dụng hình phạt tịch thu tài sản, chiếm 4,83% trên tổng số 5.427 bị cáo bị áp dụng HPBS hàng năm. Thống kê trong 4 năm (2005 – 2008) cũng cho thấy loại hình phạt này chủ yếu được áp dụng đối với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội phạm về ma tuý; các tội xâm phạm sở hữu tài sản và nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nhìn chung, tình hình áp dụng hình phạt này những năm gần đây có tăng về số lượng và tỷ lệ bị cáo bị áp dụng, so với các năm trước khi áp dụng BLHS năm 1999. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng hình phạt này trong thực tiễn xét xử của các Toà án các cấp vẫn còn rất ít được áp dụng.
Nghiên cứu bản án của các Toà án cho thấy tuyệt đại đa số các bản án đã áp dụng Điều 41 BLHS để tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm với tính cách là biện pháp tư pháp. Nhưng do nhiều bản án có những quyết định không rõ việc tịch thu vật, tiền bạc là biện pháp tư pháp hay là hình phạt tịch thu tài sản, nên dẫn đến khó khăn cho việc thi hành án sau này, đồng thời nó sẽ dẫn đến tình trạng thống kê tình hình áp dụng hình phạt tịch thu tài sản của các Toà án sẽ không chính xác. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có trường hợp trong bản án tịch thu tài sản, Toà án không quyết định cụ thể những tài sản cần bị tịch thu mà chỉ tuyên tịch thu 1/2 hoặc 1/3 tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án hoặc khi tuyên tịch thu toàn bộ tài sản của người bị kết án lại không quyết định rõ những loại tài sản nào được để lại mà chỉ nêu chung chung "để lại một ít nhà cửa, tài sản cho gia đình họ sinh sống’’ làm cho việc thi hành hình phạt này gặp khó khăn.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế về lập pháp và trong thực tiễn áp dụng các hình phạt không tước tự do và nguyên nhân
2.2.2.1 Những tồn tại, hạn chế về lập pháp và trong thực tiễn áp
dụng
- Hình phạt Cảnh cáo
-Điều 29 BLHS năm 1999 quy định về hình phạt cảnh cáo nhưng chưa đưa ra được một định nghĩa thế nào là hình phạt cảnh cáo với các đặc điểm pháp lý riêng có của hình phạt không tước tự do này.
-Các điều kiện áp dụng loại hình phạt này còn chung chung, ranh giới phân định giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt thiếu cụ thể, không rõ ràng, khó áp dụng trong thực tiễn. Những quy định như vậy thường làm nảy sinh hai tình huống trong thực tiễn: một là gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật vì không có chuẩn mực nào để vận dụng chính xác, từ đó nảy sinh tâm lý e ngại, ít áp dụng; hai là áp dụng tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan, cùng một tội phạm, cùng những điều kiện như nhau nhưng có nơi xử phạt cảnh cáo, nơi cho hưởng án treo, có nơi lại miễn TNHS, tình trạng áp dụng như đã nêu là vi phạm nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng trong LHS Việt Nam.
-Như chúng tôi đã phân tích trong phần các quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt cảnh cáo, số lượng các điều luật và khung hình phạt có quy định hình phạt cảnh cáo còn ít, thậm chí là bước thụt lùi so với BLHS năm 1985; điều này chưa phù hợp với chủ trương tăng cường các hình phạt không tước tự do của Đảng và Nhà nước ta; chưa bắt kịp bước đi của pháp luật tiến bộ trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 8
- Thực Tiễn Áp Dụng Hình Phạt Không Tước Tự Do, Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân
- Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 10
- Tăng Cường Công Tác Giải Thích, Hướng Dẫn Áp Dụng Pháp Luật, Giám Đốc Xét Xử, Thanh Tra, Kiểm Tra Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Của Toà Án Các Cấp.
- Giải Pháp Tăng Cường Đội Ngũ Cán Bộ, Nâng Cao Năng Lực, Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ, Ý Thức Pháp Luật Và Trách Nhiệm Nghề Nghiệp Của Cán Bộ
- Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
-Thực tiễn xét xử vẫn có Toà án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với tội phạm nghiêm trọng trong khi BLHS đã quy định rõ là hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng.
-So với án treo, hình phạt cảnh cáo nhẹ hơn rất nhiều vì bản chất án treo là hình phạt tù nhưng người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Thực tiễn áp dụng đã cho thấy có những điều kiện của hình phạt cảnh cáo lại không chặt chẽ, thậm chí dễ dàng hơn án treo. Nghị quyết số
01/2007 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quy định một trong những điều kiện khi cho hưởng án treo là: "Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm". Trong khi đó có Toà án áp dụng hình phạt cảnh cáo đã gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận cả nước như vụ án tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
-Việc thi hành hình phạt cảnh cáo không có văn bản pháp luật hướng dẫn cho nên trong thực tế, đối với bị cáo bị phạt án cảnh cáo là coi như đã chấp hành xong ngay sau thời điểm tuyên án. Tính cưỡng chế và nghiêm khắc của hình phạt cảnh cáo bị hạn chế, tác dụng, hiệu quả của loại hình phạt này không cao. Điều này làm giảm ý nghĩa của hình phạt cảnh cáo.
- Hình phạt tiền
Một là: BLHS năm 1999 quy định về hình phạt tiền nhưng cũng chưa đưa ra được một định nghĩa thế nào là hình phạt tiền.
Hai là: Mức phạt tiền còn thấp. Theo quy định của BLHS năm 1999, có 4/68 điều luật quy định mức phạt tiền đến mười triệu đồng, chiếm 5,8%. Có 1/68 điều luật quy định mức phạt tiền đến hai mươi triệu đồng, chiếm 1,4%. Có 1/68 điều luật quy định mức phạt tiền đến ba mươi triệu đồng, chiếm 1,4%. Có 29/68 điều luật quy định mức phạt tiền đến năm mươi triệu đồng, chiếm 42,6%.
Với tình hình giá cả tăng, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể, thì mức phạt tiền đến mười triệu, hoặc đến năm mươi triệu đồng đối với người phạm tội là thấp và tính trừng trị và giáo dục của hình phạt rất bị hạn chế.
Ba là: Về nhận thức hình phạt tiền.
Nhìn chung, nhiều người dân cũng như người làm công tác bảo vệ pháp luật nhận thức là: Phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội không có giá trị răn đe, cũng như không có ý nghĩa trừng trị người phạm tội.
Thứ tư, về nguyên tắc, khi quyết định mức phạt tiền đối với người bị kết án, các Toà án các cấp cần phải dựa vào khoản 3 điều 30 BLHS. Nhưng qua khảo sát nội dung hầu hết các bản án có phạt tiền, chúng tôi nhận thấy các Toà án đều không vận dụng khoản 3 Điều 30, tức là không xem xét tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả khi quyết định hình phạt. Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều bản án phạt tiền không khả thi khi đưa ra thi hành trong thực tiễn.
Thứ năm, có trường hợp bị cáo phạm tội mà điều luật về tội phạm ấy không quy định hình phạt tiền bổ sung nhưng Toà án vẫn áp dụng với bị cáo. Ngược lại, có trường hợp bị cáo phạm tội mà điều luật về tội phạm ấy quy định hình phạt tiền bổ sung có tính bắt buộc áp dụng, nhưng Toà án lại không áp dụng. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi không được áp dụng hình phạt tiền bổ sung, khi điều luật về tội phạm không quy đinh bắt buộc áp hình phạt ấy. Ngược lại, điều luật về tội phạm quy định bắt buộc áp dụng hình phạt tiền bổ sung thì Toà án phải áp dụng với bị cáo. Như vậy, các bản án trên đã vi phạm nguyên tắc pháp chế, một nguyên tắc quan trọng của LHS Việt Nam.
Thứ sáu, khoản 4 Điều 30 BLHS có quy định "tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà quyết định trong bản án’’. Nhưng kết quả phân tích cho thấy, đa số các bản án thường chỉ tuyên phạt tiền bị cáo một khoản tiền nhất định xung vào công quỹ của nhà nước. Không có bản án nào quyết định cho bị cáo nộp tiền phạt làm nhiều lần, ngay cả đối với những trường hợp các bị cáo bị Toà án phạt tiền với mức rất cao.
Việc quyết định mức hình phạt tiền trong nhiều vụ án, nhất là các vụ án tội phạm ma tuý là khá cao mà trong thực tế nhiều người bị kết án không có
khả năng thi hành, gây tồn đọng việc thi hành án dân sự, do vậy phải tiến hành những thủ tục xem xét để miễn giảm việc thi hành các khoản tiền phạt. Theo số liệu thống kê của một nhà nghiên cứu công bố thì "hiện nay có trên
57.000 vụ với số tiền trên 4.900 tỷ đồng không thi hành được vì người phải thi hành đang chấp hành hình phạt tù hoặc không có tài sản’’ [46, tr.160].
Thứ bảy, trong một số trường hợp luật quy định phạt tiền bổ sung vẫn chưa phản ánh được đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Có loại tội phạm có tính chất nguy hiểm của nó thấp hơn so với các tội khác cùng loại nhưng mức khởi điểm của phạt tiền bổ sung lại cao hơn, ví dụ: mức khởi điểm của hình phạt tiền bổ sung với tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới theo khoản 4 Điều 194 là 5 triệu đồng, trong khi đó đối với tội buôn lậu theo khoản 5 Điều 193 lại chỉ có 3 triệu đồng; hoặc mức khởi điểm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo khoản 5 Điều 197 là 50 triệu đồng, trong khi đó đối với tội mua bán trái phép chất ma tuý theo khoản 5 Điều 194 lại chỉ có 5 triệu đồng. Rõ ràng cách quy định như vậy của nhà làm luật là bất hợp lý nếu nhìn từ thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả hành vi đó gây ra.
Thứ tám, khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tiền bổ sung trong nhiều điều luật về tội phạm trong Phần các tội phạm BLHS được quy định còn quá rộng, độ chênh lệch quá lớn có khi gấp 10 lần, 20 lần, thậm chí còn đến 100 lần. Khoảng cách chênh lệch giữa mức tối thiểu và tối đa lớn như vậy, nhưng nhà làm luật lại không phân hoá, cụ thể hoá theo từng khung hình phạt mà thường chỉ được quy định chung đối với tôi danh, ví dụ: phạt tiền là HPBS với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định từ 5 triệu đến 100 triệu đồng (khoản 5 Điều 137 BLHS) hoặc đối với các tội về ma tuý (các điều 193, 194, 196) phạt tiền bổ sung có mức thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất lên đến 500 triệu đồng. Cách quy định như vậy sẽ dẫn đến tình trạng
nhận thức và áp dụng tuỳ tiện, không có sự thống nhất, không đảm bảo khả năng cá thể hoá hình phạt và tác động có lựa chọn của hình phạt tiền đối với người bị kết án, việc áp dụng hình phạt sẽ không công bằng khi giải quyết những trường hợp phạm tội cụ thể.
- Hình phạt cải tạo không giam giữ
Một là: BLHS năm 1999 cũng chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý về hình phạt cải tạo không giam giữ.
Hai là: Việc xác định thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có hướng dẫn áp dụng thống nhất:
Hiện nay, do chưa có văn bản nào của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về vấn đề này, nên việc xác định thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ trong thực tiễn ở các Toà án không thống nhất. Trong giới luật gia cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ là ngày tuyên án sơ thẩm (hoặc phúc thẩm) nếu Toà án cấp phúc thẩm áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ), tương tự như trường hợp xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách đối với người bị xử phạt tù, nhưng cho hưởng án treo. Cơ sở lý luận của quan điểm này dựa vào quy định tại khoản 2 điều 255 BLTTHS. Theo đó, trong trường hợp bị cáo bị tạm giam thì quyết định của bản án về việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo được thi hành ngay, bị cáo được tuyên trả tự do ngay tại phiên toà, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo. Mặt khác, do người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội, vẫn được sống và làm việc trong môi trường xã hội bình thường ngay sau khi tuyên án, nên phải buộc họ thực hiện ngay các nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ.
Quan điểm thứ hai cho rằng, thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phải được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, (tức là ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm hoặc ngày tuyên án phúc thẩm). Bởi lẽ, nếu tính từ ngày tuyên án sơ thẩm thì sẽ dẫn đến hệ luỵ sau: Do quyết định của bản án sơ thẩm và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo chưa có hiệu lực pháp luật, vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng. Trường hợp cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, sửa bản án sơ thẩm chuyển loại hình phạt từ cải tạo không giam giữ sang hình phạt tù thì thời gian mà người bị kết án đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ từ khi tuyên án phúc thẩm sẽ không được tính, gây bất lợi cho người bị kết án.
Chúng tôi cho rằng, việc xác định thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ từ ngày tuyên án sơ thẩm hay từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đều không đúng. Thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được bắt đầu từ ngày Toà án ra quyết định thi hành án. Bởi lẽ:
- Người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ khác với người bị phạt tù nhưng được hưởng án treo, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Một trong những điều kiện quan trọng đối với người được hưởng án treo là nếu người đó phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án buộc họ phải chấp hành toàn bộ hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại điều 51 BLHS. Do vậy, thời gian thử thách đối với họ phải được tính từ ngày tuyên án sơ thẩm (hoặc phúc thẩm nếu bản án phúc thẩm cho hưởng án treo), vì nếu tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hay từ ngày Toà án ra quyết định thi hành án, sẽ dẫn đến hệ luỵ là, xuất hiện một khoảng thời gian (từ ngày tuyên án sơ thẩm đến ngày bản án có hiệu lực pháp luật hay đến ngày
Toà án ra quyết định thi hành án) mà nếu người bị kết án phạm tội mới trong thời gian đó thì, Toà án không thể áp dụng khoản 5 Điều 60 BLHS để tổng hợp hình phạt được (vì người đó không phạm tội trong thời gian thử thách).
- Đối với người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, tuy cũng không phải cách ly khỏi xã hội như người được hưởng án treo nhưng phải chịu sự giám sát, giáo dục của một cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc cư trú, đồng thời, họ còn phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập để sung công quỹ nhà nước. Do đó, chỉ khi quyết định thi hành án thì mới có căn cứ buộc người bị kết án chấp hành các nhiệm vụ nói trên.
- Trường hợp người bị kết án phạm tội mới trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì khi tổng hợp hình phạt, người phạm tội không bị buộc chấp hành toàn bộ hình phạt cải tạo không giam giữ mà được trừ thời gian đã chấp hành; còn nếu phạm tội mới trong thời gian trước khi có quyết định thi hành án thì hình phạt cải tạo không giam giữ coi như chưa được thi hành ngày nào. Ví dụ, ngày 10/11/2008, Nguyễn Văn A bị Toà án nhân dân quận L.B thành phố H.N xét xử sơ thẩm, áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS xử phạt A 2 năm cải tạo không giam giữ về tội "trộm cắp tài sản". Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật vào ngày 10/12/2008. Ngày 15/12/2008, TAND quận L.B thành phố H.N ra quyết định thi hành án. Vậy, thời hạn 2 năm cải tạo không giam giữ đối với Nguyễn Văn A được tính từ ngày 15/12/2008 chứ không phải ngày 10/11/2008 hay là ngày 10/12/2008.