Với Cán Bộ Quản Lý Các Trường Thcs Vùng Đặc Biệt Khó Khăn

Như vậy những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập trong công tác quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả quản lý, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Dựa trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, đề tài đề ra một số biện pháp quản lý.

Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc xử lí những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn công tác quản lý, những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng đổi mới giáo dục với thực trạng còn hạn chế.

Qua kết quả điều tra khảo nghiệm cho thấy cả 06 biện pháp đều khả thi và cần thiết đối với việc quản lý biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo theo hướng đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, tác giả đi đến một số kết luận sau:

- Trên cơ sở kế thừa và hệ thống, luận văn đã nghiên cứu đầy đủ, lôgic và có hệ thống lý luận khoa học quản lý, lý luận khoa học QLGD, lý luận quản lý nhà trường, dạy học…. Đồng thời tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề lý luận về nội dung quản lý dạy học môn Toán trong trường THCS vùng đặc biệt khó khăn theo định hướng phát triển năng lực học sinh làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh.

- Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng, khoa học khách quan và nêu lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Công tác quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay đã đạt được ưu điểm nhất định về mục tiêu dạy học, nội dung cũng như cách thức kiểm tra, đánh giá…. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy công tác quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng còn nhiều hạn chế, bấp cập về quản lý soạn bài, lập kế hoạch, nhận thức, năng lực dạy học đặc biệt cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn hạn chế...của một số giáo viên còn hạn chế.

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng, tác giả mạnh dạn để ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay

Những biện pháp quản HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã được cho rằng là cần thiết và có tính khả thi cao với ĐTB tính cần thiết được đánh giá với ĐTB từ 2.37 đến 2.65 và với ĐTB tính khả thi được đánh giá với ĐTB từ 2.43 đếm 2.57.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Cao Bằng

Đánh giá lại thực trạng đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQL và GV.

Xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những GV giỏi, có tâm huyết chấp nhận ở lại phục vụ ở các trường có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn của địa phương.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động toàn dân tham gia vào giáo dục nói chung và đầu tư hỗ trợ giáo dục nói riêng. Vấn đề xã hội hoá giáo dục cần phải thể hiện rõ giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong những chương trình hành động của các cấp chính quyền từ địa phương trở lên.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

Tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ GV các cấp, đặc biệt là GV THCS vùng đặc biệt khó khăn. Có phương án đào tạo, tuyển dụng, cân đối GV, đặc biệt là GV giỏi, có nhiều kinh nghiệm giữa các trường để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu GV

Tổ chức cho CBQL các trường học tham quan học hỏi kinh nghiệm các điển hình tiên tiến về giáo dục, học tập những chuyên đề, cập nhật những kiến thức mới về quản lý trường học, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy đối với các trường học. Có cơ chế khuyến khích động viên, bồi dưỡng thoả đáng đối với GV giỏi, HS giỏi, xây dựng các điển hình trường tiên tiến.

Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là các chuyên đề về đổi mới PPDH, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy họ cho đội ngũ GV.

2.3. Với cán bộ quản lý các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Lãnh đạo các trường cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản về đổi mới giáo dục hiện nay…Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận

dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, chỉ đạo HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một cách tích cực việc đổi mới phương pháp.

Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tạo động lực thúc đẩy người dạy và người học. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cũng như các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

2.4. Với cán bộ quản lý các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;

Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

Thực hiện cải tiến hoạt động dạy học, tăng cường đổi mới PPDH và bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh, sử dụng thường xuyên và hiệu quả phương tiện dạy học, ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học toán, đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Thị Kim Anh (2006), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, ĐHSP Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết Đại hội lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.

4. Đặng Quốc Bảo, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, NXB GD, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư ban hành quy định đánh giá xếp loại học sinh THCS, THCS, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình GDPT tổng thể, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Thông tư ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông

(chương trình tổng thể).

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB GD, Hà Nội.

13. Harold Koontz (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học – Xã hội Hà Nội.

14. I.F. Kharlamop - Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào – Viện KHGD Việt Nam.

15. John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch (2012), John Dewey về giáo dục, DT Books – IRED&NXB Trẻ.

16.Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

17. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.

18. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.

19. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.

20. Trần Kiều (1995), Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phương pháp dạy học,

Tạp chí Giáo dục, số 11/1995, Hà Nội.

21. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn toán, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội.

22. Luật Giáo dục (2005) và sửa đổi bổ sung (2009), Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề về giáo dục, NXBGD, Hà Nội.

24. Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH Trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

25. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Giáo trình đánh giá và đo lường kết quả học tập,

NXB ĐH SPHN, Hà Nội.

26. Hoàng Phê (chủ biên), (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

27. Phòng GD&ĐT huyện Trùng Khánh (2017), Thống kê chất lượng giáo dục học sinh THCS, Trùng Khánh - Cao Bằng.

28. Nguyễn Văn Thanh (2006), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS huyện Phú Xuyên- Hà Tây, ĐHSP Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học Thái Nguyên.

30. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Khơi dạy tiềm năng sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2015), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của người học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Lê Đình Trung (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của người học trong nhà trường phổ thông, Đề tài Cấp Bộ, Mã số B2013-17- 42, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

34. Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lý-Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà nội.

35. Phan Thị Hồng Vinh (2007), Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội.

36. Xavie Rogiers, Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng)


Để nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Kính đề nghị quý xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hoặc hoặc ghi phần trả lời theo yêu cầu của câu hỏi theo thang điểm dưới đây có 03 mức độ, tăng dần từ 1 đến 3. Mức 1: là mức thấp nhất/yếu nhất/kém nhất; mức 3: là mức cao nhất/tốt nhất. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của Thầy/Cô.

Thầy/Cô cho ý kiến bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn.

Trân trọng cảm ơn!


Câu 1. Đánh giá của Thầy/Cô (các em) về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng?

Rất quan trọng




Quan trọng




Không quan trọng




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 15

Câu 2: Đánh giá của Thầy/Cô về mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực tai đơn vị Thầy/Cô công tác hiện nay?


TT


Nội dung

Không cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết


1

Góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa; rèn luyện những đức tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm

mĩ cho HS





2

Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn cho học sinh




TT


Nội dung

Không cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết


3

Rèn luyện kĩ năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng

không gian cho học sinh





4

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo; hình thành thói quen tự học; diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng

của người khác.





5

Giúp HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản về môn

toán, có kỹ năng vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức môn Toán vào thực tiễn.




Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí