Kết Quả Khảo Nghiệm Nhận Thức Của Các Khách Thể Về Tính Chất Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất

khi ra trường công tác. Vì vậy, việc xây dựng phát triển đội ngũ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGD bộ môn GDTC phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và rất cần được sự quan tâm, sự đầu tư của các cấp.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý trên có liên quan mật thiết với nhau, chúng được kết hợp, bổ xung lẫn nhau trong xu thế vận động và phát triển. Biện pháp này là cơ sở, là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp kia và ngược lại. Trong đó, biện pháp 1 và biện pháp 2 là những biện pháp có tính chất quyết định, có tính mục tiêu. Còn các biện pháp 3, 4, 5 là những biện pháp hỗ trợ, làm cho quá trình dạy học môn giáo dục thể chất đạt kết quả cao hơn. Quản lý chương trình và thực hiện chương trình là nội dung quản lý trọng tâm của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cũng sẽ góp phần duy trì và nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên. Khi vận dụng các biện pháp này phải đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt mới đạt được kết quả cao như mong đợi.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

- Đánh giá tính cần thiết có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Đánh giá tính khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Để tăng tính khách quan của phiếu đánh giá, tác giả xin ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động dạy học của bộ môn và của nhà trường.

Tổng số người được xin ý kiến là 100 Trong đó:

- Hiệu trưởng: 1 - Hiệu phó: 3

- Chủ nhiệm khoa và Tổ trưởng chuyên môn trực thuộc ban giám hiệu: 14

- Lãnh đạo bộ môn và Tổ phó chuyên môn trực thuộc ban giám hiệu: 14

- Trưởng phòng: 8 - Phó phòng: 8

- Tổ trưởng chuyên môn thuộc bộ môn: 32

- Chuyên viên đào tạo, trợ lý chuyên môn: 20 Trình độ chuyên môn:

Tiến sĩ: 12 Thạc sĩ: 46 Đại học: 42 Giới tính: - Nam: 58 - Nữ: 42 Thâm niên công tác: Trung bình: 25 năm

Thâm niên quản lý: Trung bình: 13 năm

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Tác giả đã xin ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý về các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất được đề xuất với các câu hỏi cụ thể: Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học GDTC, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về tính cần thiết và tính khả thi của “Các biện pháp đối với hoạt động dạy học giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I” kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính chất cần thiết của các biện pháp đề xuất


TT


Tên biện pháp

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết


Tổng

TB

cộng

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tăng tính linh hoạt trong chương trình GDTC cho

sinh viên


80


80


20


20


0


0


280


2.80


1


2

Chỉ đạo Đổi mới phương

pháp dạy học GDTC trong nhà trường


73


73


27


27


0


0


273


2.73


2

3

Phát huy thế mạnh của

45

45

55

55

0

0

245

2.45

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 13

các hoạt động phong trào nhằm tăng cường GDTC cho sinh viên và cán bộ

trong trường











4

Thành lập các CLB TDTT đáp ứng nhu cầu giao lưu và rèn luyện thể lực thường xuyên của

người học


37


37


52


52


11


11


215


2.15


5


5

Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

cho giảng viên bộ môn


70


70


30


30


0


0


270


2.70


3



Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được đánh giá là cần thiết, điểm trung bình của các biện pháp tương đối cao từ 2,15 đến 2,80, trong đó biện pháp: Tăng tính linh hoạt trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học giáo dục thể chất; Xây dựng kế hoạch, bổi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên được đánh giá là rất cần thiết, còn biện pháp: Thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu giao lưu và rèn luyện thể lực thường xuyên của người học, phát huy thế mạnh các phong trào nhằm tăng cường giáo dục thể chất cho sinh viên và cán bộ trong trường được đánh giá là cần thiết.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính khả thi của các biện pháp đề xuất


TT


Tên biện pháp

Rất khả thi

Khả thi

Không

khả thi


Tổng

TB

cộng

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tăng tính linh hoạt trong

chương trình GDTC cho


69


69


31


31


0


0


269


2.69


1

sinh viên











2

Chỉ đạo Đổi mới phương pháp dạy học GDTC trong

nhà trường


58


58


42


42


0


0


258


2.58


2


3

Phát huy thế mạnh của các hoạt động phong trào nhằm tăng cường GDTC cho sinh

viên và cán bộ trong trường


54


54


46


46


0


0


254


2.54


3


4

Thành lập các CLB TDTT đáp ứng nhu cầu giao lưu và rèn luyện thể lực thường

xuyên của người học


40


40


53


53


7


7


233


2.33


5


5

Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho

giảng viên bộ môn


54


54


50


50


5


5


240


2.40


4



Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, biện pháp: tăng tính linh hoạt trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp: Phát huy thế mạnh của các hoạt động phong trào nhằm tăng cường giáo dục thể chất cho sinh viên và cán bộ trong trường ở tính cần thiết thì được đánh giá là cần thiết, và ở tính khả thi thì lại được đánh giá là rất khả thi, còn các biện pháp: Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường và các biện pháp lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên bộ môn thì được đánh giá là khả thi.

Để đánh giá mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả tổng hợp ý kiến đánh giá bằng phương pháp toán thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman như sau :

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất


TT


Tên biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả

thi

Hiệu số


X


xi


Y


yi


d


d2


1

Tăng tính linh hoạt trong chương trình

GDTC cho sinh viên

2.80

1

2.69

1

0

0


2

Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục

thể chất trong nhà trường

2.73

2

2.58

2

-1

1


3

Phát huy thế mạnh của các hoạt động

phong trào nhằm tăng cường GDTC cho sinh viên và cán bộ trong trường


2.45


4


2.54


3


1


1


4

Thành lập các CLB TDTT đáp ứng

nhu cầu giao lưu và rèn luyện thể lực thường xuyên của người học


2.15


5


2.33


5


2


4


5

Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên môn cho giảng viên bộ môn

2.70

3

2.40

4

-1

1

Tổng








Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

𝑅 = 1 − 6 ∑ 𝑑2

𝑛(𝑛2−1)

Với hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = + 0,77 cho phép kết luận, giữa nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của tác giả nghiên cứu có mối tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý được nhận thức ở mức độ quan trọng như thế nào thì mức độ thực hiện cũng gần tương đương.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, những phương hướng phát triển của nhà trường và các nguyên tắc đề xuất biện pháp, căn cứ vào tình hình thực tế về quản lý hoạt động giảng dạy môn GDTC của trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã được khảo sát và nghiên cứu. Đứng trước nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học thể dục, tác giả đã đưa ra 5 biện pháp quản lý sau:

Biện pháp 1: Tăng tính linh hoạt trong chương trình GDTC cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học GDTC trong nhà

trường

Biện pháp 3: Phát huy thế mạnh của các hoạt động phong trào nhằm tăng

cường GDTC cho học viên và cán bộ trong trường

Biện pháp 4: Thành lập các CLB TDTT đáp ứng nhu cầu giao lưu và rèn luyện thể lực thường xuyên của người học

Biện pháp 5: Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên bộ môn

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Con người phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, cường tráng về thể chất nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cao cho xã hội là vấn đề có tính cấp thiết đối với các cơ sở giáo dục hiện nay.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ Công an nhân dân có đủ phẩm chất, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu của một người chiến sỹ Công an nhân dân mà Đảng và Nhân dân đang cần đến. Góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, bộ môn Quân sự, võ thuật, thể dục thể thao trong nhiều năm qua đã có sự cố gắng, nỗ lực không ngừng vươn lên trong công tác của mỗi CBGD. Trong đó vai trò của cán bộ quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC luôn là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm.

Với nhận thức đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn nhằm đề ra được những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý hoạt động dạy học GDTC của trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

Về lí luận: Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống lí luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hoạt động dạy học, lí luận TDTT. Đồng thời luận văn cũng tập trung nghiên cứu những quy định về những nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng và khoa, tổ chuyên môn; những quy định về hoạt động dạy học GDTC ở trường Cao đẳng, những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học GDTC.

Việc nghiên cứu phần lí luận đầy đủ và có hệ thống giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở bộ môn GDTC

và từ đó rút ra những kết luận, đánh giá chung và đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học GDTC của nhà trường.

Về thực trạng: Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học GDTC, luận văn đã tiến hành đánh giá toàn bộ thực trạng quản lý của bộ môn, khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý đang thực hiện. Qua kết quả khảo sát cho thấy: cán bộ quản lý đã có sự nỗ lực quản lý hoạt động dạy học GDTC trong nhà trường. Các nhà quản lý đã xây dựng được hệ thống các biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong bộ môn, có các biện pháp tích cực, thực hiện có hiệu quả việc giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. Song trong công tác quản lý còn có những nội dung chưa có được những biện pháp cụ thể hoặc có biện pháp quản lý nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Như biện pháp quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp dạy học bộ môn, trong đó có nội dung tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức đối thoại với sinh viên về phương pháp giảng dạy, tổ có đề ra biện pháp, có tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp, có tổ chức đối thoại với sinh viên nhưng việc tổ chức thực hiện chưa thực sự có hiệu quả, chưa thực sự chú ý đến nội dung chiều sâu của biện pháp. Còn đối với biện pháp quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng thì việc xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung tự bồi dưỡng cho CBGD và theo dõi nhiệm vụ tự học, tự bồi dưỡng qua báo cáo của CBGD được cán bộ quản lý làm tương đối tốt. Song hiệu quả của công tác này lại chưa tốt, bởi việc kiểm tra, giám sát hoạt động này của tổ còn phụ thuộc nhiều vào sự tự giác của CBGD mà chưa thực sự đánh giá đúng được chất lượng công việc mà CBGD đã làm.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát hoạt động dạy học GDTC ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, luận văn đã đề ra được 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC với các nội dung, biện pháp cụ thể gồm:

Biện pháp 1: Tăng tính linh hoạt trong chương trình GDTC cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023