Danh Sách Các Địa Điểm Du Lịch Đang Hoạt Động Ở Huyện Vĩnh Cửu


Làng bưởi Tân Triều nằm gần một số điểm có giá trị về văn hóa, lịch sử khác như làng nghề truyền thống, chăn nuôi hươu, làng người Chơro,…có thể tiến hành kết nối các điểm đến hình thành tuyến DL hấp dẫn.

+ Cơ sở lưu trú

Khu DLST Năm Huệ đang hoạt động du lịch không phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ cho du khách nghỉ qua đêm. Khu vực dân cư làng bưởi Tân Triều chủ yếu là nông dân trồng bưởi nên địa bàn thiếu cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn. Hoàn thiện hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc.

Trong làng bưởi Tân Triều các cơ sở lưu trú được xây dựng khá đơn giản, chủ yếu phục vụ cho khách lẻ, nhóm nhỏ. Sức chứa không đáp ứng được tải trọng lớn. Vì thế, khách đi tham quan tiến hành trong một ngày.

Khuyến khích dân cư đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, homestay,.. mang giá trị kiến trúc truyền thống đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách đến điểm DL. Bên cạnh đó cung cấp nơi vui chơi giải trí, tham quan và thưởng thức ẩm thực,.. tăng cường cung ứng sản phẩm DL khi chưa đến mùa vụ thu hoạch nông sản.

+ Văn hóa

Đầu tư cho hạ tầng, bảo tồn di tích từ nguồn ngân sách đầu tư nâng cấp một số tuyến đường chính trên địa bàn huyện và hệ thống cầu cống phục vụ dân sinh. Hiện nay hệ thống đường nông thôn được đầu tư rộng khắp nhằm kết nối giao thông cũng như thuận tiện di chuyển giữa các điểm du lịch nổi bật trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, địa phương kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình DL phù hợp điều kiện tài nguyên sẵn có cải thiện thu nhập hộ gia đình.

+ Y tế

Đội ngũ cán bộ tế và cơ sở vật chất phục vụ địa phương phục vụ người dân được đầu tư khá tốt, đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh cho dân cư toàn huyện, đặc biệt công tác hỗ trợ phòng, điều trị cho người dân vùng sâu, vùng xa.

Ngành y tế địa phương luôn tham gia đầy đủ các chương trình y tế quốc gia và chương trình ngành. Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em,


thực hiện tốt công tác dân số với kế hoạch hóa gia đình từ cấp huyện đến ấp, xã. Địa bàn luôn cố gắng duy trì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,16%.

+ Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính và bưu điện địa phương được đầu tư, nâng cấp ngày càng tốt hơn. Một phần đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân cũng như kịp thời phổ biến chỉ đạo thực hiện những chính sách mới tại địa bàn huyện. Đây chính là cơ sở tiền đề đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, du lịch địa bàn.

2.2.4. Chính sách quản lý và xúc tiến quy hoạch DLNN

+ Tổ chức, quản lý

Toàn bộ các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch hoặc có liên quan đều chịu sự điều phối và quản lý của chính quyền sở tại, cơ quan nhà nước cao nhất ở địa phương là Uỷ ban nhân dân cấp xã và cấp huyện. Chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng điểm đến an ninh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia phát triển kinh doanh du lịch, đồng thời tạo hình ảnh điểm đến du lịch thân thiện gây ấn tượng đối với du khách.

Cơ quan nhà nước quản lý hoạt động du lịch hiện nay là Phòng Văn hóa – Thông tin. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng phối hợp hỗ trợ quản lý về lữ hành kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân liên quan đến cung ứng dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, sản phẩm lưu niệm,…

Tuy nhiên, công tác quản lý du lịch tại Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vĩnh Cửu đối mặt với vấn đề thiếu nguồn nhân lực chuyên môn. Cán bộ có đủ trình độ, năng lực và được đào tạo đúng chuyên ngành chưa có. Vì thế, việc tổ chức quản lý hoạt động du lịch và tham mưu xây dựng ngành du lịch ở địa phương còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi huyện cần chiến lược quy hoạch, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ khả năng lẫn chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch trong tương lai.


+ Công tác quảng bá

Tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch lảng bưởi Tân Triều vẫn chưa nổi bật bởi hiện nay vẫn nằm trong chương trình chung và chịu điều phối bởi Trung tâm xúc tiến du lịch huyện Vĩnh Cửu và tỉnh Đồng Nai.

Doanh nghiệp du lịch độc lập đã triển khai hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến thiếu một số hình thức như ấn phẩm, thiết kế website,… Tiêu biểu doanh nghiệp Năm Huệ sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng bằng các chương trình giới thiệu ẩm thực, bán nông sản đã qua chế biến,.. Tuy nhiên, chất lượng lẫn nội dung chưa đặc sắc hấp dẫn và gây sự chú ý đối với cộng đồng. Do nguồn kinh phí thực hiện quảng bá, tuyên truyền gặp khó khăn.

2.3. Thực trạng phát triển DLNN

2.3.1. Ở huyện Vĩnh Cửu

Trong vài năm gần đây, ngành du lịch của huyện Vĩnh Cửu có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Địa phương luôn chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư mở rộng các điểm đến du lịch đang khai thác và các điểm du lịch tiềm năng. Nhằm phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông, một số công trình cơ sở hạ tầng cải tạo lẫn xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mạng lưới du lịch trên địa bàn, bên cạnh du khách dễ dàng tiếp cận điểm du lịch ở địa phương. Ban ngành quản lý du lịch luôn nỗ lực trong công tác mời gọi đầu tư và khuyến khích phát triển đa dạng loại hình du lịch.

Du khách đến huyện khá đa dạng gồm học sinh, sinh viên,.. với nhiều mục đích như tham quan, nghiên cứu hoặc vui chơi giải trí. Thực tế, kết quả hoạt động du lịch của huyện Vĩnh Cửu chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch hiện đang sở hữu.

Ngoài ra, khai thác điểm đến du lịch mang tính tự phát, rời rạc thiếu sự kết nối hình thành mạng lưới du lịch. Các hộ nông dân thông qua công ty lữ hành địa phương để trở thành một mắc xích trong tour du lịch thông qua cảnh quan đẹp hoặc ẩm thực đồng quê.

Ngành dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống và sử dụng một số dịch vụ giải trí có sẵn đến du khách. Hoạt động du lịch tồn tại nhiều


bất cập khi việc thu hút khách đi du lịch của tour địa phương hay liên kết còn hạn chế.

Số lượng các địa điểm du lịch phục vụ du khách còn hạn chế, phần lớn chưa đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đang chờ được cấp giấy phép hoạt động và thiếu định hướng phát triển tương lai cụ thể. Bên cạnh đó, dù địa phương cố gắng hỗ trợ tư vấn, tập huấn để người dân xây dựng điểm du lịch hoặc phát triển các dịch vụ khác liên quan đến phục vụ du lịch nhưng vốn đầu tư, chi phí cao trở thành rào cản để người nông dân phát huy tính sáng tạo và cởi mở hơn trong vấn đề tham gia hoạt động dịch vụ nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH địa phương.

+ Khách du lịch

Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu có 05 điểm du lịch đang khai thác gồm làng bưởi Tân Triều, du lịch sinh thái Cao Minh, homestay Bà Đất, khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hóa Đồng Nai và trung tâm du lịch Đảo Ó-Đồng Trường.

Năm 2019, các điểm đến du lịch của huyện Vĩnh Cửu đón 131.640 lượt khách tham quan tăng 4.687 lượt khách so với năm 2017 (84.793 lượt khách). Cụ thể:

- Du lịch Cao Minh: đón 18.000 lượt khách tham quan, giảm 7.000 lượt khách so với năm 2017 (25.000 lượt khách). Khu du lịch gắn liền với nhóm văn nghệ sĩ giao lưu, sinh hoạt và trao đổi giữa những nhà sáng tác cùng ca sĩ, kết hợp nhu cầu tham quan vườn cây sinh thái. Khách du lịch là học siinh, sinh viên tổ chức hoạt động cắm trại vào dịp hè hàng năm.

- Homestay Bà Đất: đón 1.440 lượt khách tham quan, tăng 620 lượt so với năm 2017 (820 lượt khách).

- Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hóa Đồng Nai: đón 24.600 lượt khách tham quan, tăng 1.364 lượt so với năm 2017 (23.236 lượt khách). Tốc độ tăng trưởng trung bình về du khách 7,5%/năm với khoảng 5% khác du lịch lưu trú so với trên địa bàn huyện. Đặc biệt, khách quốc tế đến điểm du lịch này chủ yếu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các cơ quan, trường đại học, tình nguyện viên của các tổ chức quốc tế nên chỉ chiếm khoảng 1,5%,.. phần lớn còn lại khách du lịch nội địa


trong vùng, các tỉnh, thành phố lân cận với nhóm du khách trẻ yêu thích tham quan tự do với hình thức “balo – phượt” hoặc nhóm học sinh, sinh viên tổ chức hội trại.

- Trung tâm du lịch Đảo Ó – Đảo Đồng Trường: đón 66.100 lượt khách tham quan, giảm 8.500 lượt so với năm 2017 (30.000 lượt khách). Tốc độ tăng trưởng trung bình về du khách là 0,6%/năm với thành phần khách nội địa.

Các điểm đến đáp ứng cho nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách là Homestay Bà Đất với sức chứa 30 khách và trung tâm du lịch Đảo Ó – Đảo Đồng Trường có 20 phòng gỗ (loại phòng bagalow, phòng đơn, phòng đôi), 4 phòng tập thể và 17 phòng theo tiêu chuẩn khách sạn. Đặc biệt, Trung tâm sinh thái – Văn hóa – Lịch sử chiến khu Đ với nhà khách Mã Đà được đầu tư theo tiêu chuẩn có 26 phòng (gồm 2 phòng VIP, 12 phòng đơn, 8 phòng đơn, 4 phòng nghỉ - tiếp khách – làm việc theo số lượng 2- 4 khách/ phòng, 2 phòng tập thể nhóm 8 người), riêng nhà nghỉ tại Trung tâm sinh thái hồ Bà Hào có 9 phòng đơn.

Theo báo cáo hàng năm của huyện Vĩnh Cửu, tốc độ tăng trưởng trung bình khách có lưu trú là 27,33%/năm, thể hiện nhu cầu được lưu trú tại các điểm du lịch ngày càng tăng. Tốc độ tăng trương trung bình về khách du lịch khoảng 16,99%. Ngày lưu trú bình quân dựa trên số liệu của các cở sở kinh doanh lưu trú, khu du lịch thì trong nước hay khách nội địa là 1,1 ngày/ khách và quốc tế 1,2 ngày/ khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đối với khách nội địa là 3,10% và riêng khách quốc tế đạt 4,47%. Số ngày lưu trú ghi nhận tăng qua từng năm nhưng số lượng khách lưu trú chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác phần nào phản ánh thực tế cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ chưa được đầu tư xây dựng nên lượng khách tham quan trong ngày luôn chiếm tỷ lệ cao.

Như vậy, du khách đến các địa điểm du lịch huyện Vĩnh Cửu có thể phân thành 2 nhóm cơ bản như sau:

- Khách tham quan du lịch nội địa chiếm 98,8% có xu hướng tăng nhanh khi một số dịch vụ tại địa phương được cải thiện, nâng cao thu hút du khách. Khách đa dạng là cán bộ, công viên chức, lao động ngành công nghiệp, học sinh, sinh viên và du khách tự do. Mục đích chuyến đi của khách trong nước chủ yếu ngắm cảnh, nghỉ


dưỡng cuối tuần, cắm trại, vui chơi theo nhóm, đoàn thể hoặc tham gia các lễ hội, tâm linh.

- Khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 1,2%, các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, du học sinh, tình nguyện viên quốc tế đến từ các viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế, trường đại học,.. Mục đích nghiên cứu, kết hợp tìm hiểu khu bảo tồn sau khi tham gia hội nghị, hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, thống kê có thiếu sót đối với nhóm khách du lịch quốc tế “balo” và du khách nội địa đi “phượt” tham quan hoặc lưu trú tại các nhà dân và nhà nghỉ tự phát chưa đạt tiêu chuẩn trở thành nơi phục vụ qua đêm của du khách trên địa bàn huyện lớn hơn cũng như thúc đẩy ngành du lịch còn khá non trẻ của địa phương.

Tuy tốc độ tăng trưởng của huyện Vĩnh Cửu cao nhưng do xuất phát điểm thấp hơn dẫn đến các chỉ tiêu cụ thể ở địa phương cũng thấp hơn so với những địa bàn huyện khác, thành phố của tỉnh Đồng Nai. Từ đó, địa phương cần nghiên cứu thêm hướng phát triển hoạt động du lịch và xây dựng SPDL đủ sức hấp dẫn, mang tính mới, riêng biệt nhằm thu hút lượng du khách.

Bảng 2.4. Danh sách các địa điểm du lịch đang hoạt động ở huyện Vĩnh Cửu

(đơn vị: lượt khách)


Stt

Địa điểm

Loại hình

du lịch

2017

2018

2019

TTBQ

(%)

1

Làng bưởi Năm

Huệ

Sinh thái

5.737

7.597

66.100

125,85

2

Du lịch Cao Minh

Sinh thái

25.000

18.000

18.000

-10,37

3

Homestay Bà Đất

Cộng đồng

820

1200

1.440

20,64


4

Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hóa

Đồng Nai

Sinh thái, tham quan, nghỉ

dưỡng


23.236


35.500


24.600


1,91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 10


Stt

Địa điểm

Loại hình

du lịch

2017

2018

2019

TTBQ

(%)


5

Trung tâm du lịch Đảo Ó – Đảo Đồng Trường

Sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi,

giải trí


30.000


23.800


21.500


-10,51

Tổng lượt khách

84.793

86.097

131.640

15,79

Nguồn: Phòng VH & TT huyện Vĩnh Cửu

+ Doanh thu từ hoạt động du lịch

Đối với mức chi tiêu của du khách nội địa và quốc tế chênh lệch không nhiều, nằm trong khoảng 350.000 – 500.000 đồng/ khách/ ngày khách (tương ứng 15 USD – 22 USD). Các dịch vụ, sản phẩm ở địa phương khá đơn giản nên mức chi trả tương đối thấp. Chỉ riêng dịch vụ lưu trú, ẩm thực, giá vé vào điểm tham quan, dịch vụ cho thuê thuyền mới có thu.

Cụ thể vé vào điểm tham quan dao động trung bình 8.000 – 20.000 đồng/ khách/ điểm (theo độ tuổi), các dịch vụ khác 45.000 – 80.000 đồng/ khách/ điểm (tùy theo số lượng khách theo đoàn), chi phí lưu trú từ 150.000 – 250.000 đồng/ khách/ đêm (theo loại phòng lưu trú), chi phí ăn uống 100.000 – 200.000 đồng/ khách/ ngày (theo suất ăn đoàn, cá nhân).

Mức chi tiêu trung bình của du khách dao động từ 120.000 – 220.000 ngày/ khách/ ngày, chủ yếu chi phí cho ăn uống, vé tham quan, một số loại hình vui chơi giải trí như câu cá, thuê xe đạp và thuê thuyền ngắm cảnh,..

Dựa trên mức chi tiêu từ khách du lịch có thể nhận thấy tại điểm tham quan thu được lợi nhuận chưa cao bởi chi trả dịch vụ thấp. Bên cạnh đó, du khách không chỉ trả cho một duy nhất SPDL mà phải chia sẻ doanh thu cho các ngành bổ trợ, liên quan du lịch khác.

Theo số liệu cập nhật, tổng doanh thu du lịch năm 2019 đạt trên 5,1 tỷ đồng so với năm 2015 đạt 2,64 tỷ đổng (43 ngàn lượt khách), trong đó khách quốc tế lưu trú đạt 72 tỷ đồng, khách nội địa thu về 705 triệu đồng và khách tham quan 1.864 tỷ đồng.


Trong những năm gần đây, đời sống dân cư được cải thiện, nâng cao nên xu hướng khách đi du lịch có xu hướng ngày càng tăng. Chính điều này góp phần gia tăng doanh thu của điểm đến du lịch dựa trên khả năng chi trả phí cho SPDL khác nhau cũng như mua các nông sản quà tặng của dân cư địa phương. Từ đó, sức tăng trưởng của ngành du lịch cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của tỉnh Đồng Nai thì tổng doanh thu huyện Vĩnh Cửu từ hoạt động của khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng còn thấp, giá trị kinh tế thu được chưa cao khi điều kiện, tiềm năng của địa phương rất lớn.

+ Thực trạng phát triển DLNN

Huyện Vĩnh Cửu nói chung và làng bưởi Tân Triều nói riêng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình DLNN, cụ thể: điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, cảnh quan sinh thái nông nghiệp,… đóng góp hiệu quả kinh tế cao. Du khách có nhu cầu trải nghiệm DLNN ngày càng tăng, bên cạnh doanh thu từ khai thác loại hình này cũng mang giá trị không nhỏ, chiếm tỷ lệ nhất định và giữ vai trò không nhỏ trong ngành dịch vụ. Một số điểm đến DL đang hoạt động chưa đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng, các thế mạnh sẵn có chưa được khai thác triệt để.

Để tiến hành xây dựng mô hình phát triển DLNN theo hướng bền vững thì huyện Vĩnh Cửu cần xác định phương hướng và giải pháp cụ thể. Đồng thời nâng cao chất lượng SPDL có tính cạnh tranh và riêng biệt cao, đặc biệt là chú trọng xây dựng thương hiệu điểm đến.

+ Nhu cầu của khách DLNN

Đối tượng khách DLNN đa dạng, nhu cầu có sự khác biệt so với các loại hình DL khác. Tuy nhiên, trên cơ bản vẫn gồm hai nhóm là khách DL quốc tế và nội địa.

- Khách quốc tế chủ yếu là nghiên cứu, tham gia hội nghị, hội thảo về tài nguyên, môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Khách nội địa có nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, tận hưởng không khí miệt vườn, thưởng thức ẩm thực địa phương, học hỏi kỹ thuật trồng trọt, canh tác nông nghiệp ở địa phương, trao đổi các vấn đề liên quan đến nông nghiệp,..

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí