Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Trong Vốn Từ Biểu Đạt Của Nhóm Đc Và Nhóm Tn Sau Thực Nghiệm


Bảng thống kê trên cho thấy, có sự khác biệt về tần suất xuất hiện các từ giữa hai nhóm ĐC và TN. Các từ xuất hiện với tần xuất cao ở cả hai nhóm là: em bé; bàn; con cá; con chim; chìa khóa; lá; con mèo, cây bút, con gà, con heo, con gái, tô; áo; con thỏ; con gấu; quần; cái muỗng, nón; con cua; trái chuối.

Không có từ nào nhóm ĐC đạt cao hơn nhóm TN.

Các từ nhóm TN đạt mức cao hơn nhóm ĐC là: cái bút/ chiếc bút; Lỗ tai; Bánh mỳ; Xương; Vua/ ông vua; Con trai; Gối/ cái gối; Khăn; Gương; Tóc/ mái tóc; Khăn; Đường/ con đường; Con heo/ con lợn; Lá cờ; Quyển sách.

Trẻ nhóm TN thực hiện các bài tập đo với với tốc độ nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn so với trẻ nhóm ĐC. Hầu hết các trẻ nhóm TN hiểu câu hỏi và nhận diện tranh nhanh hơn. Khi GV cho trẻ xem tranh và đọc “con khỉ”. Trẻ TN chỉ hình con khỉ ngay lập tức. Trẻ nhóm ĐC chỉ tranh chậm hơn.

Tần suất xuất hiện của vốn từ biểu đạt, được thống kê trong bảng 4.10:

Bảng 4.10: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt của nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm

STT

Từ

NHÓM ĐC

NHÓM TN

STT

Từ

NHÓM ĐC

NHÓM TN

1.

Tay/ bàn tay

65.00

76.67

41.

(Suy)

Nghĩ

11.67

73.33

2.

Nhà/ ngôi nhà

100.00

100.00

42.

Nhòm/

nhìn/ coi

11.67

76.67

3.


Giấy


21.67


73.33


43.

Nói (chuyện)/

gọi


83.33


93.33

4.

Cửa sổ

28.33

71.67

44.

Ngồi

100.00

100.00

5.

Cây/ cái cây

100.00

100.00

45.

Đứng

80.00

85.00

6.

tranh/ bức tranh

31.67

71.67

46.

Chụp/ bắt

11.67

71.67

7.

cái giường

60.00

83.33

47.

Té/ ngã/

rớt

23.33

71.67

8.

(trái) Tim

23.33

85.00

48.

Coi/ xem

100.00

100.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 18


STT

Từ

NHÓM ĐC

NHÓM TN

STT

Từ

NHÓM ĐC

NHÓM TN

9.

Ghế/ cái ghế

100.00

100.00

49.

Lái/ chạy

100.00

100.00

10.

(con) Ngựa

100.00

100.00

50.

Cắt

21.67

71.67

11.

(con) Chó

100.00

100.00

51.

Nghe

11.67

70.00

12.

Hoa/ bông hoa

100.00

100.00

52.

Cười

100.00

100.00

13.

Núi

35.00

68.33

53.

Chỉ

8.33

75.00

14.

tàu lửa/ tàu điện

100.00

100.00

54.

Lắc/ rung

88.33

95.00

15.

Thuyền/ tàu

15.00

71.67

55.

Khóc

100.00

100.00

16.

Cầu

13.33

73.33

56.

Trốn/ núp

6.67

63.33

17.

Đĩa/ dĩa

100.00

100.00

57.

Đánh

18.33

65.00

18.

(con) Dao

100.00

100.00

58.

Trèo/ leo

11.67

68.33

19.

Bánh (xe)

25.00

58.33

59.

Thổi

33.67

70.00

20.

Đồng hồ

100.00

100.00

60.

Sơn/ vẽ

36.67

70.00

21.

(lọ) Muối

11.67

71.67

61.

Nấu/

chiên/ rán

90.00

95.00

22.

(con) Ruồi

20.00

71.67

62.

Hôn/ thơm

100.00

100.00

23.

Khoai (tây/lang)

15.00

75.00

63.

Đốt/ thắp

45.00

73.33

24.

Bánh (ngọt)

15.00

68.33

64.

Quét

100.00

100.00

25.

Mắt kính

20.00

70.00

65.

Sấy

10.00

71.67

26.

Ma/ con ma

23.33

71.67

66.

Bơi/ lội

10.00

71.67

27.

(quả) Táo

100.00

100.00

67.

Ngửi

76.67

81.67

28.

Váy/ cái váy

100.00

100.00

68.

Gửi/ đưa

thư

65.00

76.67

29.

Nút/cúc/ khuy

(áo)

11.67

75.00

69.

Vẫy/ quắc

tay/ chào

16.67

66.67

30.

Râu

10.00

76.67

70.

Tuột/ trượt/

xuống

86.67

100.00


STT

Từ

NHÓM ĐC

NHÓM TN

STT

Từ

NHÓM ĐC

NHÓM TN

31.

Bắp/ ngô/ bắp

ngô

14.44

68.33

71.

Cân

13.33

71.67

32.

Con rắn

100.00

100.00

72.

100.00

100.00

33.

(con) Chuột

93.33

100.00

73.

Chảy

10.00

71.67

34.

Vớ/ tất

100.00

100.00

74.

Đánh

100.00

100.00

35.

Quạt

100.00

100.00

75.

Quỳ

100.00

100.00

36.

(cây) Nến

48.33

73.33

76.

Sợ/ hù/

dọa

5.00

68.33

37.

Dù/ ô/ cái ô

53.33

78.33

77.

Uốn/ cuốn

10.00

71.67

38.

(con) Kiến

100.00

100.00

78.

Chìm

10.00

70.00

39.

(con) Bướm

100.00

100.00

79.

Sủa/ kêu

100.00

100.00

40.

(con) Nhện

80.00

83.33

80.

Tưới

83.33

90.00


Tương tự VT tiếp nhận, VT biểu đạt không có sự khác biệt về tần suất xuất hiện giữa hai nhóm ĐC và TN.

Từ biểu đạt xuất hiện với tần xuất lớn ở cả hai nhóm ĐC và TN là từ: tay/ bàn tay; nhà/ ngôi nhà; cây/ cái cây; ghế/ cái ghế; (con) ngựa; (con) chó; hoa/ bông hoa; xe/tàu lửa/ tàu điện; đĩa/ dìa; bánh/xe; đồng hồ; (con) ruồi; mắt kính; (quả) táo; (con) chuột; vớ/tất; dù/ ô/ cái ô; (con) kiến; (con) nhện; nhòm/ nhìn/ coi; ngồi; coi/ xem; lái/ chạy; cắt; cười; khóc; thổi; nấu/ chiên/ rán; hôn/ thơm; quét; tuột/ trượt/ xuống; bò; đánh; quỳ; sủa/ kêu; tưới.

Các từ nhóm TN đạt mức cao hơn nhóm ĐC là: Chìm; Quạt; Chảy; Con rắn; Cân; Vẫy/ quắc tay/ chào; Gửi/ đưa thư; Ngửi; Bơi/ lội; Đốt/ thắp; Sơn/ vẽ; Thuyền/ tàu...

Không có từ nào nhóm ĐC đạt cao hơn nhóm TN.

Trẻ nhóm TN thực hiện các bài tập đo nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn so với trẻ nhóm ĐC, nhất là với các động từ. Trẻ hiểu câu hỏi và trả lời nhanh hơn. Khi GV cho trẻ xem tranh, trẻ trả lời rất nhanh “máy bay”. Nhiều trẻ nhóm ĐC trả lời


sai, như anh đang nhảy, anh đang giơ tay, anh đang bước, anh đang nhìn. Trẻ nhóm TN, nhiều trẻ trả lời đúng: Anh đang bắt quả bóng.

- Kết quả thực nghiệm qua phân tích chân dung vốn từ của 02 trẻ

Qua quá trình tiến hành thực nghiệm và quan sát sự thay đổi trước và sau TN đã có sự chuyển biến rõ rệt ở nhiều trẻ về VT. Chúng tôi đã thu thập thông tin trong quá trình quan sát kết hợp kiểm tra khả năng của trẻ, nghiên cứu sâu hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Trẻ LMT

* Thông tin chung về trẻ LMT

- LMT là bé trai, con đầu trong một gia đình cán bộ sống tại thành phố Thanh Hóa. Bố mẹ là thành phần trí thức, nhà có thu nhập cao, ở nhà cùng ông bà cho đến 3 tuổi mới đi học MG.

- LMT ít nói, nhút nhát, hay sợ. Ông bà đi học cùng trong mấy tuần đầu tiên. Khi trẻ phát hiện thấy ông bà đã về, thường khóc rất lâu. Trong lớp không chơi với bạn bè, hay nhìn ra ngoài cửa đợi ông bà đến đón. Mặc dù không tự chơi, hay chơi với bạn nhưng LMT vẫn nghe lời cô giáo.

Biểu hiện của trẻ TTN: Trẻ hiểu được 30/40 từ; nói được 35/80 từ.

Khi cô giáo tổ chức hoạt động khám phá khoa học, LMT tập trung lắng nghe yêu cầu của cô nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân công nhóm của GV hoặc bạn kéo vào nhóm. LMT không chủ động tham gia trao đổi với các bạn, thường chỉ tự hoạt động. Khi được cô giáo hỏi, bé mới trả lời. Tuy vậy, LMT trả lời đúng hầu hết các các câu hỏi của cô giáo.

* Biểu hiện của trẻ trong quá trình thực nghiệm

Khi áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học, GV luôn quan tâm đến những biểu cảm của trẻ để kịp thời trò chuyện, khích lệ, khen ngợi. Sau khi áp dụng các biện pháp tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá trực tiếp đối tượng để tích lũy vốn từ, chúng tôi thấy vốn từ của trẻ thay đổi, đặc biệt là trẻ LMT. Trước thực nghiệm, LMT còn nhầm lẫn giữa quả bưởi, quả cam quả chanh, trong quá trình thực nghiệm, cô cho trẻ được quan sát trực tiếp các loại quả trên, được bóc tách từng lớp vỏ, cùi và múi; được trải nghiệm vị của từng loại. Cô gợi ý để trẻ so sánh về màu


sắc, kích thước, mùi, vị. Sau đấy, LMT không còn nhầm lẫn giữa các loại quả này. Khi áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học, GV luôn quan tâm đến những biểu cảm của trẻ để kịp thời trò chuyện, khích lệ, khen ngợi trẻ. Sau khi áp dụng các biện pháp tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá trực tiếp đối tượng để tích lũy VT, chúng tôi thấy VT của trẻ thay đổi, đặc biệt là trẻ LMT.

Sau thực nghiệm, LMT đã đạt được kết quả như sau: trẻ hiểu được 40/40 từ được kiểm tra; nói được 70/80 từ được kiểm tra. LMT đã hiểu thêm 10 từ mới trong vốn từ tiếp nhận là các từ quyển sách, lá cờ, đường, tóc, con gà, con gái, gương, con thỏ, chìa khóa, bánh mì. Bé cũng hiểu thêm 35 từ mới trong VT biểu đạt là các từ cửa sổ, hình, giường, trái tim, núi, thuyền, bánh xe, muối, ruồi, khoai, bánh ngọt, mắt kính, nến, suy nghĩ, nhìn, đứng, chụp, cắt, chỉ, lắc/rung, trốn, đánh, thổi, sơn, hôn, sấy, bơi, ngửi, gửi, vẫy, tuột, chảy, sợ/hù, uốn, chìm. Khi chơi trò chơi xếp hình, LMT chủ động đưa con khỉ cho cô giáo và nói: Đây là con khỉ, con khỉ biết leo trèo.

Trường hợp 2: Trẻ LSP

* Thông tin chung về trẻ LSP

-LSP là bé gái, con thứ 2 trong một gia đình làm nghề tự do tại huyện Tĩnh Gia (vùng ven biển Thanh Hóa). Kinh tế gia đình ở mức trung bình, bố mẹ bận rộn với công việc. Bé đi học từ 2 tuổi, về nhà chủ yếu chơi với anh.

- LSP ưa vận động, mạnh dạn, thích tham gia các hoạt động, thích nói (dù còn nói ngọng), thích khẳng định mình, thích đi học, ưa nịnh, thích giúp đỡ các bạn khác nhưng bé nóng tính và không có khả năng tập trung lâu.

* Biểu hiện của trẻ TTN: Trẻ hiểu được 23/40 từ, nói được 35/80 từ.

Quan sát trước thực nghiệm, chúng tôi thấy trẻ có những biểu hiện tích cực như: thích nói, thích hát, thích trả lời câu hỏi của GV nhưng LSP thường không tập trung lắng nghe hết những yêu cầu của cô.

Khi GV hỏi một số câu hỏi, LSP thường chỉ tập trung được một số câu đầu tiên, sau đó xao nhãng sang việc khác, không chú ý đến câu hỏi của cô nữa. Hoặc khi cô hỏi các bạn khác, LSP cũng không tập trung quan sát các bạn trả lời.

* Biểu hiện của trẻ trong quá trình thực nghiệm

Khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học, LSP rất tích cực tham gia. Bé


chủ động trả lời liên tục các câu hỏi của cô, chủ động cung cấp thêm các từ ngữ liên quan khác. Ví dụ đi tham quan vườn bách thú, khi cô giáo hỏi con gì kia, LSP trả lời đó là Con chim, con chim có cánh nên có thể bay… Trong giờ chơi tự do, cô hỏi LSP đang xếp hình gì, LSP trả lời đang xếp con hươu cao cổ, trẻ còn miêu tả thêm về đặc điểm của loài vật này: nó có cái cổ dài. Thay vì trước đây chỉ nói được từ hoa để chỉ các loại hoa nói chung, LSP đã biết sử dụng các từ để chỉ loài hoa cụ thể, dùng một số từ ngữ đơn giản để miêu tả chúng mặc dù cách diễn đạt câu chưa tự nhiên: Đây là hoa hồng. Đây là hoa cúc. Màu hoa hồng đỏ, hoa cúc màu vàng.

Sau thực nghiệm, LSP đạt được kết quả như sau: Về vốn từ tiếp nhận: bé hiểu 40/40 từ được kiểm tra; Về vốn từ biểu đạt, bé nói được 72/80 từ được kiểm tra. LSP đã hiểu thêm 17 từ mới trong vốn từ tiếp nhận là các từ: quyển sách, lá cờ, đường, tóc, mây, con gái, tô, gương, khăn, con thỏ, hộp, vua, chìa khóa, bánh mì, xương, trái cam, gối. Bé cũng hiểu thêm 37 từ mới trong vốn từ biểu đạt là các từ hình, giường, trái tim, núi, thuyền, bánh xe, muối, ruồi, khoai, bánh ngọt, mắt kính, trái táo, bắp ngô, nến, suy nghĩ, nhìn, đứng, chụp, cắt, chỉ, lắc/rung, trốn, đánh, thổi, sơn, nấu, hôn, sấy, bơi, ngửi, gửi, vẫy, tuột, chảy, sợ/hù, uốn, chìm. LSP cũng thường xuyên chủ động hỏi: Đây là quả gì? quả cam màu gì? Hoặc chủ động trả lời: Đó là con cá. Con cá đang bơi.

Như vậy hai trường hợp trên cho thấy, việc tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ có tác dụng tích cực, giúp trẻ nâng cao vốn từ sử dụng của mình.

4.2.3.3. Nhận xét chung về kết quả sau thực nghiệm

Qua những phân tích kết quả sau TN trên đây, kết quả việc áp dụng các biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non đã được chứng minh: Về VT tiếp nhận, sau thực nghiệm, kết quả của nhóm TN tăng cao hơn so với kết quả nhóm ĐC. Về VT biểu đạt, sau TN, kết quả của nhóm TN tăng cao hơn so với kết quả nhóm ĐC.

Sau TN, bên cạnh việc đánh giá đo lường mức độ phát triển VT của trẻ, chúng tôi tiến hành trao đổi, thảo luận với GV dạy các lớp TN và trực tiếp tham gia các hoạt động ở lớp TN và ĐC. Qua đó, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động KPKH. Trẻ chủ động hỏi và trả lời. Ngoài chủ động trò chuyện với GV, trẻ cũng tích cực giao tiếp với bạn bè, hợp


tác với bạn bè. Cha mẹ ủng hộ việc tổ chức các hoạt động KPKH, cũng như thực hiện các bài tập/trò chơi phát triển VT cho trẻ. Trước khi triển khai thực nghiệm, GV thấy rất khó trong việc linh hoạt về thời gian tổ chức các hoạt động KPKH cho trẻ, sử dụng đồ dùng, nguyên vật liệu, phương tiện…

Như vậy, tổ chức hoạt động KPKH đã đem lại những hiệu quả rõ rệt trong PTVT của trẻ MG 3 - 4 tuổi. Có thể áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH trên diện rộng nhằm PTVT cho trẻ.


Kết luận chương 4

Thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ, qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học của luận án. Nội dung chương trình TN được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bám sát Chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm của trẻ MG 3 - 4 tuổi và điều kiện giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay.

Kết quả TN cho thấy: STN, VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi đã phát triển tốt hơn so với TTN và so với nhóm ĐC. VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ đều tăng, trong đó VT biểu đạt tăng cao hơn, thậm chí có những từ TTN hầu như không có trẻ nào nói được, nhưng STN, kiểm tra cho thấy hơn 70% trẻ nói được.

Ở nhóm TN, VT của bé gái và bé trai đều tăng. Tương tự như vậy, VT của trẻ khu vực thành phố và khu vực nông thôn đều tăng và được rút ngắn khoảng cách. Kết quả TN đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ.

Kết quả TN được kiểm định bằng công thức Pair Sample Test khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá sau TN với kết quả đánh giá trước TN. Kết quả khác biệt này cho thấy các biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH đã có tác động tới việc PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023