Thực Trạng Hiện Thực Hóa Các Giá Trị Trong Nội Quy, Quy Tắc Ứng Xử Và Môi Trường Cảnh Quan Nhà Trường

Qua nảng 2.14 có thể thấy rằng việc xây dựng môi trường văn hóa đã được các trường quan tâm. Cụ thể các trường đều quy định về mặc trang phục, đặc biệt mặc trang phục các dân tộc của học sinh trong các ngày đầu tuần hoặc các ngày lễ (giá trị trung bình 2,3). Trang phục các dân tộc thường nhiều màu sắc, đa dạng kiểu dáng, đồng thời thể hiện sự tinh tế, khéo léo, tín ngưỡng của dân tộc, vì vậy việc mặc trang phục dân tộc làm cho học sinh thấy tự hào, quý trọng dân tộc của mình hơn đồng thời không gian mang sống động, đậm tính dân tộc hơn. Ngoài ra các trường cũng chú ý tổ chức kỷ niệm các ngày lễ như đón học sinh đầu cấp, ngày 20.11, ngày 8/3, 3/2 và các ngày lễ tết dân tộc khác. Các trường đều chú ý xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, có tới 42,9% cho rằng việc này được các trường thực hiện rất tốt, 41,7% cho là thực hiện tốt (giá trị trung bình 2,8).

Tuy nhiên một số nội dung khác như: thiết kế, trưng bày các khẩu hiệu, lôgô, bảng biểu mang tính giáo dục, tổ chức gặp mặt có tới 37,1% đánh giá là chưa quan tâm, giao lưu với cựu học sinh thành đạt có tới 78,4% đánh giá là chưa quan tâm (giá trị trung bình 1,2).

Thực tế cho thấy trường cảnh quan khuôn viên trường tác động mạnh đến đến cảm quan của học sinh. Làm thế nào để học sinh yêu trường như nhà, ở trường cảm thấy vui vẻ, an toàn, hạnh phúc là điều mà các trường hướng tới. Vì vậy bên cạnh những hàng cây xanh, bồn hoa và không gian sạch sẽ, các trường còn cần phải có các khẩu hiệu mang tính giáo dục cao mà lại mang dáng dấp riêng có, đặc trưng của trường. Hay việc mời các cựu học sinh thành đạt đến giao lưu sẽ thắp sáng được ước mơ, khát vọng cho các em phấn đấu vươn lên, đặc biệt đối với học sinh dân tộc yếu thế hơn như Mông, Dao, Sán Chỉ.

2.4.5. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử và môi trường cảnh quan nhà trường

Để thấy được sự quan tâm chỉ đạo của BGH các trường đối với công tác hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh

quan nhằm giáo dục văn hóa truyền thống, tác giả khảo sát 58 cán bộ giáo viên, kết quả như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử và môi trường cảnh quan nhà trường


STT


Nội dung

Mức độ

Giá trị trung

bình

Rất quan tâm

Quan tâm

Không quan tâm

SL

TL

SL

TL

SL

TL


1

Chỉ đạo giáo viên đưa các giá trị: đoàn kết, trách nhiệm, không kỳ thị dân tộc... vào nội quy và các hoạt động trong

nhà trường


8


13,8


42


72,4


8


13,8


2,0


2

Đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường văn minh, thân

thiện, mang bản sắc dân tộc


54


93,1


4


6,9


0


0,0


2,9


3

Xây dựng quy tắc ứng xử có nội dung giáo dục văn hóa

truyền thống


8


13,8


50


86,2


0


0,0


2,1


4

Xây dựng các công trình, biểu tượng mang tính dân tộc trong

khuôn viên trường


8


13,8


46


79,3


4


6,9


2,1

5

Xây dựng phòng truyền thống

dân tộc

4

6,9

44

75,9

10

17,2

1,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 11

Qua bảng 2.15 tác giả thấy rằng việc hiện thực hóa các giá trị văn hóa dân tôc vào nội quy, quy tắc ứng xử và môi trường cũng như cảnh quan nhà trường cơ bản được quan tâm (1,9 đến 2,9). Cụ thể Chỉ đạo giáo viên đưa các giá trị: đoàn kết, trách nhiệm, không kỳ thị dân tộc... vào nội quy và các hoạt động trong nhà trường, mức rất quan tâm chỉ là 13,8%, còn lại là quan tâm, thậm chí mức không quan tâm cũng chiếm 13,8%. Việc đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường văn minh, thân thiện, mang bản sắc dân tộc được đánh giá rất quan tâm (93,1%). Đa số cán bộ, giáo viên đánh giá các trường chưa rất quan tâm xây dựng quy tắc ứng xử có nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, xây dựng các công trình, biểu tượng mang tính dân tộc trong khuôn viên trường, xây dựng phòng truyền thống dân tộc mới chỉ dừng lại ở mức quan tâm.

Văn hóa nhà trường là tổng hợp các giá trị, chuẩn mực, niền tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này và trường khác. Văn hóa nhà trường có chức năng biểu tượng, xây dựng, hướng dẫn, gây cảm xúc. Chính vì vậy quản lý văn hóa nhà trường tốt sẽ góp phần tổ chức tốt việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Để thấy rõ việc hiện thực hóa công tác tổ chức giáo dục TTVHDT cho học sinh, tác giả đã trực tiếp quan sát các hoạt động, cảnh quan các nhà trường, trong công tác tổ chức giáo dục TTVHDT cho học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh mặc trang phục dân tộc hay tạo dựng cảnh quan nhà trường qua lôgô, biểu tượng, công trình kiến trúc mang tính dân tộc, hay xây dựng các nội quy, quy định của nhà trường có nội dung quy định liên quan đến truyền thống văn hóa dân tộc trong các nhà trường.

Qua quan sát tác giả nhận thấy các trường đều có xây dựng nội quy, quy định và được niêm yết ở nơi trung tâm, dễ quán sát, tuy nhiên chỉ có 3/6 trường có nội dung quy định về trang phục của giáo viên, học sinh trong quy đinh về văn hóa tại trường học. Các trường đều có những câu khẩu hiệu, pano có họa tiết hoa văn biểu tượng văn hóa dân tộc và được treo để tuyên truyền. Có 2/6 trường có nhà sinh hoạt văn hóa dân tộc.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong.

Yếu tố tâm lý lứa tuổi học sinh. Môi trường giáo dục trong trường học bao hàm các yếu tố như điều tâm lý lứa tuổi, điều kiện vật chất và tinh thần chứa đựng hệ thống các giá trị của hoạt động giáo dục, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục.

Tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thông cấp THCS, các em có xu hướng muốn tự khẳng định mình, thích tìm tòi khám phá để thỏa mãn nhu cầu học hỏi, để hểu biết, không muốn có sự kiểm tra, giám sát của người lớn. Ở lứa tuổi này

nhu cầu tự khẳng định và khám phá của các em rất lớn đặc biệt là sự khẳng định về phong cách sống, cách ăn mặc, lời nói, ứng xử, ước mơ và hoài bão chính vì vậy những biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử, cách ăn mặc, phong cách sống và việc, hay việc nêu gương của thầy cô giáo, việc chấp hành giờ giấc, nội quy...có ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Yếu tố nhà trường

Những điều kiện vật chất của môi trường giáo dục này bao gồm các điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho mọi hoạt động của nhà trường, trong đó nổi bật là cơ sở vật chất của hoạt động dạy và học như trường, lớp, khuôn viên, trang trí, cây xanh, hệ thông bảng biểu, khẩu hiệu, lô gô...

Những yếu tố tinh thần bao gồm không khí làm việc, những nét truyền thống, các giá trị cùng với quan niệm và thái độ của thầy và trò trong hoạt động dạy và học; trong các mối quan hệ, cung cách ứng xử của các thành viên, quan điểm chỉ đạo của cán bộ quản lý

Hiện nay, môi trường giáo dục của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh có nhiều yếu tố tích cực, do được nhà nước đầu tư nên cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, ăn ở, sinh hoạt của học sinh.

Để thấy rõ các yếu tố bên trong ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tác giả đã khảo sát 268 người (trong đó 58 cán bộ quàn lý, giáo viên và 210 học sinh).

Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh


TT


Nội dung các yếu tố

Mức độ

Giá trị trung

bình

Rất ảnh

hưởng

Ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Cơ sở vật chất, khuôn viên, khẩu

hiệu, trang trí của nhà trường

214

79,9

38

14,2

16

6,0

2,7

2

Sự gương mẫu thực hiện các chuẩn

mực văn hóa của thầy cô giáo.

183

68,3

63

23,5

22

8,2

2,6

3

Mối quan hệ bạn bè trong nhà

trường

147

54,9

92

34,3

29

10,8

2,4


4

Mối quan hệ (giữa các giáo viên với giáo viên; giáo viên với học

sinh; giữa học sinh với HS..)


170


63,4


89


33,2


9


3,4


2,6

5

Các hoạt động ngoại khóa trong

trường

142

53,0

126

47,0

0

0,0

2,5

6

Qua hoạt động học tập, sinh hoạt

tại khu ký túc xá

134

50,0

120

44,8

14

5,2

2,4

7

Tâm lý, sức khỏe, sở thích, tư duy

240

89,9

28

10,1

0

0,0

2,9

Qua bảng 2.16 cho ta thấy các yếu tố biên trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh, các yếu tố như cơ sở vật chất, khuôn viên, khẩu hiệu, trang trí của nhà trường; sự gương mẫu thực hiện các chuẩn mực văn hóa của thầy cô giáo; Qua tiếp xúc với bạn bè trong nhà trường; Qua mối quan hệ (giáo viên với giáo viên giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh); Qua hoạt động học tập, sinh hoạt tại khu ký túc xá. Tâm lý, sức khỏe, sở thích, tư duy... Tất cả các yếu tố trên đều được đánh giá mức độ rất ảnh hưởng tới việc giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh, (có trên 50% các thầy cô giáo và các em học sinh đều đánh rất ảnh hưởng).

Tác giả tiếp tục khảo sát lấy ý kiến của tất cả 58 cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường về vai trò của các lực lượng tham gia giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh và thu được kết quả như sau:

Bảng 2. 17. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh‌


STT


Lực lượng giáo dục

Mức độ

Giá trị trung bình

Rất quan trọng


Quan trọng

Không

quan trọng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Cán bộ quản lý

47

81,0

11

19,0

0

0,0

2,8

2

Giáo viên chủ nhiệm

55

94,8

3

5,2

0

0,0

2,9

3

Giáo viên môn GDCD

45

77,6

13

24,4

0

0,0

2,8

4

Giáo viên các môn khác

34

58,6

24

41,4

0

0,0

2,6

5

Đoàn thanh niên, Đội

TNTP HCM

51

87,9

7

12,1

0

0,0

2,9

6

Công đoàn

4

6,9

44

75,9

10

17,2

1,9

7

Tập thể lớp

35

60,3

23

39,7


0,0

2,6

8

Nhóm bạn bè

32

55,2

26

44,8

0

0,0

2,6

9

Các nghệ nhân ở địa phương

31

53,4

20

34,5

7

12,1

2,4

10

Các lực lượng khác

22

37,9

24

41,4

12

20,7

2,2

Qua bảng 2.17 có thể thấy hầu hết ý kiến cho rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng (94,8%), Đoàn thanh niên (87,9%); cán bộ quản lý (81%); giáo viên môn GDCD (77,6%); tập thể lớp (60,3%). Như vậy các ý kiến đều rất đề cao vai trò của nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý, tập thể lớp, Đoàn thanh niên, trong việc giáo dục truyền thống văn hóa cho các em. Bên cạnh đó có lực lượng được coi là không quan trọng như: Công đoàn (6,9%). Tuy nhiên có thể đây là những ý kiến có phần sai lệch về vai trò của tổ chức công đoàn vì tổ chức này đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng truyền thống văn hóa nhà trường và các chuẩn mực văn hóa cho cán bộ, giáo viên và nhân viên. Điều này chứng tỏ nhà trường chưa phát huy được vai trò của công đoàn trong công tác giáo dục truyền thống văn hóa cho cán bộ giáo viên nói chung và học sinh nói riêng.

2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Yếu tố gia đình: Gia đình là cái nôi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nó chính là nhân tố ảnh hưởng lớn, mang tính chất đầu tiên, khởi điểm cho nhân cách của học sinh. Mọi suy nghĩ, hành động, phong cách sống, cách ăn nói, cư xử, văn hóa chia sẻ... của học sinh đều ảnh hưởng từ gia đình.

Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới toàn diện, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chính sánh đối ngoại rộng mở, làm bạn vớ tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lâp và phát triển. Đối với nhiệm vụ xây dựng “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, đây vừa là cơ hội lớn đổng thời cũng là những thách thức lớn đối với mỗi trường học.

Yếu tố xã hội: Chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đã làm thay đổi bộ mặt của các thôn bản, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm; kích thích tính sáng tạo, năng động, nhưng trong môi trường văn hoá đó cũng có những mặt trái của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến mỗi con người như chủ nghĩa cá nhân phát triển, sùng bái đồng tiền, lối sống tiêu thụ, thực dụng, thích hưởng thụ...đặc biệt nhiều phần tử xấu đã lợi dụng để tuyên truyền kích động đồng bào chống Đảng, Nhà nước, truyền đạo trái phép, tuyên truyền để đồng bào bỏ đi các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc như thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ... Không ít hoạt động văn hoá bị lôi cuốn vào xu hướng thương mại hoá, họ mang đến các cho đồng bào dân tộc những sản phẩm văn hoá kém chất lượng chiều theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận người thiếu hiểu biết để xuyên tạc những giá trị tốt đẹp của dân tộc, kích thích chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ, nhiều hủ tục, mê tín, dị đoan, nhiều tệ nạn như cờ bạc, lô đề phát triển... Đó là những nguy cơ cần phải kiên quyết bài trừ, khắc phục.

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thấy nhiều sản phẩm văn hoá như tranh ảnh. sách, báo, video, clíp... được lưu hành thiếu kiểm soát hoặc được đem ra mua bán trên thị trường, nhưng điều đó đã len lỏi vào trong trường học, học sinh tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa khác nhau qua sách báo, phim ảnh

và đặc biệt là mạng xã hội (Zalo, facebook..) vì vậy cần phải trang bị cho giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước phải có những kỹ năng để miễn dịch với các lại văn hóa độc hại có ngoài thị trường.

Việc giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là ta cứ cố thủ trong truyền thống di sản mà ta phải khai thác, phát triển, bảo tồn những cái hay cái đẹp để đáp ứng những yêu cầu mới, đắp ứng những thách thức mới. Bản sắc dân tộc trường tồn trong quá trình tái tạo không ngừng trong tiến hoá của lịch sử nhưng chúng ta có thể hội nhập nhưng không “hòa tan”. Theo một phép biện chứng kế thừa và đổi mới, kết hợp truyền thống và tính hiện đại sao cho phù hợp.

Để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác giả đã khảo sát 210 học sinh các trường PTDTNT

Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh


STT


Nội dung

Mức độ

Giá trị trung bình

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

SL

TL

SL

TL

SL

TL


1

Ảnh hưởng của mạng intenet (mạng xã hội -

facebook, zalo...)


155


73,8


40


19,0


15


7,1


2,7


2

Ảnh hưởng của sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm văn hóa ngoài thị trường

(băng đĩa, video clip..)


134


63,8


49


23,3


27


12,9


2,5

3

Ảnh hưởng qua tiếp xúc

với bạn bè, ngoài xã hội

123

58,6

57

27,1

30

14,3

2,4

4

Ảnh hưởng từ gia đình

168

80,0

34

16,2

8

3,8

2,8

5

Ảnh hưởng từ việc tham

gia các hoạt động xã hội

111

52,9

61

29,0

38

18,1

2,3


6

Ảnh hưởng từ tham gia các hoạt động trải nghiệm về

nguồn, thăm làng nghề...


162


77,1


37


17,6


11


5,2


2,7


7

Ảnh hưởng từ yếu tố về

môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương


128


61,0


69


32,9


13


6,2


2,5

8

Ảnh hưởng từ các khuôn

mẫu xã hội

136

64,8

57

27,1

17

8,1

2,6

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí