Kĩ Thuật Đề Xuất Thí Nghiệm Nghiên Cứu, Phương Án Tìm Câu Trả Lời

1.3.4.4. Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên

Trong dạy học theo phương pháp BTNB, câu hỏi của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học. Có thể là câu hỏi nêu vấn đề, GV đưa ra câu hỏi ở đầu giờ học, trong quá trinh lên lớp, GV còn đặt các câu hỏi gợi ý,dẫn dắt HS đến vấn đề cần tìm hiểu. Câu hỏi đặt ra cần đảm bảo tính sư phạm và tính mục đích, để HS dễ hiểu và đưa ra được câu trả lời đúng vấn đề.

1.3.4.5. Kĩ thuật đề xuất thí nghiệm nghiên cứu, phương án tìm câu trả lời

Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời trong vận dụng phương pháp BTNB cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh để HS đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học.

Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất.

Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những sự khác biệt của các ý tưởng ban đầu (biểu tượng ban đầu) của học sinh, vì vậy giáo viên nên xoáy sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi đó để giúp học sinh tự đặt câu hỏi thắc mắc và kích thích học sinh đề xuất các phương án để tìm ra câu trả lời.

Các thí nghiệm phải vừa sức với suy nghĩ đơn giản của HS, với các vật liệu thí nghiệm thân thiện, quen thuộc, hạn chế dùng những thí nghiệm phức tạp hay dùng những vật dụng thí nghiệm quá xa lạ đối với HS.

1.3.4.6. Kĩ thuật hướng dẫn học sinh sử dụng vở thí nghiệm

Vở thí nghiệm là một đặc trưng quan trọng trong thực hiện phương pháp BTNB. Thông qua việc ghi chép trong vở thí nghiệm, học sinh được tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và giáo viên cũng giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ viết thông qua cuốn vở này.

GV cần hướng đẫn HS ghi chép đầy đủ những biểu tượng, những câu hỏi về vấn đề, khi làm thí nghiệm cần ghi những dự đoán và hiện tượng xảy ra, những kết luận về kiến thức cần nhớ. GV cần rèn cho HS ghi chép ngắn gon, dễ hiểu và trình bày khoa học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

1.3.4.7. Kĩ thuật hướng dẫn HS làm thí nghiệm

Khi hướng dẫn HS làm thí nghiệm hay quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương ứng với câu hỏi. Các lệch, câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu với trình độ HS.Trong quá trình HS tiến hàng thí nghiệm, GV quát sát để có những điều chỉnh, góp ý khi HS có sai sót. Khuyến khích học sinh độc lập thực hiện giữa các nhóm, không nhìn và học theo nhau.

Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - 5

1.3.5. Đánh giá HS trong quá trình dạy học theo phương pháp BTNB

Dạy học theo phương pháp BTNB giúp HS rèn luyện các kĩ năng (Thảo luận, trình bày vấn đề, tổng hợp vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề cần giải quyết, hoạt động và làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm…) và rèn luyện ngôn ngữ nói và viết. Chính vì vậy, khi kiểm tra đánh giá HS cũng cần chú trọng đến kiểm tra 2 vấn đề chính là kiến thức kĩ năng.

Về kiến thức, GV có thể kiểm tra theo hình thức thông thường đối với các bài dạy theo phương pháp khác. Hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm được khuyến khích sử dụng vì kiểm tra được lượng kiến thức nhiều hơn, rộng hơn mà HS đã được học. Bên cạnh đó cần thiết sử dụng thêm một vào câu hỏi dạng tự luận ngắn để kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ viết của HS.

Về kĩ năng, GV có thể kiểm tra theo hình thức vấn đáp để kiểm tra kĩ năng trình bày của HS song song với việc kiểm tra kiến thức. Kiểm tra thực hàn được khuyến khích với môn học làm thí nghiệm như môn Khoa học. Cách kiểm tra HS làm thí nghiệm sẽ giúp HS vận dụng những hiểu biết của mình sau khi được học kiến thức, động não, suy nghĩ để áp dụng các vấn đề mới hoặc tương tự.

1.3.6. Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác

Theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy - học bao gồm " Một hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định". Trong quá trình dạy học, GV tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của HS phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

GV tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho HS): HS hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của GV, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. HS tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của GV, hoạt động học của HS diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của HS, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.

Trong dạy học các môn khoa học ở trường phổ thông, đối với việc xây dựng một kiến thức cụ thể thì tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề được mô tả như sau: "Đề xuất vấn đề - suy đoán giải pháp - khảo sát lí thuyết, thực nghiệm

- kiểm tra, vận dụng kết quả".

Đề xuất vấn đề: Từ cái đã biết và nhiệm vụ cần giải quyết nảy sinh nhu cầu về một cái còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được. Diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi.

Suy đoán giải pháp: Để giải quyết vấn đề đặt ra, suy đoán điểm xuất phát cho phép đi tìm lời giải: chọn hoặc đề xuất mô hình có thể vận hành được để đi tới cái cần tìm; hoặc phỏng đoán các biến cố thực nghiệm có thể xảy ra mà nhờ đó có thể khảo sát thực nghiệm để xây dựng cái cần tìm.

Khảo sát lí thuyết, thực nghiệm: Vận hành mô hình rút ra kết luận logic về cái cần tìm, thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận về cái cần tìm.

Kiểm tra, vận dụng kết quả: Xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả tìm được, trên cơ sở vận dụng chúng để giải thích các sự kiện và xem xét sự phù hợp của lí thuyết và thực nghiệm. Xem xét sự cách biệt giữa kết luận có được nhờ suy luận lí thuyết với kết luận có được từ các dữ liệu thực nghiệm để quy nạp chấp nhận kết quả tìm được khi có sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, hoặc để xét lại, bổ sung, sửa đổi đối với thực nghiệm hoặc đối với sự xây dựng và vận hành mô hình xuất phát khi chưa có sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, nhằm tiếp tục tìm tòi xây dựng cái cần tìm.

Để phát huy đầy đủ vai trò tự chủ của HS trong hoạt động cá nhân và thảo luận tập thể nhằm giải quyết vấn đề cũng như vai trò của GV trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động đó thì với mỗi nhiệm vụ nhận thức cần phải được thực hiện theo các pha như sau:Pha thứ nhất: "Chuyển giao nhiệm vụ, tạo mâu thuẫn nhận thức, phát biểu vấn đề";Pha thứ hai: "Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề";Pha thứ ba: "Tranh luận, hợp thức hoá, vận dụng tri thức mới".

Đối chiếu với tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB, chúng ta có thể nhận thấy điểm tương đồng của phương pháp này so với các PPDH tích cực khác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho HS hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề. Về cơ bản thì tiến trình dạy học cũng được diễn ra theo 3 pha chính là: chuyển giao nhiệm vụ cho HS; HS hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề; báo cáo, hợp thức hóa và vận dụng kiến thức mới. Điểm khác biệt của phương pháp BTNB so với các phương pháp khác là ở chỗ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt, phương pháp BTNB chú trọng việc giúp cho HS bộc lộ quan niệm ban đầu để

tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thuyết. Hoạt động tìm tòi - nghiên cứu trong phương pháp BTNB rất đa dạng, trong đó các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì chủ yếu là các phương án được đề xuất bởi chính HS, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm. Đặc biệt, trong phương pháp BTNB, HS bắt buộc phải có mỗi em một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em. Thông qua các hoạt động như vậy, phương pháp BTNB nhằm đạt được mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.

1.4. Tổ chức dạy học môn Khoa học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB

1.4.1. Khái quát về chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5

1.4.1.1. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4

Môn Khoa học ở lớp 4 được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên, con người và xã hội của môn Tự nhiên - Xã hội các lớp 1, 2,

3. Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng theo ba chủ đề:Con người và sức khoẻ;Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật.

Chủ đề “Con người và sức khỏe” gồm những nội dung : Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường; Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ăn uống khi ốm đau; An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn: Sử dụng thực phẩm an toàn (rau sạch, thực phẩm tươi sống, thức ăn, đồ uống đóng hộp,). Phòng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng; phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa; phòng đuối nước.

Chủ đề “Vật chất và năng lượng” gồm các bài học về: Nước - Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn của nước; vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống; sự ô nhiễm nước; cách làm sạch nước; sử dụng nước hợp lí, bảo vệ nguồn nước; Không khí- Tính chất, thành phần của không khí; vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy; sự chuyển động của không khí, gió, bão, phòng chống bão; sự ô nhiễm không

khí; bảo vệ bầu không khí trong sạch; Âm thanh: Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống, chống tiếng ồn; Ánh sáng: Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng; vai trò của ánh sáng; Nhiệt: Cảm giác nóng, lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt; vai trò của nhiệt.

Chủ đề “Thực vật và động vật” gồm các bài học về:Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường.

1.4.1.2. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5

Chương trình Khoa học ở lớp 5 cũng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên, con người và xã hội của môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3, môn Khoa học lớp 4. Nội dung chương trình ở lớp 5 cũng được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo ba chủ đề: Con người và sức khỏe; Vật chất và năng lượng và Thực vật và động vật. Riêng ở lớp 5 còn có chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp HS nhìn lại mối quan hệ giữa con người - tự nhiên - xã hội mà các em đã được học từ đầu cấp.

Chủ đề “Con người và sức khỏe” gồm các bài học về:Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người. Vệ sinh ở tuổi dậy thì; An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn: Sử dụng thực phẩm an toàn; không sử dụng các chất gây nghiện; sử dụng thuốc an toàn; phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng; phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá; phòng tránh một số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, HIV/ AIDS); phòng bệnh đuối nước; phòng chống xâm hại trẻ em; phòng tránh tai nạn giao thông.

Chủ đề “Vật chất và năng lượng” gồm các bài học về: Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng: tre mây, kim loại và hợp kim (gang, thép), đá vôi, gốm (gạch,ngói), xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi; Sự biến đổi hoá học của một số chất;Sử dụng một số dạng năng lượng: Than đá, dầu mỏ, khí đốt; Mặt Trời, gió, nước; năng lượng điện.

Chủ đề “Thực vật và động vật” gồm các bài học về:Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường; Sự sinh sản của cây xanh; Sự sinh sản của một số động vật.

Chủ đề “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên” gồm các bài học về: Sự sinh sản của động vật; Sự sinh sản của thực vật.

1.4.2. Ưu thế của việc sử dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học lớp 4,5

1.4.2.1. Về mục tiêu môn học

Môn Khoa học ở bậc tiểu học nhằm giúp HS lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó phát triển cho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho HS. Môn Khoa học lớp 4 và 5 đều có chung một mục tiêu sau đây:

Về kiến thức, giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực sau: Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật; Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

Về kỹ năng, hình thành và phát triển cho HS các kỹ năng ban đầu như sau: Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất; Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ...; Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.

Về thái độ, hình thành và phát triển ở HS thái độ và thói quen như: HS tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống; Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. HS có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

Với mục tiêu trên, việc vận dụng phương pháp BTNB vào dạy học môn Khoa học là rất phù hợp và hiệu quả.Với đặc trưng của mình BTNB sẽ đáp ứng đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học. Phương pháp này chú trọng đến việc hình thành kiến thức khoa học cơ bản cho HS thông qua việc tiến hành thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em khám phá ra tri thức mới dưới vai trò chủ đạo của GV. Trong quá trình làm thí nghiệm HS được hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như: Biết ứng xử đúng với những tình huống liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; làm được các thí nghiệm đơn giản, gần gũi với cuộc sống xung quanh; biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề một cách lôgic, khoa học. Từ đó tạo cho HS hứng thú học tập, yêu thích môn học và có tình cảm đúng đắn với việc bảo vệ môi trường xung quanh.

1.4.2.2. Về nội dung chương trình

a. Chương trình môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp

Môn Khoa học được phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2,

3. Môn học được xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) với khoa học về sức khỏe, môi trường.

Môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Y học, Địa lí, Lịch sử, Môi trường, Dân số.

b. Chương trình môn học có cấu trúc đồng tâm nâng cao dần yêu cầu đối với học sinh

Nội dung chương trình môn Khoa học được phân bổ trong các chủ đề chính được lặp lại sau mỗi lớp của cấp học và được phát triển hơn. Các kiến thức trong mỗi chủ đề được nâng cao dần, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp, khái quát, tạo điều kiện để HS dễ thu nhận kiến thức.

c. Nội dung chương trình môn Khoa học chú ý tới những vốn sống, vốn hiểu biết của HS trong việc tham gia xây dựng các bài học

Nội dung chương trình được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với HS, giúp các em có thể áp dụng các kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023