tiếp thu được tri thức khoa học sau mỗi bài học, GV cần giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân trách thụ động, lười suy nghĩ,lười động não.
1.5.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Ngoài yếu tố con người thì cơ sở vật chất cũng có vai trò quan trọng trong việc áp dụng phương pháp BTNB vào quá trình dạy và học.
Trong các lớp học hiện nay, bàn ghế thường bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhóm (Lượng trường học áp dụng mô hình VNEN là rất ít).Khi GV sử dụng phương pháp BTNB thì GV phải chuẩn bị để HS được tự làm thí nghiệm để chứng minh những tri thức khoa học trong tiết học đó. HS cần thiết phải tự điều khiển và thực hiện thí nghiệm của mình cho phù hợp với hiện tượng, kiến thức mà học sinh quan tâm nghiên cứu và có liên quan đến nội dung bài học. HS sẽ tự khám phá và chứng minh được kiến thức sẽ giúp các em làm chủ được tri thức. Nhưng trên thực tế, để làm được điều đó còn gặp rất nhiều khó khăn vì gần như các trường tiểu học chưa có phòng học thí nghiệm để phục vụ cho giảng dạy môn khoa học. Trang thiết bị chưa đầy đủ phục vụ cho việc thí nghiệm hoặc một số thiết bị dạy học chưa đảm bảo tính khao học, chính xác và khó xử dụng. Để đáp ứng được yêu cầu của PP các nhà trường cần có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc thực hành thí nghiệm.
1.5.4. Sĩ số học sinh của lớp học
Số học sinh trong một lớp ở các trường khá đông (từ 35 - 50 HS/1 lớp) nên việc tổ chức học theo nhóm là rất khó, HS ngồi gần nhau sẽ dễ quan sát và trao đổi với nhau. Điều này, cũng gây khó khăn trong việc tổ chức cho hS tham quan, làm thí nghiệm… để phục vụ cho bài học học.Sĩ số HS phù hợp chỉ từ 25
- 30 HS /1 lớp nhưng đó lại là sĩ số của các trường vùng sâu vùng xa ít HS, cơ sở vật chất lại không có phép. Với những trường ở trung tâm cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của GV đảm bảo nhưng sĩ số HS quá đông cũng không đảm bảo để sử dụng được phương pháp trong quá trình giảng dạy.
1.5.5. Chương trình và Sách giáo khoa
Chương trình đã tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội với khoa học về sức khỏe. Nội dung chương trình thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với HS. Chương trình chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Những đặc điểm trên đây của chương trình môn TN&XH, khoa học phù hợp và tạo thuận lợi cho việc dạy học theo PP BTNB.
Tuy nhiên, theo phân phối chương trình ở các tuần học thì môn Tự nhiên xã hội và môn Khoa học lớp 4,5 thường được xem nhẹ hơn các môn học khác, vì vậy ít được đầu tư của GV; GV phải dạy 4 - 5 môn trong một buổi, thời gian cho mỗi tiết học lại không nhiều do đó khóa khăn cho việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp BTNB. Thông thường thời gian cho mỗi tiết học ở bậc tiểu học ở môn Khoa học chỉ 35 - 40 phút, vì vậy sự ràng buộc về thời gian khiến cho tiết học thường vội vàng. Vì thế, khi giảng dạy áp dụng phương pháp BTNB giáo viên thường gợi ý ngay các thí nghiệm cần làm hoặc làm thay cho học sinh (không để thời gian cho các em suy nghĩ và tự thực hành).
Ở một số bài lượng kiến thức cung cấp cho HS trong một tiết tương đối nhiều, trong thời gian ngắn HS khó có thể tiếp thu được hết và hiểu được bản chất của các tri thức khoa học đó. Nội dung bài học có những thí nghiệm cần thiết phải thực hành thì thường được trình bày ngay trong SGK sẵn, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, đề xuất các thí nghiệm để phát hiện kiến thức mới cho HS khi áp dụng phương pháp BTNB vào bài dạy.
Muốn áp dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy thì phải đổi mới chương trình và SGK cho phù hợp hạn chế được tối đa các bất cập đang gặp phải hiện nay.
Kết luận chương 1
BTNB là một PPDH tích cực và hiện đại. GV sử dụng PP BTNB có thể phát huy tối đa khả năng tự học và sáng tạo của học sinh, giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra. HS hình thành được khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ, góp phần hình thành tác phong và phương pháp làm việc của một nhà khoa học khi các em trưởng thành.
Mục tiêu của việc vận dụng PP BTNB là tạo nên tính tò mò,kích thích khả năng khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, GV còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS. Vì vậy, PP này rất phù hợp với nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4,5. PP BTNB tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng nếu được GV vận dụng hợp lí sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình giảng dạy.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4,5 THEO HƯỚNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát khảo sát thực trạng
2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát
Trường Tiểu học Đội Cấn có 1930 HS, chia thành 41 lớp, trường Tiểu học Gia Sàng có 770 HS chia thành 21 lớp, trường Tiểu học Phúc Trìu có 480 HS chia thành 15 lớp. Các trường nằm trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, phường Gia Sàng và xã Phúc Trìu thuộc thành phố Thái Nguyên nên có ưu thế về điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho giờ dạy. Đa số các HS đều có hoàn cảnh gia đình gần giống nhau, đa phần bố mẹ là công nhân, công chức nên trình độ dân trí cao, việc trao đổi giữa nhà trường và gia đình rất thuận lợi.
Đội ngũ GV của các trường đa số là GV trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn luôn tích cực, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình. Các cán bộ quản lí của các trường tiểu học luôn quan tâm và đề cao công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong nhà trường. Thời gian gần đây, các GV đã được tiếp cận với các PPDH hiện đại trong đó có phương pháp BTNB. Qua việc được nghiên cứu thông qua các lớp tập huấn, chuyên đề mà các GV đã tự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào chính quá trình giảng dạy của bản thân.
2.1.2. Mục đích, đối tượng và phương pháp khảo sát
2.1.2.1.Mục đích khảo sát
Tiến hành điều tra khảo sát nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thực trạng việc sử dụng phương pháp BTNB trong việc giảng dạy môn Khoa học lớp 4,5 ở các trường Tiểu học.
2.1.2.2. Đối tượng khảo sát
Trên 28 GV giảng dạy môn Khoa học lớp 4 và 5, 83HS lớp 4 và 82HS lớp 5 thuộc trường Tiểu học Đội Cấn, trường Tiểu học Phúc Trìu, Trường Tiểu học Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát về hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS trong các bài học môn Khoa học.
* Đối với HS:
- Những hoạt động học tập thường diễn ra trong tiết Khoa hoc.
- Sự tích cực, hứng thú tự giác học tập khi được học môn Khoa học với những thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
* Đối với GV:
- Sự tiếp cận và nghiên cứu lí thuyết của phương pháp BTNB.
- Khả năng vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học các môn học, đặc biệt môn Khoa học.
- Tần suất sử dụng phương pháp BTNB vào việc giảng dạy môn Khoa học.
2.1.2.4.Phương pháp, công cụ khảo sát
Với việc điều tra trên phạm vị rộng, đối tượng điều tra gồm HS, GV nên chúng tôi chọn phương pháp điều tra thu thập số liệu trực tiếp với việc sử dụng công cụ là phiếu điều tra.
2.2. Thực trạng tổ chức dạy học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB
2.2.1. Thực trạng nhận thức tổ chức dạy học môn khoa học lớp 4,5 theo hướng vận dụng phương pháp BTNB
Tìm hiểu thực trạng nhận thức thế nào của GV về khái niệm phương pháp BTNB? Chúng tôi tiến hành khảo sát các GV thông qua Câu 1 - Phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng2.1. Nhận thức của GV về khái niệm“Phương pháp BTNB”
Nội dung | Số lượng | Tỉ lệ | |
1 | Phương pháp BTNB là phương pháp dạy học tích cực dựa trên tiến trình tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. | 2 | 7,2 % |
2 | Phương pháp BTNB là phương pháp dạy học tích cực trong dó GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm qua đó rút ra những kết luận khoa học. | 24 | 85,7 % |
3 | Phương pháp BTNB là phương pháp dạy học trong đó GV sử dụng lời nói, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh trực quan để giúp HS hình thành kiến thức. | 1 | 3,6% |
4 | Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực trong đó GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS hình thành kiến thức. | 1 | 3,6 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Ưu Điểm Của Vận Dụng Phương Pháp Btnb Trong Dạy Học
- Kĩ Thuật Đề Xuất Thí Nghiệm Nghiên Cứu, Phương Án Tìm Câu Trả Lời
- Tiến Trình Dạy Học Môn Khoa Học Theo Hướng Vận Dụng Phương Pháp Btnb
- Nhận Thức Về Các Hoạt Động Cần Thiết Khi Vận Dụng Pp Btnb Trong Dạy Học Môn Khoa Học
- Biểu Hiện Hành Vi Học Tập Của Hs Trong Giờ Học Môn Khoa Học
- Giai Đoạn 2: Tổ Chức Thực Hiện Kịch Bản Thiết Kế
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số GV (85,7%) GV được hỏi cho rằng: Phương pháp BTNB là phương pháp dạy học tích cực trong dó GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm qua đó rút ra những kết luận khoa học. Điều này cho thấy, phần lớn GV đã tiếp cận được cách hiểu về BTNB trong dạy học.
Tìm hiểu nhận thức của GV về ý nghĩa khi sử dụng phương pháp BTNB trong dạy học, bằng phiếu hỏi (Câu 2 - phụ lục 1) thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2.Thực trạng về ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy hoc
Ý nghĩa | Mức độ hiệu quả | ||||||||
Rất cao | Cao | Trung bình | Thấp | ||||||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ% | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | ||
1 | Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học cho HS. | 4 | 14,2 | 10 | 35,7 | 11 | 39,2 | 3 | 10,7 |
2 | Giúp HS rèn luyện kĩ năn diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết. | 2 | 7,1 | 11 | 39,2 | 9 | 32,1 | 2 | 7,1 |
3 | Kích thích hứng thú học tập của học sinh. | 6 | 21,4 | 13 | 46,4 | 8 | 28,6 | 1 | 3,6 |
4 | Giúp HS nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức. | 9 | 32,1 | 9 | 32,1 | 7 | 25 | 3 | 10,8 |
Kết quả khảo sát cho thấy, khi sử dụng phương pháp BTNB vào dạy học mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Kích thích hứng thú học tập của HS chiếm tỉ lệ cao nhất 46,4% ở mức độ Cao; giúp HS nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức ở mức độ Rất cao và Cao đều được các GV lựa chọn bằng nhau chiếm 32,1%. Điều này thể hiện sự quan tâm của GV trong việc sử dụng phương pháp BTNB để phát huy hiệu quả cao nhất đối với HS tiểu học.
Tìm hiểu nhận thức của GV về các đặc điểm của phương pháp BTNB khảo sát các GV bằng phiếu hỏi (Câu 3 - phụ lục 1), thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Thực trang nhận thức về đặc điểm của phương pháp BTNB
Đặc điểm | Số lượng | Tỉ lệ (%) | |
1 | BTNB là phương pháp dạy học dựa trên những kiến thức vốn có của HS. | 0 | 0 |
2 | BTNB là phương pháp dạy học bằng thực hành - Thí nghiệm. GV tổ chức cho HS thao tác trên các vật thật. | 3 | 10,7 |
3 | BTNB là phương pháp dạy học mà HS được làm việc nhóm, tăng cường tương tác giữa HS - HS từ đó phát triển khả năng giao tiếp cho HS. | 1 | 3,6 |
4 | BTNB là phương pháp dạy học mà GV có sử dụng các dự án học tập. | 0 | 0 |
5 | BTNB là phương pháp dạy học đa dạng về nguồn lực tham gia bao gồm các lực lượng trong và ngoài nhà trường. | 0 | 0 |
6 | BTNB là phương pháp dạy học bao gồm 5 đặc điểm trên. | 24 | 85,7 |
Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 85,7 % GV chọn đủ các đặc điểm của phương pháp BTNB. Từ đó cho thấy nhận thức của GV về các đặc điểm của phương pháp tương đối cao, chỉ có số lượng rất ít các GV (10,7%)chọn đặc điểm đặc trưng của phương pháp nhưng chưa đầy đủ.