Bảng 2.25. Bảng giá thuê các phương tiện tàu thuyền tham quan ở Tràm Chim
GIÁ VÉ THUÊ PHƯƠNG TIỆN THAM QUAN | |||
Tuyến 1: Từ Trụ sở Trung tâm Dịch vụ Du lịch Sinh thái & Giáo dục Môi trường - trạm C4 - trạm Phú Thọ - trạm Phú Thành B - trạm C1 - Đài QS số 3 - Kênh Mười Nhẹ - trạm Phú Đức 2 - về TTDL (36 km) | Giá thuê tắc ráng (đồng/phương tiện) | 1.000.000 đ | |
Tuyến 2: Từ Trụ sở Trung tâm DVDLST&GDMT - trạm C4 - Đài QS số 3 - trạm C1 - trạm Phú Hiệp - về TTDL (29 km). | Giá thuê tắc ráng (đồng/phương tiện) | 900.000 đ | |
Tuyến 3: Từ Trụ sở Trung tâm DVDLST&GDMT - trạm C4 - kênh Mười Nhẹ - Đài QS số 3 - về kênh Mười Nhẹ - trạm Phú Đức 2 - về TTDL (25 km) | Giá thuê tắc ráng (đồng/phương tiện) | 800.000 đ | |
Tuyến 4: Từ Trụ sở Trung tâm DVDLST&GDMT - Kênh A3 - Trạm Quyết Thắng - Kênh Cà Dâm - về Trụ sở Trung tâm DVDLST&GDMT (Khu A2 - 17 km). Xem chim sinh sản mùa nước nổi (tháng 9 – 12 hàng năm) | Giá thuê tắc ráng (đồng/phương tiện) | 700.000 đ | |
Giá thuê xuồng (đồng/người) | Việt Nam | 200.000 đ | |
Nước ngoài | 300.000 đ | ||
Tuyến 5: Từ Trụ sở Trung tâm DVDLST&GDMT - trạm C4 - kênh Mười Nhẹ - trạm Phú Đức 2 - về TTDL (12 km). | Giá thuê tắc ráng (đồng/phương tiện) | 500.000 đ |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Và Thu Hút Khách Du Lịch Tại Khu Ramsar Tràm Chim
- Hàm Cầu Du Lịch Tại Khu Ramsar Tràm Chim
- Kết Quả Tính Sức Chứa Sinh Thái Của Khu Ramsar Tràm Chim
- Chiến Lược Phát Triển Ngành Du Lịch Và Bảo Tồn Vùng Đbscl, Tỉnh Và Huyện
- Xây Dựng Các Tuyến Tham Quan Nội Bộ Hợp Lý Với Việc Xác Định Lại Các Phân Khu Chức Năng. Đồng Thời Liên Kết Với Các Địa Phương Lân Cận Để
- Có Chính Sách Hợp Lý Khuyến Khích Cộng Đồng Địa Phương Tham Gia Vào Hoạt Động Du Lịch, Quản Lý Và Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
(Nguồn Trung tâm DVDLST&GDMT)
2.3.2.4. Bộ phận nhà bếp
- Những năm đầu, công tác này còn rất yếu kém từ trang thiết bị đến con người. Kể từ khi Ban giám đốc Khu ramsar giao nhà bếp cho Trung tâm quản lý thì công tác này được thực hiện thường xuyên mỗi khi có nhu cầu của khách góp phần hỗ trợ tốt cho nhiệm vụ chung của đơn vị. Tuy nhiên, khâu này cần phải tổ chức thật chặt chẽ và tốt hơn nữa từ con người đến trang thiết bị.
- Khai thác các nguồn lợi có sẵn của địa phương để xây dựng những thực đơn phong phú đa dạng mang đặc trưng của địa phương.
2.3.2.5. Phương tiện phục vụ du lịch
- Tại Khu Ramsar Tràm Chim loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái kết hợp tham quan nghiên cứu khoa học, thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các điểm tham quan trong khu du lịch được đầu tư chưa tốt, trong tương lai Khu Ramsar Tràm Chim cần có sự đầu tư nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Cơ sở lưu trú tại khu du lịch Khu Ramsar Tràm Chim còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Hiện mới chỉ có 8 phòng phục vụ du khách trong khu du lịch và một số ít nhà nghỉ ở thị trấn Tràm Chim dùng để phục vụ khách khi cần. Hầu như chưa có nhà hàng chuyên phục vụ cho khách du lịch, chỉ một số người dân biết nấu nướng thì mở một số tiệm ăn nhỏ để phục vụ du khách.
- Hệ thống giao thông của khu vực Khu Ramsar Tràm Chim được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đường vào khu du lịch còn nhỏ, hẹp chưa đạt tiêu chuẩn, tuy là xe bốn bánh vào được nhưng vẫn còn hạn chế. Ở đây sử dụng đường thủy là chính, hệ thống kênh đào đảm bảo được cho giao thông thủy quanh năm. Hầu hết các tuyến điện thoại và những trung tâm phát sóng của một số mạng điện thoại di động đều đi qua các vùng đệm Khu Ramsar nhưng tỷ lệ người dân sử dụng còn hạn chế. Hệ thống điện ở Khu Ramsar Tràm Chim tuy đã góp phần phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch nhưng đôi lúc vẫn chưa đủ mạnh để phục vụ cho khu du lịch một cách tốt nhất. Đa số cộng
đồng dân cư tại Khu Ramsar Tràm Chim còn thiếu nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
2.4. Đánh giá thuận lợi, hạn chế, cơ hội và thách thức của Khu Ramsar Tràm Chim trong thu hút khách du lịch
2.4.1. Thuận lợi
- Hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười cổ xưa lưu giữ còn khá nguyên sơ mà Khu Ramsar Tràm Chim có được, nhất là khi phát hiện ra loài sếu đầu đỏ một loài chim quý hiếm được ghi trong sách đỏ cư trú tại Vườn.
- Tràm Chim đã trở thành nơi thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu. Bên cạnh đó, VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar trong bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước.
- Được sự ủng hộ và đầu tư của các cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý tài nguyên đất ngập nước.
- Tài nguyên du lịch rất đa dạng và có giá trị cao (đặc biệt là giá trị thẩm mỹ)
- Công tác bảo tồn được đề cao và mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế – xã hội.
- Lấy lợi nhuận từ DLST tại Khu Ramsar Tràm Chim phục vụ cho công tác bảo tồn các loài động – thực vật nơi đây.
- Kết hợp với các khu du lịch sinh thái trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
2.4.2. Hạn chế
- Vấn đề ranh giới Khu Ramsar đặt ra những khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm trên địa bàn các tuyến dân cư. Do tác động của cư dân quanh vùng đệm vào khai thác nguồn tài nguyên vì kế sinh nhai như phá rừng lấy đất làm diện tích trồng lúa, hoa màu hoặc nuôi trồng thuỷ sản… đánh bắt nguồn lợi thủy sản, đốt rừng lấy mật, săn bắt các loài chim…
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Ban quản lý của Khu Ramsar hiện nay vẫn còn hạn chế rất lớn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trong công tác quản lý và hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học còn thiếu, đặc biệt là về cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển tham quan và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Sản phẩm phục vụ du lịch có sự trùng lắp giữa các tuyến tham quan. Cũng như các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch của Khu Ramsar chịu ảnh hưởng rất lớn của tính mùa vụ. Thiếu liên kết trong việc xây dựng liên tuyến tham quan trong tỉnh và vùng.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa phát triển. Hệ thống giao thông còn yếu kém, điện nước phục vụ cho nhu cầu du lịch có nguy cơ quá tải.
- Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan còn thiếu rõ ràng trong việc phân quyền và trách nhiệm giữa các bên quản lý Khu Ramsar dẫn đến chồng chéo trong công tác quản lý.
- Chưa đánh giá hết được khả năng phát triển của Khu Ramsar Tràm Chim trong tương lai.
- Công tác quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch còn hạn chế. Khu Ramsar Tràm Chim đã xây dựng được website riêng để quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch của Vườn nhưng vẫn còn đơn điệu chưa xứng với tiềm năng.
2.4.3. Cơ hội
- Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển cho nên cầu du lịch là rất lớn. Khu Ramsar Tràm Chim đang đứng trước cơ hội quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển, đặc biệt từ khi trở thành khu Ramsar của thế giới.
- Nhu cầu của du khách về du lịch sinh thái tìm về với thiên nhiên là rất lớn, đặc biệt là họ thích thú đến với những khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia còn hoang sơ và có đa dạng sinh học cao nhằm trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, giải trí…
- Thế giới hiện nay đang trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia hội nhập sâu rộng với thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch. Du lịch trở thành cầu nối để các dân tộc xích lại gần nhau và hiểu nhau hơn thông qua những tour tham quan tìm về với sinh thái và văn hóa.
- Kinh tế phát triển kéo theo môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm và đe dọa của thiên tai, biến đổi khí hậu. Các quốc gia đều chú trọng đầu tư bảo tồn các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… để cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người và các loài động – thực vật trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Và cách thức hữu hiệu nhất để bảo tồn hệ sinh thái hạn chế tác động của con người lên môi trường tự nhiên đó là áp dụng vào hoạt động du lịch sinh thái vừa nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng về tầm quan trọng của hệ sinh thái với môi trường sống của con người, vừa nên cao trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn hệ sinh thái nói chung và sinh thái ngập nước của Tràm Chim nói riêng một cách bền vững.
- Nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh dồi giàu, trẻ, có kiến thức chuyên môn là cơ hội để Tràm Chim xây dựng đội ngũ HDV có kỹ năng về nghiệp vụ du lịch và có kiến thức chuyên sâu về hệ sinh thái đất ngập nước của Tràm Chim để phục vụ du khách đạt hiệu quả.
- Du lịch đang là ngành được quan tâm đầu tư nhất là về nguồn lực cho nên đây là cơ sở để Tràm Chim liên kết với các trường đào tạo du lịch để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho nhân viên.
- Sự phát triển khu Khu Ramsar Tràm Chim góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.
- Góp phần tôn tạo cảnh quan của Khu Ramsar Tràm Chim, ổn định môi trường sinh thái từ đó tăng cường tính đa dạng sinh học của Khu Ramsar.
- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch sinh thái trong việc bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn các loài động vật hoang dã.
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương, phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.
- Lưu truyền, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của địa phương và học hỏi những nét văn hóa mới.
2.4.4. Thách thức
- Do đời sống của cư dân quanh vùng đệm gặp khó khăn nên Khu Ramsar Tràm Chim phải thường xuyên đối mặt với tình trạng xâm nhập trái phép của cư dân. Họ xâm nhập trái phép vào Vườn khai thác thủy sản, chặt phá rừng, lấy mật ong…
- Tranh chấp đất đai giữa cư dân với Khu Ramsar ở những vùng đệm.
- Tình trạng cháy rừng và sự xâm nhập sinh vật ngoại đang diễn ra ngày càng khó kiểm soát. Các trang thiết bị và nguồn nhân lưc cơ hữu cho công tác PCCC hiện nay yếu kém và lạc hậu.
- Chế độ thủy văn của Khu Ramsar Tràm Chim đang đứng trước nguy cơ khi các quốc gia đầu và giữa nguồn sông Mêkông đang thi nhau xây dựng các đập thủy điện.
- Đảm bảo những điều kiện cụ thể cung ứng cho khách du lịch
+ Xác định sức chứa sinh thái nhằm đáp ứng số lượng khách đến tham quan tại Khu Ramsar đảm bảo cân bằng và hạn chế tác động tiêu cực lên hệ sinh thái và môi trường xã hội tại Tràm Chim.
+ Đáp ứng các tiêu chí về môi trường và quy định trong khai thác phát triển du lịch để cung cấp cho du khách khi tham quan Tràm Chim.
+ Xây dựng các tuyến tham quan hợp lí với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tràm Chim để cung cấp cho du khách vừa tăng tính đa dạng vừa tránh sự trùng lắp và tạo sinh kế cho địa phương.
+ Đầu tư đội tàu và nhân viên lái tàu có bằng cấp chuyên môn để đáp ứng lượng khách đến tham quan Tràm Chim.
- Vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải và ô nhiễm không khí trong hoạt động du lịch sinh thái là không tránh khỏi.
- Chưa đầu tư, xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho Khu Ramsar và địa phương
- Sự xuất hiện của quá nhiều khách du lịch vào một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến đời sống một số loài động – thực vật.
- Tác động đến sinh kế của cư dân quanh vùng đệm
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cảnh quan và môi trường sống của nhiều loài động – thực vật đặc hữu của Khu Ramsar Tràm Chim.
Tiểu kết chương 2
Từ những hệ thống các vấn đề lý luận về hoạt động tuyên truyền quảng bá và marketing thu hút khách du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim đó được xác lập trong chương 1. Trong chương chúng tôi tiến hành giới thiệu về Khu Ramsar Tràm Chim, phân tích kết quả hoạt động du lịch và hiệu quả marketing du lịch trên địa bàn trên các phương diện kết quả kinh nghiệm, thực trạng thị trường và việc lựa chọn thị trường khách mục tiêu. Phân tích nội dung cơ bản của chương là đánh giá các hoạt động marketing, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch đang áp dụng tại Khu Ramsar Tràm Chim trên cơ sở các chính sách cơ bản tạo lập và thực tế đang diễn ra để từ đó rút ra kết luận về những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt động khai thác du lịch. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế những khó khăn bất cập, đồng thời phát huy những lợi thế và ưu điểm đã có trong thời gian tiến hành các chính sách đó. Đây là những luận cứ rất cần thiết quan trọng giúp tôi đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim trong chương 3.
Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU RAMSAR TRÀM CHIM
3.1. Những căn cứ để đưa ra các định hướng và giải pháp
3.1.1. Kế hoạch phát triển tổng hợp kinh tế quốc dân tỉnh
- Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài òa giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và tính đặc thù của du lịch Đồng Tháp, đưa ngành du lịch – dịch vụ trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Tỉnh cụ thể như:
+ Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Trong quá trình khai thác, một mặt cần phải ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên và môi trường.
+ Mặt khác cần tìm cách tôn tạo và tái tạo những nguồn tài nguyên xuống cấp hay hao mòn.
+ Đào tạo nhân sự, cung cấp những kiến thức giúp nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại và những yêu cầu cần thiết để phát triển du lịch địa phương một cách chuyên nghiệp và bền vững.
+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích cộng đồng địa phương tích cực tham gia các dự án du lịch.
- Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đến năm 2015, du lịch tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch; tập trung đầu tư một số khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc thù, có bản sắc, có sức cạnh tranh. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.
Về tổng lượt khách: phấn đấu đến năm 2015, đón và phục vụ 2.100.000 khách, trong đó có 47.000 khách quốc tế, 553.000 khách du lịch nội địa, 1.500.000