Nhận Thức Về Các Hoạt Động Cần Thiết Khi Vận Dụng Pp Btnb Trong Dạy Học Môn Khoa Học

Tìm hiểu mức độ cần thiết của các công việc dạy học môn Khoa học có hiệu quả,phỏng vấn GV thông qua phiếu điều tra (Câu 7- phụ lục 1). Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4. Nhận thức về các hoạt động cần thiết khi vận dụng PP BTNB trong dạy học môn Khoa học


Các công việc

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Không cần

thiết

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Nghiên cứu chương trình, nội dung các bài học, các chủ đề dạy học môn

Khoa học ở Tiểu học.


18


64,3


10


35,7


0


0


0


0

Thiết lập mục tiêu dạy học của từng chủ đề với yêu cầu cần đạt của môn

học/ bài học.


17


60,7


10


35,7


1


3,6


0


0

Xây dựng kế hoạch bài học theo phương pháp BTNB và tổ chức thực

hiện kế hoạch đó


16


57,1


8


28,6


3


10,7


1


3,6

Lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ hoạt động dạy học theo

phương pháp BTNB


12


42,9


15


53,6


1


3,5


0


0

Thiết kế thang đánh giá kỹ năng đạt được của HS

qua từng bài học


14


50


10


35,7


3


10,7


1


3,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - 8

Kết quả khảo sát cho thấy, để dạy học môn Khoa học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB có hiệu quả GV cần thực hiện các công việc cụ thể. Các công việc đều được GV lựa chọn ở mức độ là rất cần thiết và cần thiết. Cụ thể: Nghiên cứu chương trình, nội dung các bài học, các chủ đề dạy học môn Khoa học ở Tiểu học (63,4 % rất cần thiết), Thiết lập mục tiêu dạy học của từng chủ đề với yêu cầu cần đạt của môn học / bài học (60,7% rất cần thiết), Xây dựng kế hoạch bài học theo phương pháp BTNB và tổ chức thực hiện kế hoạch đó (57,1% rất cần thiết), Lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB (53,6% cần thiết) và Thiết kế thang đánh giá kỹ năng đạt được của HS qua từng bài học (50 % rất cần thiết) như vậy là khả quan. Điều này cho thấy sự đầu tư của GV khi vận dụng phương pháp BTNB để hướng tới mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ, hiểu sâu và nhớ lâu tri thức đó.

2.2.2. Thực trạng tổ chức dạy học môn khoa học lớp 4,5 theo hướng vận dụng phương pháp BTNB

Để đánh giá ưu thế của việc sử dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học lớp 4,5 chúng tôi tiến hành hỏi các GV thông qua các câu hỏi.

Trong chương trình không phải nội dung bài học nào cũng có thể áp dụng phương pháp BTNB vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát GV về mức độ sử dụng phương pháp BTNB vào dạy các chủ đề của môn Khoa học lớp 4 và 5 thông qua câu hỏi (Câu 11 - Phụ lục 1) kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Thực trạng vận dụng PP BTNB trong thực hiện nội dung môn Khoa học lớp 4,5


Lớp


Nội dung

Mức độ


Thường xuyên


Thỉnh thoảng

Không

bao giờ

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%


Sự sinh sản và phát triển của

cơ thể người.


