hình thức phát triển từng thành tố của ngôn ngữ; trong đó đều thống nhất sử dụng các nhóm phương pháp như dùng lời, trực quan, thực hành và trò chơi...; đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể [11], [12], [36], [43],... Các tác giả đã mô tả chi tiết về cách thức tiến hành các phương pháp/biện pháp PTVT cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ giai đoạn 3-4 tuổi vẫn chưa được các tác giả quan tâm. Đây là cơ hội để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu.

Qua phân tích các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi có thể thấy nghiên cứu từ góc nhìn này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu này đã chỉ ra được mối quan hệ giữa PTVT với phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ; yếu tố ảnh hưởng đến sự PTVT, tốc độ PTVT, đánh giá VT cũng như các phương pháp, biện pháp PTVT cho trẻ MG. Những nghiên cứu này có vai trò quan trọng, cung cấp một bức tranh khái quát về vốn từ của trẻ (tốc độ, yếu tố ảnh hưởng, cách đánh giá, phương pháp phát


triển...). Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ chú trọng đến nhiệm vụ phát triển VT và đưa ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ chung cho trẻ. Do vậy, việc xác định nhiệm vụ, biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm PTVT có ý nghĩa lớn đối với phát triển toàn diện cho trẻ MG 3-4 tuổi.

1.1.2. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Thứ nhất: Những nghiên cứu về vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Nghiên cứu theo hướng này có những tác giả tiêu biểu như: Worth, K [80], Nguyễn Thị Thu Hiền [13]... Các tác giả nhấn mạnh vai trò to lớn của quá trình quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội đối với việc lĩnh hội kiến thức, phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ em. Điểm chung trong nghiên cứu của các tác giả này là: Qua hoạt động KPKH, trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh, được khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích, lập luận... Kết quả là trẻ thu được một số lượng từ đáng kể, phát triển được năng lực quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề... Đây là điều kiện để ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ, phát triển. Worth, K. cho rằng việc dạy và học khoa học trong lớp học mầm non, giúp trẻ sử dụng và phát triển các kĩ năng quan trọng như làm việc nhóm, phát triển ngôn ngữ và hiểu biết toán học [80].

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định “vai trò quan trọng của trò chơi thí nghiệm trong việc tạo hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực trí tuệ trong hoạt động KPKH. Qua đó phát triển được VT nói riêng và ngôn ngữ nói chung” [13].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên chủ yếu phân tích vai trò, ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động KPKH tới sự phát triển về mọi mặt của trẻ mầm non nói chung, chưa tập trung nghiên cứu biện pháp tổ chức PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

Thứ hai: Các nghiên cứu về hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 4

Tác giả Marilyn Fleer & Tim Hardy [66] đưa ra những hướng tiếp cận hướng


dẫn trẻ KPKH. Thomas [37], Bloom [52] xem hoạt động KPKH như là một phương tiện để giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ MG và xây dựng “ngân hàng” các hoạt động KPKH cụ thể nhằm hướng dẫn GV mầm non tổ chức KPKH cho trẻ một cách đa dạng, tạo ra các cơ hội để trẻ tham gia hiệu quả, qua đó PTVT cho trẻ.

Tìm hiểu về việc cho trẻ thực hành trải nghiệm trong hoạt động KPKH, tác giả Janet Humphyryes cho rằng: “Trẻ từ 0 – 6 tuổi luôn khám phá thế giới bằng các giác quan. Trẻ có thể hiểu tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới tự nhiên. GV nên lựa chọn những hoạt động trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu. Để giúp trẻ thực hiện được điều này, GV tạo cơ hội cho trẻ được hòa mình vào môi trường tự nhiên và dành thời gian để khám phá nó” [16].

Tác giả Nguyễn Thị Nga đề xuất 05 biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển khả năng suy luận cho trẻ 5 – 6 tuổi [23]. Các tác giả Hoàng Thị Phương [32], Nguyễn Thị Thanh Thuỷ [38], Trần Thị Ngọc Trâm [42] và Hồ Lam Hồng [15] hướng dẫn tổ chức hoạt động hoặc những nội dung KPKH cụ thể thông qua việc xây dựng “ngân hàng” các hoạt động KPKH về thiên nhiên vô sinh, đất, nước, không khí, ánh sáng và thế giới động, thực vật… nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Nhìn chung, các nghiên cứu về tổ chức hoạt động KPKH đã phân tích được vai trò của việc tổ chức hoạt động KPKH tới sự phát triển về mọi mặt của trẻ mầm non .

1.1.3. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Nghiên cứu về hoạt động KPKH đã được quan tâm, tuy nhiên nghiên cứu về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG nói chung và trẻ MG 3 – 4 tuổi còn khá ít. Hướng nghiên cứu này, tập trung vào 2 nội dung chính:

Thứ nhất: Nghiên cứu sử dụng bài tập, trò chơi, thí nghiệm... trong quá trình cho trẻ KPKH nhằm PTVT

Tác giả Tikheeva E. I cho rằng, xây dựng hệ thống bài tập, trò chơi khác nhau sẽ phát triển khả năng tiếp thu, quan sát, các biểu tượng, tư duy và ngôn ngữ .... cho


trẻ MG. Bà đưa ra một số bài tập mở rộng VT phát triển ý nghĩa từ vựng cho trẻ như sau: “(1) Chọn những định ngữ cho vật thể; (2) Đoán những vật thể theo định ngữ;

(3) Chọn những vị ngữ (chỉ hành động) cho vật thể hoặc chọn vật thể căn cứ vào vị ngữ; (4) So sánh sắc thái của từ; (5) Tiếp tục câu bỏ dở; (6) Thêm các mệnh đề phụ;

(7) Những bộ phận cấu thành của vật thể; (8) Nói thành câu với từ cho sẵn; (9) Giải câu đố và đặt câu đố; (10) Phân loại vật thể” [39].

Bài tập này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong việc làm giàu VT, phát triển nội dung của từ, giúp trẻ biết sử dụng từ ngữ đúng trong khi nói. Do đó, chúng tôi sẽ chọn lọc và vận dụng vào việc tổ chức cho trẻ MG 3 - 4 tuổi lĩnh hội VT trong hoạt động KPKH.

Thứ hai: Tổ chức hoạt động trải nghiệm và thảo luận về các hoạt động trong quá trình KPKH nhằm PTVT cho trẻ, có các tác giả Smith [76], Lauren Lowry[62], Humphyryes [16], Lưu Thị Lan [20], Đinh Hồng Thái [36], Nguyễn Văn Cẩn [5], Lã Thị Bắc Lý [21], Bùi Thị Lâm [18], Lê Thị Thanh Sang [35], Nguyễn Thi Minh Phương [34]... Các tác giả đều tập trung nghiên cứu về sự PTNN của trẻ, các biện pháp phát triển ngôn ngữ, sử dụng hoạt động KPKH như là phương tiện để phát triển ngôn ngữ và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động để PTNN cho trẻ mầm non....

Tác giả Smith đã chỉ ra phương pháp kích thích hứng thú tìm hiểu thế giới thực vật của trẻ em thông qua các hoạt động trồng cây, chăm sóc cây. Qua đó, VT của trẻ về môi trường xung quanh được xuất hiện từ đơn giản đến phức tạp. [76] Cũng nghiên cứu hướng này, Lauren Lowry nhấn mạnh, “khi cung cấp từ mới cho trẻ, đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi, không nên đưa nhiều từ cùng một lúc mà nên tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ diễn đạt để trả lời; nên kết hợp dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để trẻ hiểu sâu hơn từ mới đó” [62].

Như vậy, hoạt động KPKH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mọi mặt của trẻ, trong đó có PTVT. Số lượng từ của trẻ sẽ gia tăng, trẻ hiểu và sử dụng đúng nếu chúng ta thường xuyên và biết cách giao tiếp với trẻ, dạy trẻ, chơi cùng trẻ. Hoạt động KPKH giúp trẻ trực tiếp cảm nhận các sự vật, hiện tượng, qua đó kích thích ngôn ngữ để trẻ lĩnh hội được từ. Các hoạt động KPKH không chỉ giúp cho VT của trẻ được mở rộng mà còn giúp trẻ hiểu và lựa chọn, sử dụng từ phù hợp .


Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về VT, PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi. Đặc biệt, những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học nói chung, khám phá khoa học nhằm PTVT cho trẻ nói riêng đã được quan tâm. Các nghiên cứu theo hướng này cũng đã hướng dẫn được cách tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi ở Việt Nam đến nay vẫn còn là một khoảng trống. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu cách tổ chức hoạt động KPKH để PTVT cho trẻ một cách bài bản, hệ thống, từ đó xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

1.2. Cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi

1.2.1. Từ và vốn từ

1.2.1.1. Từ

- Khái niệm:

Có nhiều cách hiểu về từ, tuy nhiên khi đưa ra khái niệm về từ, người ta thường chú ý đến các bình diện chính: hình thức (ngữ âm và cấu tạo); ngữ nghĩa; ngữ pháp và phong cách.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định, được dùng để cấu thành câu.” [29, tr.1035].

Theo nhóm tác giả Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân và Nguyễn Thị Thu Nga: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có ý nghĩa và có chức năng độc lập tạo câu” [22, tr.33].

Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [6, tr.6].

- Phân loại:

Theo Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân và Nguyễn Thị Thu Nga: “từ loại tiếng Việt được chia thành hai lớp lớn và một lớp trung gian” [22].


Thực từ: gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ. Chúng có đặc điểm: “(1) Có ý nghĩa từ vựng; (2) Có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ; (3) Có khả năng đảm nhiệm các thành phần chính trong câu.” [22]

+ Danh từ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

+ Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...

+ Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự

Hư từ: gồm phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ. Chúng có đặc điểm: “không có ý nghĩa từ vựng, không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ, không có khả năng đảm nhiệm các thành phần chính trong câu” [22].

Lớp từ trung gian: Là đại từ, có đặc điểm: “(1) Giống thực từ: Có khả năng đảm nhiệm một số thành phần câu như chủ ngữ, bổ ngữ; (2) Giống hư từ: Không có ý nghĩa từ vựng. Khi thay thế cho từ loại nào thì đại từ mang đặc điểm của từ loại đó” [22].

1.2.1.2. Vốn từ

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, “VT bao gồm toàn thể những từ và các đơn vị tương đương với từ” [47, tr.428]. Với khái niệm này, “vốn từ’’ được hiểu theo nghĩa rộng, tương đương với từ vựng.

Theo Lê Hữu Tỉnh, “VT của cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp” [40, tr.14].

Khái niệm này cho thấy, “từ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân” tức là cá nhân đã hiểu được nghĩa của từ đó (VT tiếp nhận), còn “sử dụng được từ trong hoạt động giao tiếp” tức là phải được biểu hiện ra bên ngoài bằng cách cá nhân đó vừa phát âm được vừa sử dụng được từ trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau (VT biểu đạt). Như vậy, VT của trẻ bao gồm cả những từ/ cụm từ trẻ hiểu, đã có trong trí não nhưng chưa biết cách sử dụng và những từ/cụm từ trẻ đã biết sử dụng trong giao tiếp.


1.2.2. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

1.2.2.1. Khái niệm vốn từ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.

Từ khái niệm vốn từ của Lê Hữu Tỉnh [40, tr.14], luận án hiểu:

VT của trẻ MG 3- 4 tuổi là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ của một ngôn ngữ, được lưu giữ trong trí óc của trẻ dưới dạng tiếp nhận (hiểu nghĩa của từ) hoặc biểu đạt (sử dụng được từ phù hợp)”

1.2.2.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non nói chung, trẻ MG 3 – 4 tuổi nói riêng là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển những thành tựu của giai đoạn trước

- Vốn từ xét về mặt số lượng

Trong phần Tổng quan, luận án đã trình bày cụ thể các kết quả nghiên cứu về số lượng từ của trẻ ở những mốc tháng mà trẻ có thể đạt được. Chúng tôi xin nhắc lại số liệu của một số tác giả trong nước. Theo Lưu Thị Lan, trẻ 3 tuổi có số lượng từ là 486. Trẻ 4 tuổi có số lượng từ là 724 [20], theo Nguyễn Xuân Khoa trẻ 3 tuổi có số lượng từ là 1300, trẻ 4 tuổi có khoảng 1900 – 2000 từ [17].

- Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại

Xét về cơ cấu từ loại, trẻ MG 3-4 tuổi chủ yếu tiếp thu danh từ và động từ, các từ loại khác ít hoặc chưa xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ các từ loại khác tăng lên theo độ tuổi của trẻ, song mức độ ở các năm có sự khác nhau và ở từng loại cũng khác nhau. Theo Lưu Thị Lan, cơ cấu từ loại trong VT của trẻ 4 tuổi gồm: danh từ: 37.91% → 35,36%; động từ: 33,36% → 31,04%; đại từ: 2,82% → 3,61% [20].

Sự tăng giảm của các từ loại trong VT phù hợp với nhận thức của trẻ. Khi còn nhỏ thì sự nhận biết của trẻ chủ yếu là các đồ vật, hành động và những người thân thiết nhất. Chính vì thế VT của trẻ chủ yếu là các danh từ, động từ chỉ tên gọi sự vật, hiện tượng và hoạt động . Khi lớn hơn, trẻ nhận biết thêm được các đặc điểm, tính chất, mối quan hệ của các sự vật, hành động,... do đó các từ loại khác được xuất hiện và phát triển phong phú hơn.

Theo các nhà ngữ pháp học chức năng thì động từ là từ loại có vai trò đặc


biệt quan trọng đối với trẻ. Động từ giúp trẻ biểu thị được mong muốn của bản thân và giúp những người xung quanh hiểu mong muốn của trẻ. Ví dụ: Khi trẻ nói ăn mẹ hiểu trẻ đói, cần ăn. Khi trẻ nói đi chơi nghĩa là bé muốn được đi chơi. Vì thế, sử dụng tốt động từ sẽ giúp trẻ biết sử dụng các từ loại khác.

- Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ

Khi tiếp thu được một từ mới, trẻ thường dùng từ đó như một từ riêng, có nghĩa là một từ chỉ biểu hiện cho một đối tượng duy nhất chứ chưa thể khái quát được cho các đối tượng cùng loại. Ví dụ, trẻ dùng từ "áo" để chỉ một cái áo cụ thể trẻ mặc, sau này khi lớn hơn trẻ mới có thể dùng để khái quát mọi cái áo khác cùng loại. Điều này cho thấy, khả năng hiểu nghĩa từ tùy thuộc vào sự phát triển nhận thức của trẻ qua các độ tuổi.

Theo Fedorenko, trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau: - Mức độ zêrô (mức độ không): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Trẻ hiểu được ý nghĩa gọi tên này: mẹ, bố, bàn, bát, ... (nghĩa biểu danh). - Mức độ 1: Ý nghĩa biểu hiện ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà, ...

- Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (cam, xoài); xe (máy, ô tô); con (gà, cá, heo),... - Mức độ 3: mức độ cao hơn trẻ có thể nắm được như: phương tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy, đồ vật; đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập... MG 5 - 6 tuổi

- Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái nhiệm trừu tượng; số lượng, chất lượng, hành động…

Theo đó, trẻ lứa tuổi nhà trẻ hiểu được ý nghĩa ở mức độ zêrô và 1.Trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn hiểu được ý nghĩa của từ ở mức độ 2 và 3.Trẻ ở cấp phổ thông hiểu được nghĩa của từ ở mức độ 4. [8].

Giai đoạn 3 - 4 tuổi trẻ không chỉ hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hành động cụ thể mà còn có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất, màu sắc, các mối quan hệ,... để có thể vận dụng giao tiếp với người khác. Trẻ có thể hiều được đặc điểm của một số loài vật, chẳng hạn như: con khỉ sống ở đâu, ăn gì... Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể nói được tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc (xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu điện,…); Nói được đặc điểm của một số con vật (con gà, con chó, con lợn, con khỉ,…); Nói được đặc điểm của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023