Sự Phân Bố Các Họ, Chi, Loài Cây Thuốc Ở Rừng Trồng Thông Tại Kvnc


3.3.5. Thành phần loài cây thuốc trong rừng trồng Thông

Tại KVNC rừng trồng thông có 28 họ, 39 chi và 50 loài. Tuy nhiên, sự phân bố các họ, chi, loài cũng không đồng đều ở các ngành thực vật. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.5.

Bảng 3.10. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng trồng thông tại KVNC



TT


Taxon

Họ

Chi

Loài

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1

Thông đất (Lycopodiophyta)

1

3,57

2

5,13

2

4,00

2

Mộc tặc (Equisetophyta)

1

3,57

1

2,56

1

2,00

3

Dương xỉ (Polypodiophyta)

3

10,71

3

7,69

6

12,00

4

Thông (Pinophyta)

1

3,57

1

2,56

1

2,00

5

Ngọc lan (Magnoliophyta)

22

78,57

32

82,05

40

80,00

5.1

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

20

71,43

29

74,36

36

72,00

5.2

Lớp Hành (Liliopsida)

2

7,14

3

7,69

4

8,00

Tổng chung

28

100

39

100

50

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Hình 3 5 Phân bố của các họ chi loài cây thuốc ở rừng trồng thông tại KVNC 1

Hình 3.5. Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng trồng thông tại KVNC


Nhìn vào bảng 3.10 và hình 3.5 cho thấy, ngành Ngọc lan chiếm tỷ lệ lớn nhất:78,57% tổng số họ, 82,05% tổng số chi và 80% tổng số loài. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chiếm 10,71% tổng số họ, 7,69% tổng số chi và 12% tổng số loài. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) chiếm 3,57% tổng số họ, 5,13% tổng số chi và 4% tổng số loài. Còn lại 2 ngành Mộc tặc (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta) chiếm 3,57% tổng số họ, 2,56% tổng số chi và 2% tổng số loài trong kiểu rừng trồng thông ở KVNC.

Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) cũng có số họ cây thuốc rất lớn 20/22 họ (chiếm 71,43%), có số chi cây thuốc là 29/32 chi (chiếm 74,37%) và có số loài là 36/50 loài (chiếm 72%). Như vậy, số lượng bậc taxon của lớp Ngọc lan chiếm ưu thế tuyệt đối so với lớp Hành.

Trong 28 họ cây thuốc thu được, có 17 họ có 1 loài đó là họ Mộc tặc (Equistaceae), họ Tóc thần vệ nữ (Adiantaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Cốt toái bổ (Polypodiaceae), họ Thông (Pinaceae), họ Thôi ba (Alangiaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Hoa sói (Chloranthaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae), họ Tầm gửi (Loranthaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Viễn chí (Polygalaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Kim cang (Smilacaceae). Có 9 họ có 2 loài đó là họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Dương đào (Actinidiaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Na (Annonaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Nho (Vitaceae). Có 2 họ có 3 loài đó là họ Gừng (Zingiberaceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae).

3.3.6. Thành phần loài cây thuốc trong rừng thứ sinh

Tại KVNC, rừng thứ sinh có 65 họ, 136 chi và 168 loài. Tuy nhiên, sự phân bố các họ, chi, loài cũng không đồng đều ở các ngành thực vật. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.11 và hình 3.6


Bảng 3.11. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC




TT


Taxon

Họ

Chi

Loài

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

1

Thông đất (Lycopodiophyta)

0

0,00

0

0,00

0

0,00

2

Mộc tặc (Equisetophyta)

0

0,00

0

0,00

0

0,00

3

Dương xỉ (Polypodiophyta)

4

6,15

5

3,68

6

3,57

4

Thông (Pinophyta)

2

3,08

2

1,47

2

1,19

5

Ngọc lan (Magnoliophyta)

59

90,77

129

94,85

160

95,24

5.1

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

49

75,38

110

80,88

137

81,55

5.2

Lớp Hành (Liliopsida)

10

15,38

19

13,97

23

13,69


Tổng chung

65

100

136

100

168

100

Theo thống kê ở bảng 3.11 và hình 3.6 cho thấy, ngành Ngọc lan chiếm tỷ lệ lớn nhất: 90,77% tổng số họ, 94,85% tổng số chi và 95,24% tổng số loài. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chiếm 6,15% tổng số họ, 3,68% tổng số chi và 3,57% tổng số loài và thấp nhất là ngành Thông (Pinophyta) chiếm 3,08% tổng số họ, 1,47% tổng số chi và 1,19% tổng số loài trong kiểu rừng thứ sinh ở KVNC.

Hình 3 6 Phân bố của các họ chi loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC 2

Hình 3.6. Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC

Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế hơn so với lớp Hành. Lớp Ngọc Lan có số họ cây thuốc rất lớn 49/59 họ (chiếm


75,38%), có số chi cây thuốc là 110/129 chi (chiếm 80,88%) và có số loài là 137/160 loài (chiếm 81,55%).

Trong 65 họ cây thuốc thu được ở rừng thứ sinh tại KVNC, có 25 họ chỉ có 1 loài đó là các họ Guột (Gleicheniaceae), họ Cốt toái bổ (Polypodiaceae), họ Dây gắm (Gnetaceae), họ Thông (Pinaceae), họ Dương đài (Balanophoraceae), họ Cáng lò (Betulaceae), họ Gạo (Bombacaceae), họ Hoa chuông (Campanulaceae), họ Hoa sói (Chloranthaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Kẹn (Hippocastanaceae), họ Thường sơn (Hydrangeaceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Chẩn (Pandaceae), họ Mao lương (Ranunculaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Bách hộ (Stemonaceae), họ Bảy lá một hoa (Trilliaceae). Có 18 họ có 2 loài đó là họ Tóc thần vệ nữ (Adiantaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Thôi ba (Alangiaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Chùm ớt (Bignoniaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Tầm gửi (Loranthaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Rau răm (Polygonaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Cau (Arecaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Củ Nâu (Dioscoreaceae), họ Hoàng tinh (Marantaceae). Có 10 họ có 3 loài đó là họ Dương đào (Actinidiaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Ráy (Araceae), họ Kim cang (Smilacaceae), họ Gừng (Zingiberaceae). Có 6 họ có 4 loài đó là họ Trám (Burseraceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Hòa thảo (Poaceae). Có 1 họ có 5 loài đó là họ Na (Annonaceae) và 1 họ có 6 loài là họ Vang (Caesalpiniaceae). Họ Long não (Lauraceae) có 8 loài. Họ Dâu tằm (Moraceae) có 10 loài. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 11 loài. Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 13 loài.

3.4. Đa dạng thành phần dạng sống của các loài cây thuốc

Theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của Raunkiaer (1934), thực vật có các nhóm dạng sống chính, phân biệt theo vị trí của chồi mầm trong mùa khắc


nghiệt nhất đối với sinh trưởng thường niên của chúng. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 5 nhóm dạng sống: Nhóm cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi sát đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây chồi ẩn (Cr) nhóm cây một năm (Th).

Kết quả nghiên cứu thành phần dạng sống của các loài cây thuốc được trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.7

Bảng 3.12. Sự phân bố các nhóm dạng sống


Dạng sống

Ph (Nhóm cây

chồi trên đất)

Ch (Nhóm cây

chồi sát đất )

He (Nhóm cây

chồi nửa ẩn )

Cr (nhóm cây chồi ẩn)

Th (nhóm cây một năm)

Số loài

189

30

44

26

16

Tỷ lệ %

61,97

9,84

14,43

8,52

5,25


Hình 3 7 Tỷ lệ dạng sống các loài cây thuốc ở KVNC Theo thống kê ở bảng 3

Hình 3.7. Tỷ lệ dạng sống các loài cây thuốc ở KVNC

Theo thống kê ở bảng 3.12 và hình 3.7 các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu chủ yếu thuộc nhóm cây chồi trên đất (Ph) với 189 loài chiếm 61,97% tổng số loài cây thuốc. Nhóm này tập trung ở các họ: họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), Họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cam quýt (Rutaceae),…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) có 44 loài chiếm 14,43%, tập trung ở các họ: họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Tóc thần vệ nữ (Adiantaceae), họ Bòng bong


(Schizaeaceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Ráy (Araceae),…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) 30 loài chiếm 9,84%, có ở các họ: họ Bông (Malvaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae),....

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có 26 loài chiếm 8,52%, có ở các họ: họ Gừng (Zingiberaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Hoàng tinh (Marantaceae), họ Kim cang (Smilacaceae),…

Nhóm cây một năm (Th) có 16 loài chiếm 5,25%, có ở các họ: họ Guột (Gleicheniaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Rau răm (Polygonaceae),…

Như vậy phổ dạng sống hệ thực vật khu vực nghiên cứu là: SB = 61,97Ph + 9,84Ch + 14,43 He + 8,52 Cr + 5,25 Th.

Trong đó nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế. Điều đó cho thấy nhóm cây chồi trên là đặc điểm đặc trưng của thực vật vùng nhiệt đới.

3.5. Đa dạng về các bộ phận làm thuốc của các loài cây thuốc

Nghiên cứu các bộ phận sử dụng của cây giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hướng được những phân tích về thành phần hóa học cũng như khả năng dược tính của nó, đồng thời cũng tránh được nguy hiểm có thể xảy ra. Để thấy rò tính đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc, qua điều tra chúng tôi đã thu được kết quả sơ bộ được thể hiện ở bảng 3.13

Bảng 3.13. Số lượng các bộ phận của cây thuốc được sử dụng


TT

Bộ phận

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Toàn cây

76

24,92

2

Rễ

57

18,69

3

53

17,38

4

Thân

36

11,80

5

Vỏ

31

10,16

6

Hạt

16

5,25

7

Quả

16

5,25

8

Củ

9

2,95

9

Mủ

7

2,30

10

Hoa

3

0,98

11

Ngọn non

1

0,33


Tổng

305

100



Hình 3 8 Tỷ lệ bộ phận cây thuốc được sử dụng ở KVNC Theo số liệu ở 4


Hình 3.8. Tỷ lệ bộ phận cây thuốc được sử dụng ở KVNC

Theo số liệu ở bảng 3.13 và hình 3.8 cho thấy sự phong phú và đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc.

Số lượng loài có tất cả bộ phận (toàn cây) được dùng làm thuốc là nhiều nhất, gồm 76 loài (chiếm 24,92% tổng số loài), gồm các đại diện như: Dương đài nấm (Balanophora fungosa) trị đau bụng, đau toàn thân, bổ thận, di tinh, liệt dương…, Sói nhẵn (Sarcandra glabra) chữa động kinh, Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum) chữa tiêu viêm, giải độc, ngừng ho và long đờm, Mộc vệ lá mảnh (Taxillus gracilifolius) chữa đau lưng mỏi gối, phong thấp, mụn nhọt, làm chắc chân răng..., Cà dại quả đỏ (Solanum surallense) dùng trị đòn ngã tồn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, đau dạ dày…

Tiếp đến là rễ có 57 loài (chiếm 18,69%), gồm các đại diện như: Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis) dùng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa…, Kích nhũ đuôi vàng (Polygala aureocauda) dùng gây ngủ và chống co giật, hạ huyết áp..., Thài lài nước (Commelina paludosa) dùng để trị ung sang thũng độc, Dây bánh nem (Bowringia callicarpa) dùng để chữa tê thấp...

Lá có 53 loài (chiếm 17,38%), có các loài như: Cỏ lào (Chromolaena odorata) có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm; Thiết đinh (Markhamia stipulata) trị sốt cao khản tiếng; Lộc mại nhỏ (Claoxylon hainanensis) trị táo bón, lỵ, đau bụng, da vàng; Muôi trắng (Melastoma septemnervium) dùng để hạ nhiệt, hạ huyết áp; Đồng răng cưa (Maesa indica) chống siêu khuẩn…


Thân có 36 loài (chiếm 11,8%), có đại diện như: Chua ngút (Embelia ribes) thân cây trị ban trái, bạch đới; Mộc thông nhỏ (Clematis armandii) dùng để trị viêm nhiễm niệu đạo, tiểu tiện không thông, viêm thận, bế kinh, sữa không thông; Trầm hương (Aquilaria crassna) trị nôn mửa, cấm khẩu, khí nghịch khó thở, người già hư yếu hen suyễn thở dốc…

Vỏ có 31 loài (chiếm 10,16%), có các loài: Nóng nâu (Saurauja nepaulensis) dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt; Mức hoa trắng (Holarrhena pubescens) trị sốt tiêu chảy, viêm gan; Bứa (Garcinia oblongifolia) trị loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, viêm miệng, ho ra máu, dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, mẩn ngứa…, Lát hoa (Chukrasia tabularis) trị tiêu chảy…

Hạt có 16 loài (chiếm 5,25%) như: Mào gà trắng (Celosia argentea) chữa viêm kết mạc, giác mạc, viêm sắc tố mắt, huyết áp cao, chảy máu dạ dày ruột, thổ huyết, chảy máu cam, tử cung xuất huyết…, Núc nác (Oroxylon indicum) trị viêm họng, viêm phế quản, đau thượng vị..., Đậu tắc (Canavalia ensiformis) chữa đau ngực, đau phổi, ho…, Sống rắn dài (Albizia procera) hạt lợi trung tiện, lợi tiêu hóa và chống đầy hơi…Quả có 16 loài (chiếm 5,25%), gồm các đại diện: Dương đào (Actinidia chinensis) dùng để trị phiền nhiệt, tiêu khát, hoàng đản, thạch lâm, trĩ sang; Giần sàng (Cnidium monnieri) chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, mỏi lưng gối, dùng ngoài chữa bệnh phụ khoa, ghẻ lở; Trám đen (Canarium tramdenum) dùng giải độc cá, chữa nứt nẻ da do khô lạnh, lở ngứa, trị sâu răng…

Củ có 9 loài (chiếm 2,95%), có các loài như: Đảng sâm (Codonopsis javanica) chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, viêm thượng thận, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu; Củ bình vôi (Stephania rotunda) làm thuốc gây ngủ, an thần, chữa sốt nóng, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở; Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) trị liệt dương, giảm cholesterol và glucoz trong máu, an thần, đau đầu gối, trị bướu…

Mủ có 7 loài (chiếm 2,3%), như: Sui (Antiaris toxicaria) dùng gây nôn, có thể làm mạnh tim; Bồ đề (Styrax tonkinensis) chữa suyễn thở, ho, đau bụng lạnh thổ tả, máu xâm bị ngất và chữa các vết thương… Hoa có 3 loài (chiếm 0,98%) như: Dũ dẻ trơn (Melodorum fruticosum) được sử dụng làm thuốc bổ huyết, tạo huyết…,Bông gạo (Gossampinus malabarica) trị viêm ruột, lỵ…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022