0


0


6


21,4


22


78,6

Khoa học lớp 4

Vệ sinh phòng bệnh

2

7,1

6

21,4

20

71,5

An toàn trong cuộc sống

3

10,6

5

17,9

20

71,5

Đặc điểm và công dụng của

một số vật liệu thường dùng


2


7,1


3


10,7


23


82,1

Sự biến đổi chất

4

14,3

13

46,4

11

39.3

Sử dụng năng lượng

0

0

2

7,1

26

92,9

Sự sinh sản của thực vật

4

14,3

5

17,9

19

68

Sự sinh sản của động vật

2

7,1

3

10,7

23

82,1

Khoa học lớp 5

Sự sinh sản và phát triển của

cơ thể người


2


7,1


2


7,1


24


85,7

Vệ sinh phòng bệnh

1

3,6

3

10,7

24

85,7

An toàn trong cuộc sống

0

0

0

0

28

100

Đặc điểm và công dụng của

một số vật liệu thường dùng


0


0


0


0


28


100

Sự biển đổi chất

3

10,7

12

42,9

13

46,4

Sử dụng năng lượng

0

0

1

3,6

27

96,4

Sự sinh sản của thực vật

2

7,1

8

28,6

18

64,3

Sự sinh sản của động vật

3

10,7

12

42,9

13

46,4

Môi trường và tài nguyên

0

0

0

0

28

100

Mối quan hệ giữa môi trường

và con người


2


7,1


4


14,2


22


78,6

Kết quả khảo sát cho thấy, môn Khoa học lớp 4, đa số GV sử dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy ở chủ đề Sự biến đổi chất (chiếm14,3% ở mức độ thường xuyên), (chiếm 46,4% ở mức độ Thỉnh thoảng), chủ đề sự sinh sản và phát triển của cơ thể người (chiếm 21,4% ở mức độ thỉnh thoảng) và chủ đề sự sinh sản của thực vật (chiếm 14,3% ở mức độ thường xuyên)(chiếm 17,9% ở mức độ thỉnh thoảng). Trong môn Khoa học lớp 5 cũng tương tự, GV cũng chỉ sử dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy các chủ đề như lớp 4, cụ thể: Chủ đề sự biến đổi chất (chiếm 10,7% ở mức độ Thường xuyên, chiếm 42,9% mức độ Thỉnh thoảng), chủ đề Sự sinh sản của thực vật (chiếm 7,1% ở mức độ Thường xuyên, chiếm 28.6 % ở mức độ thỉnh thoảng). Còn lại các chủ đề khác hầu như GV không sử dụng như: chủ đề An toàn trong cuộc sống ở lớp 4 và Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 5.

Để khảo sát tìm hiểu thực trạng hiệu quả mà việc vận dụng phương pháp BTNB vào dạy học môn Khoa học ở GV, phỏng vấn qua bảng hỏi (Câu 13 - phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Đánh giá về hành động học tập của HS khi vận dụng PP BTNB



STT


Nội dung

Hiệu quả

Cao

Bình thường

Thấp

SL

Tỉ lệ

%

SL

Tỉ lệ

%

SL

Tỉ lệ

%

1

Hs được kích thích và phát triển óc

tò mò khoa học, óc sáng tạo.

14

50

11

39,2

3

10,7

2

HS được độc lập suy nghĩ và tư duy.

13

46,4

8

28,6

7

25

3

HS được làm việc vừa sức, phù hợp

với bản thân.

12

42,9

11

39,2

5

17,9


4

HS tương tác với bạn, phát triển năng lực hợp tác và phát triển kĩ

năng giao tiếp.


17


60,7


6


21,4


5


17,9


5

HS được làm việc, được thao tác trên các nguyên, vật liệu có thật, các phương tiễn gần gũi với cuộc sống xung quanh. Từ đó các em được

khám phá thế giới.


22


78,6


4


14,3


2


7,2

Kết quả khảo sát cho thấy, khi vận dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy môn khoa học lớp 4 và 5 tại các trường tiểu học mang lại hiệu quả rất tốt, được các GV đánh giá rất cao. Sự chênh lệch giữa các tiêu chí không quá khác nhau, cụ thể: Chiếm tỉ lệ 78,6% cao nhất rơi vào nội dung HS được làm việc, được thao tác trên các nguyên vật liệu có thật, các phương tiện gần gũi với cuộc sống xung quanh. Từ đó các em được khám phá thế giới. Tiếp theo đến nội dung HS tương tác với bạn, phát triển năng lực hợp tác, phát triển kĩ năng giao tiếp chiếm 60,7 %. Nói chung các tiêu chí đều được các GV đánh giá ở mức độ “Cao”, cho thấy hiệu quả của BTNB mang lại rất tốt, rất phù hợp với HS tiểu học và môn Khoa học.

Để đánh giá về nhận thức của GV trong việc xác định tiến trình của bài học khi có sử dụng phương pháp BTNB, chúng tôi tiến hành khảo sát các GV bằng phiếu hỏi (Câu 12 - Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.7. Nhận thức của GV về tiến trình vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học

STT

Các bước tiến hành

Ý kiến

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

GV đưa ra tình huống - HS phát hiện vấn

đề - HS tự trả lời.

2

7,1


2

Gv đưa ra tình huống -HS phát biểu suy nghĩ - GV tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm - GV nêu câu hỏi, HS tương tác tìm câu trả lời - HS phát hiện vấn đề - GV

kết luận lại.


20


71,5


3

GV đưa tình huống - GV đặt câu hỏi và gợi

ý cho HS trả lời - HS suy nghĩ, tìm tòi câu trả lời - GV kết luận lại.


6


21,4

Kết quả khảo sát cho thấy, 71,5 % GV chọn dạy theo tiến trình:GV đưa ra tình huống - GV tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm - GV nêu câu hỏi, HS tương tác tìm câu trả lời - HS phát hiện vấn đề - GV kết luận lại. Điều này cho thấy phần lớn GV đã nắm được tiến trình đầy đủ đi theo 5 bước của một bài dạy có sử dụng phương pháp BTNB. Nhưng vẫn có một số ít GV vận dụng sai tiến trình nên có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Qua đây các nhà trường cần lưu ý chú trọng hơn việc bồi dưỡng, tập huấn cho GV về phương pháp BTNB một cách cụ thể, để mỗi GV, đặc biệt GV dạy môn Khoa học lớp 4,5 có đầy đủ hiểu biết về lí luận của phương pháp, phải nắm rõ thì mới hiểu và vận dụng tốt được.

Tìm hiểu GV biết đến phương pháp BTNB qua những kênh thông tin nào, chúng tôi tiền hành khảo sát GV bằng phiếu hỏi (Câu 5 -Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8.Thực trạng thông tin hỗ trợ GV về phương pháp BTNB



STT


Thông tin

Lựa chọn

Số lượng

Tỉ lệ

1

Qua báo, đài, truyền hình

2

7,1

2

Qua các khóa học, khóa tập huấn chuyên môn

28

100

3

Qua Internet

28

100

4

Qua sách, tài liệu học tập

20

71,4

5

Qua con đường khác: ….

0

0

Kết quả khảo sát cho thấy, mỗi GV biết đến phương pháp BTNB không chỉ qua một kênh thông tin mà qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Có đến 100% GV sử dụng kênh thông qua Internet và qua các khóa học, khóa tập huấn chuyên môn. Điều này cho thấy, tất cả các GV đều sử dụng đến hai kênh thông tin trên khi tìm hiểu về phương pháp này. Bên cạnh đó, GV còn có thể biết đến

phương pháp BTNB qua các kênh thông tin khác nữa, cụ thể: Chiếm tỉ lệ 7,1% GV tìm hiểu qua kênh thông tin qua báo, đài, truyền hình. Vì thế, cần cung cấp thông tin đầy đủ và đồng bộ để qua các kênh thông tin GV có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho chuyên môn của mình, đặc biệt là hiểu biết về phương pháp BTNB.

2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học lớp 4, lớp 5

(i) Thực trạng tần suất sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV

Để khảo sát thực trạng về tần suất sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV, chúng tôi tiến hành phỏng vấn qua phiếu khảo sát (Câu 4 -Phụ lục 1), kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV trong vận dụng PP BTNB‌


STT


Kỹ thuật dạy học

Mức độ

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

1

Đặt câu hỏi

7

25

19

67,9

2

7,1

0

0

2

Quan sát

6

21,4

17

60,7

5

17,9

0

0

3

Phản hồi câu trả

lời của người học

10

35,7

12

42,9

6

21,4

0

0

4

Sử dụng công

nghệ thông tin

5

17,9

9

32,1

11

39,3

3

10,7

5

Sử dụng các dự

án học tập

2

7,1

8

28,6

15

53,6

3

10,7

6

Thí nghiệm

1

3,6

5

17,9

18

64,3

4

14,2

7

Sử dụng tranh,

ảnh, poter,…

7

25

10

35,7

6

21,4

5

17,9

Kết quả khảo sát cho thấy, GV thường sử dụng kết hợp nhiều ký thuật dạy học trong một tiết học. Cụ thể: Đặt câu hỏi với tỉ lệ (67,9 % mức thường xuyên), quan sát(60,7% mức độ thường xuyên, phản hồi ý kiến người học (42,9% mức độ thường xuyên). Tuy nhiên, kĩ thuật làm thí nghiệm và sử dụng các dự án học tập lại được GV sử dụng với tỉ lệ rất thấp và ở mức độ đôi khi. Như vậy ta có thể thấy những kĩ thuật dạy học hiện đại vẫn ít được sử dụng hơn kĩ thuật dạy học truyền thống.

(ii) Thực trạng sử dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học của GV

Để khảo sát thực trạng GV sử dụng phương pháp BNTB hay không chúng tôi đã tiên hành phóng vấn GV thông qua bảng hỏi (Câu 9- phụ lục 1)thì có đến 92,9% GV“Có” sử dụng phương pháp BTNB vào dạy học. Đây là con số thể hiện hầu hết tất cả các GV đã và đang tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục từ khâu đổi mới phương pháp giảng dạy.

(iii) Thực trạng các hoạt động nhận thức của HS trong học tập môn Khoa học

Để khảo sát thực trạng các hoạt động nhận thức của học sinh trong học môn Khoa học thông qua vạn dụng PP BTNB chúng tôi tiến hành khảo sát GV thông qua phiếu hỏi (câu 6 - Phụ lục 1), kết quả thu được thể hiện ở bảng sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023