Thơ Mã Thế Vinh - Tiếng Hát Ca Ngợi Công Ơn Đảng, Bác Hồ Của Người Nùng Nơi Vùng Cao Biên Giới


đều viết về cảnh quan, cuộc sống, con người, cùng các phong tục tập quán đẹp ở nơi ông đến. Một chuyến đi công tác “xuyên Việt”, một chuyến thăm Lào, Trung Quốc… đến đâu ông đều có thơ ghi lại những cảm xúc của lòng mình. Mã Thế Vinh có cả một “Chùm thơ về đường qua Nam Trung Bộ” một “Chùm thơ cực Nam Nam Bộ” và “Chùm thơ Đồng bằng sông Cửu Long”, và cả thơ viết về nước bạn Lào anh em, nước Trung Quốc bạn láng giềng. Những bài thơ đó đã chứng minh cho tâm hồn rộng mở của ông, cho tình cảm trong sáng của ông, và thể hiện một tình yêu đất nước sâu sắc cùng tính cảm quốc tế nồng hậu của ông:“Cửa sông Phan Rí nắng chang chang/ Tàu biển ra vào ăm ắp hàng”(Cửa Phan Rí) [41,tr.69]; “Vẫn Cao Nguyên mùa nắng tiếp mùa mưa/ Đất thơm xanh màu bốn mùa hoa trái/ Những tháng mùa nắng phát nương ngô/ Những tháng mùa mưa ta tạo ruộng/ Bóng ta dài theo mương nước ta đào/ Ánh sao sa xuống ruộng tươi sắc trẻ/ Hết vết nhăn trên trán mẹ già nua/ Tuổi mát mặt ta bồn mùa xanh ngát” (Ruộng nước trên cao nguyên) [47,tr.760] hay: “Tới thác Prum mưa giăng/ Thả hồn trong bông suối/ Theo mọi lối, mọi khe/ Tới đồng lúa đồi chè/ Dàn su su chang nắng/ Ngô nướng nức hương mùa/ Hồng đôi môi bầu sữa…Thông ngoài hiên reo gió/ Ngàn biệt thự lên đèn/ Cặp mắt ta đằm thắm/ Hòa cùng bầu trăng sao” (Đất này mẹ ru) [41,tr.81]; “Hôm nay hợp ca hai đầu/ Mũi Bắc Lạng Sơn- Mũi Cà Mau/ Tiếng hát lấn biển đời no ấm/ Tiếng ca đứng vững trên tuyến đầu/ Vọng cổ trời Nam, then trời Bắc/ Đàn bầu, đàn tính cung bậc chung/ Ấm nghĩa nước non tình đồng chí/ Thắm mãi đường thiên lí anh em” (Lời ca quyện hai đầu Tổ Quốc) [41,tr.90] Hoặc khi tới nước Lào anh em ông viết: “Pha sợi màu canh khuya dệt váy/ Chủ khách nối dây thấu hiểu hơn/ Cùng điệu “lăm vông” cùng múa sạp/ Nhịp bước trống dồn rộn ràng vui…” (Vẫn vòng tay ấy) [47,tr.782]; “Nửa buổi gặp nhau cánh đồng Chum/ Thấy em đã “búi tóc” sau lưng/ Áo khuy bạc lưng ong thắt đáy/ Váy tím thêu hằn cánh bướm thanh/ Bước đi hương sả ngát đồng nội/ Em


dáng diễn viên nếp “sàn trong”/ Ước anh vũ công - nhạc gò giỏi/ Để cùng hát múa hết đêm vòng” (Không rượu cũng say) [41,tr.122];

Nhà văn Ma Văn Kháng có kể lại kỷ niệm một chuyến đi công tác ở Lào của Đoàn Nhà văn Việt Nam cùng nhà thơ Mã Thế Vinh: Một đêm ở khách sạn không thấy lão nhà thơ Nùng đâu, ông Trưởng đoàn Ma Văn Kháng cũng lo lắng nhưng ông cũng yên tâm hơn vì nhà thơ giỏi tiếng Tày- Nùng, đến Lào không sợ lạc. Quá nửa đêm lão nhà thơ mới về, vẻ mặt rất phởn phơ, hồng hào,…Hóa ra ở khách sạn, ông nghe thấy nhạc Lăm Vông vang đến, Mã Thế Vinh đang đêm tách Đoàn đi xem múa và nhập cuộc Lăm Vông luôn. Ông múa giỏi, nói khéo nên được các cô gái Lào chúc rượu đến quá nửa đêm mới “tha” cho lão nhà thơ về khách sạn. Ma Văn Kháng phục lăn chất nghệ sĩ và sự quảng giao, thông tuệ văn hóa nước bạn của nhà thơ Nùng Mã Thế Vinh.

Không biết có phải nhờ cái đêm “tách đoàn” đi “đánh lẻ” ấy, Mã Thế Vinh “bắt được” cái không khí rạo rực “chết người” đó không? Mà khi đọc thơ ông người ta phải phát thèm cái chất nghệ sĩ đó qua các câu thơ trẻ trung này:

“Em mời “lăm vông” anh “lăm vông” Hai tay cuốn nhịp – tay lấy vòng

Ngực xoay vòng ngực, mắt trong mắt Mỗi bước “lăm vông” tình mặn nồng”

(Nhịp “Lăm vông”) [47,tr.777].

Thì ra, nhà thơ Mã Thế Vinh - rất thật thà nhưng cũng rất tài hoa và cũng có cả cái “chất đa tình” nữa.

2.2.2 Thơ Mã Thế Vinh - Tiếng hát ca ngợi công ơn Đảng, Bác Hồ của người Nùng nơi vùng cao biên giới

Là người con của dân tộc Nùng - một trong những dân tộc vùng cao Việt Bắc, đã từng phải chứng kiến những năm tháng bị áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân phong kiến đối với đồng bào các DTTS - Mã Thế Vinh cũng như bao nhà thơ DTTS khác như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Vương Anh,


Vương Trung, Cầm Biêu… đã thấu hiểu những nỗi khổ đau, những cảnh khốn cùng trong cuộc sống của đồng bào miền núi. Họ phải sống kiếp con trâu, con ngựa, bị đầy đọa, bị bóc lột tồi tệ, bị đói khát, phải lên rừng đào củ mài, củ nâu,phải hái măng ăn thay cơm. Họ như “con ma không mẹ cha ăn cơm thừa”, “như con ma mồ côi chăn trâu người”… Chính vì vậy, khi Đảng và Bác Hồ về chỉ đường dẫn lối, lãnh đạo toàn dân đánh đuổi Nhật, Pháp, đánh đổi bọn phong kiến tay sai miền núi, cứu các dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ, cảnh lầm than, thoát khỏi cảnh đói nghèo, đứng lên làm chủ núi rừng, làm chủ cuộc sống của chính mình - thì hơn ai hết họ đã thấu hiểu giá trị của cuộc sống tự do, của quyền được làm chủ quê hương, núi rừng, làng bản. Họ (những nhà thơ, nhà văn DTTS) đã cất lên tiếng nói về lòng biết ơn của các dân tộc đối với Đảng, với Bác Hồ. Trong sáng tác của các nhà thơ DTTS - đó là tiếng hát ngợi ca Đảng, Bác Hồ một cách hết sức chân thành, tuy mộc mạc nhưng thật sâu sắc và cảm động. Bởi đây chính là tiếng nói, là lòng biết ơn được xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng, từ tình cảm sâu nặng của họ giành cho Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Nhà thơ Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao) đã từng cất lên tiếng nói tha thiết, chân thành về lòng biết ơn Bác Hồ của người dân tộc Dao trong các bài thơ nổi tiếng của ông như: “Muối cụ Hồ”; “Đời có Hồ Chí Minh”…; Nhà thơ Hoàng Đình Quý (dân tộc H’Mông) có các bài thơ: “Người Mông có chữ” (1968); “Ơn Đảng” (1969); “Nhớ Bác Hồ” (1969)…; Nhà thơ Giàng A Của có bài: “Có cụ Hồ về”;… Còn đối với nhà thơ Mã Thế Vinh - nhà thơ Nùng Xứ Lạng thì có thể nói: Ông đã say sưa ngợi ca công ơn to lớn của Đảng của Bác Hồ vĩ đại trong suốt gần 60 năm gắn bó với sự nghiệp văn hóa, văn học của mình,kể từ bài thơ “Việt Bắc chuyển mình” (1959), “Hiến pháp ban hành như mùa xuân” (1960) đến bài khóc Bác khi người đi xa “Bác Hồ ơi”… đến bài “Quê ta lại lên đường” (1971), bài “ Sắc hương trăm vùng” (1978), “Con đường anh đi” (1994), “Ông Ké lán Nà Nưa” (2006), “Bác Hồ đi chiến dịch” (2007), “Theo chân Bác Hồ” (2012) đến bài “Con cháu Bác Hồ” (2013).


Trong rất nhiều bài thơ khác nữa khi viết về quê hương Lạng Sơn, viết về qúa trình theo Đảng, theo Bác Hồ thành lập Đội du kích Bắc Sơn đánh đuổi giặc Pháp và bè lũ tay sai - giai cấp phong kiến thống trị miền núi; viết về “Con đường anh đi” để khắc họa lại hình ảnh người chiễn sĩ cộng sản kiên trung, người con ưu tú của dân tộc Tày Xứ Lạng - Hoàng Văn Thụ; viết về quá trình xây dựng cuộc sống mới ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc với bao cảnh đẹp, bao tài nguyên, bao sản vật phong phú … thì tác giả Mã Thế Vinh cũng đã khéo léo lồng vào đó tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc của mình, của dân tộc mình đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Hình ảnh Bác Hố, hình ảnh “ông ké” của bà con các DTTS vùng cao Việt Bắc (trong đó có người Nùng ở Lạng Sơn) đã được nhà thơ Mã Thế Vinh khắc họa thật rò nét, thật cụ thể, thật chân thực. Bác vừa rất gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại: “Bác cưỡi ngựa vượt núi lội khe”, Bác lãnh đạo nhân dân, quân đội đánh Pháp, đuổi Nhật thắng lợi; Bác là vị tổng chỉ huy kháng chiến, là người cha ân cần, người ông yêu thương: “Ở trong từng nhà dân/ Bác vẫn âu yếm nhìn/ Cả mái tóc chòm râu/ Trái tim cùng khối óc/ Trọn đời đội nắng mưa”(Bác Hồ ơi) [47,tr.740]; “Lãnh đạo Trung, Nam, Bắc ba miền/ Mở đại hội Diêm Hồng cứu nước!…Đánh tan đội Quan Đông Nhật Bản/ Phát xít Đức quốc xã đầu hàng/ Chớp thời cơ Việt Nam khởi nghĩa” (Ông Ké lán Nà Nưa) [47,tr.824]; “Cụ Hồ lòng thương xót nhân dân/ Mở chiến dịch đuổi quân xâm lược/ Cho nước nhà thoát ách thực dân”…; “Bác cưỡi ngựa vượt núi lội khe/ Đồng hành cùng với dân công hỏa tuyến/ Với gái trai khuân vác, cáng thương/ Bác động viên mọi người bước gấp”; “Bác lên nhà “an chí”nhân dân; “Bác lại thăm chiến sĩ, thương binh”; Bác khen bộ đội ta công lớn”; “Bác phát thuốc - chia kẹo mọi người”; “Bác thay mặt “cố vấn” chiến trương” (Bác Hồ đi chiến dịch) [47,tr.833 - 837]; “Bác coi dân như cháu con nhà” (Con cháu Bác Hồ) [47,tr.845]“… Thủ đô vui đòn Bác/ Lãnh tụ Hồ Chí Minh/ Người anh hùng giải phóng/ Danh nhân của toàn cầu” (Theo chân Bác Hồ) [48,tr.66].


Biết ơn Đảng và ca ngợi Đảng là một cảm hứng lớn trong thơ Mã Thế Vinh. Hầu như trong các bài thơ viết về quê hương, viết về cuộc sống tươi đẹp ở quê hương Lạng Sơn của ông (cũng như các vùng quê khác khi ông có dịp đến thăm), hình ảnh Đảng luôn bừng sáng, luôn được tác giả thể hiện bằng những vần thơ tràn đầy lòng biết ơnsâu sắc. Đảng đã cứu cuộc đời của đồng bào DTTS, đã làm đổi thay xã hội, con người, cảnh sắc quê hương miền núi. Nếu như không có Đảng lãnh đạo, không có Đảng dẫn đường, chỉ lối thì làm sao người DTTS có được cuộc sống, có được cảnh sắc tươi thắm, rực rỡ như ngày hôm nay ở nơi vùng cao biên giới xa xôi này. Ông hân hoan viết về hiến pháp mới như vừa được ban hành:

“Hiến pháp mở đường xây xã hội

Nhà máy, trường học với nông trang Khói tỏa lưng trời cuộn mây trắng Người đi mặt đất hoa rộ ngàn

Tím, đỏ, trắng, hồng muôn ngàn sắc Quây quần lấy Bác, lấy Trung ương…”

(Bản hiến pháp ban hành như múa xuân) [47,tr.674]

Ông phấn khởi vui sướng khi cách mạng, Đảng đã cho “đôi mắt sáng” để nhìn xa trông rộng, có tầm nhìn thế giới bao la:“Cách mạng về cho tôi đôi mắt sáng/ Chữ cụ Hồ là viễn kính nhìn xa…Cho cô xứ Lạng đẹp mãi màu da/ Ống khói dựng mùa măng mai rừng báng/ Ngói đỏ lợp thêm “ngoi” lá rừng/ Che mặt giặc trời nhiều tầng súng đạn/ Cho ruộng nương thơm ngát bốn mùa hoa… (Đẹp) [47,tr.716 - 717]; “Ở tầng cao ngắm cảnh quê hương/ Một màu xanh – xanh đống xanh núi/ Những ánh điện sao lưới quê nhà/ Gạch nối văn minh xua nghéo đói/ Trên pốt đồn để dựng tượng đài/ Nhiều khuân viên, nhiều nhà dưỡng lão…Cho mặt dân tình tầm thế kỷ/ Đưa Lạng Sơn vị thế non cao/ Xứng danh nơi địa đầu tổ quốc/ Trên tầng cao Tềnh Tổng Ký Lừa/ Đêm Kỳ Cùng sao


đèn rực rỡ/ Mở tiệc “cốc tay” bạn năm châu” (Lạng Sơn đa cảnh hữu tình)

[41,tr.144].

Mã Thế Vinh đã thay mặt cho hàng vạn, hàng triệu người con DTTS vùng Việt Bắc nói chung, ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng, cất tiếng hát ca ngợi công ơn của Đảng và thể hiện tình cảm yêu kính, biết ơn, sự trung thành một lòng theo Đảng của đồng bào DTTS nói chung và của dân tộc Nùng nói riêng.

Ngay từ những bài thơ đầu tiên viết năm 1959, 1960 tác giả Mã Thế Vinh đã viết về Đảng, nghĩ về Đảng với tình cảm và lòng biết ơn như:

-“Quây quần lấy Bác, lấy Trung ương Đảng ta ba mươi năm vừa trai tráng!”

(Bản hiến pháp ban hành như mùa xuân) [47,tr.674]

-“Bởi trước kia bóng tối đã ăn mòn Đời tôi chưa có mắt tiên của Đảng”

(Vẽ bản đồ quê tôi) [38, tr13]

-“Công Đảng ơn Bác cho ngày nay”

(Việt Bắc chuyển mình) [41,tr.10]

-“Bữa ấy khi Bác về Cốc Bó

Đảng phất cờ sao - cứu quốc quân

(Một khúc trường ca) [41,tr.62]

-“Nhìn ảnh Bác rưng rưng Em tới lớp học chữ

Và đến trường học ca Chữ đầu tiên ơn Đảng

“Yêu Bác Hồ Chí Minh”

(Chữ đầu ơn Đảng) [41,tr.76]

Có thể thấy rằng: Cuộc sống của đồng bào các DTTS trước khi có Đảng, có Bác thật vô cùng khốn khổ, đói khát, bị coi thường như kiếp trâu ngựa. Tác giả Mã Thế Vinh đã từng cay đắng, xót xa, ngậm ngùi khi nhắc về những năm


tháng đó để nhấn mạnh hơn lý do: Ví sao đồng bào các DTTS yêu Đảng, ơn Đảng và trung thành dưới sự lãnh đạo của Đảng đến như vậy:

-“Hút máu dân độc chiếm núi rừng”

-“Thuế má thêm sai nha mọi thứ” Cho dân ta mù chữ, dốt đần

Lại chia rẽ Nùng ngu, Tày khờ

Kinh, Hoa không chung chỗ ngụ cư… Ngẫm lại đủ mọi thứ đắng cay!”

(Dải đất Lạng Sơn) [47,tr.679 - 694]

-“Pháp Nhật như hùm beo mất đất Cất quân,bâu vào như chó điên Muốn san Bắc Sơn vùi đáy biển Giết con, hiếp vợ đốt nhà nhà

Quạ khoang đầu bản mổ nhau váng…

(Ước nguyện từ suối đã cạn) [41,tr.137]

Đến thời kỳ Đổi Mới, với bao thuận lợi, bao khó khăn trong cuộc sống hôm nay, con đường Đổi Mới mà Đảng đã lựa chọn, dẫn dắt dân tộc ta đi lên trong thời kỳ lịch sử mới - nhà thơ Mã Thế Vinh đã thay mặt đồng bào DTTS nói chung và đồng bào dân tộc Nùng nói riêng để gửi gắm lòng tin yêu vào Đảng:

-“Bác tài dân tộc khỉn tàng quảng Cầu khỏ cần chầu lèo mí kin

Noọng eng đảy slon slư mùa hát Cần ké đáy slửa ún “dưỡng sinh” Cần thị thành mường bản kết liên

Sloe cắm Bác khỉn tàng slung slưởng!”

(Lủc lan Bác Hồ)[47,tr.844]

-“Bác chỉ dẫn dân tộc lên đường mới Người giàu người nghèo cũng có ăn Em bé được học hành múa hát

Người già được áo ấm dưỡng sinh Dân thị thành mường bạn kết liên Theo lời Bác lên đường sung sướng”

(Con cháu Bác Hồ) [47,tr.845]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 9


-“Chầm Đảng chầm sân chầm Hiến pháp Khỉn tàng xạ hội vằn vằn sân!”

(Chầm sân mấư) [47,tr.846]

-“Mừng Đảng mừng xuân mừng hiến pháp Lên đàng xã hội ngày ngày xuân!”

(Mừng xuân mớ)[47,tr.847]


Có thể thấy rằng: Thơ Mã Thế Vinh thực sự là tiếng nói, tiếng hát của đồng bào các DTTS vùng cao nói chung và của người Nùng nói riêng,đối với Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại.Đây là tiếng nói, tiếng hát chân tình, mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm yêu thương kính trọng và biết ơn sâu sắc của những người con DTTS đối với công ơn to lớn của Đảng và Bác Hồ. Chính Đảng và Bác đã đưa đường, chỉ lối, đã lãnh đạo đồng bào DTTS vùng cao vùng lên đánh đuổi giặc thù để giành lại quê hương giành lại quyền làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai. Đảng đã dẫn dắt đồng bào DTTS đi theo con đường Đổi Mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, làm cho xã hội miền núi ngày càng văn minh, con người miền núi ngày càng tiến bộ và luôn sẵn sàng giao lưu, hội nhập với bạn bè trong nước và quốc tế để đi lên, không rơi vào lạc hậu, đói nghèo. Đó vừa là niềm mong mỏi vừa là khát vọng - không phải chỉ của nhà thơ Mã Thế Vinh, của người Nùng - mà là khát vọng tương lai của tất cả đồng bào DTTS vùng cao của đất nước trong thời đại ngày nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022