Bảng 2.10. Thực trạng các hoạt động nhận thức của HS
trong học tập môn Khoa học thông qua vận dụng phương pháp BTNB
Các hoạt động nhận thức | Mức độ | ||||||
(3) | (2) | (1) | |||||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||
1 | Kích thích sự tò mò, ham muốn khám phá và say mê khó học cho HS | 15 | 53,6 | 10 | 35,7 | 3 | 10,7 |
2 | HS được rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói | 8 | 28,6 | 17 | 60,7 | 3 | 10,7 |
3 | Rèn kỹ năng trình bày khoa học cho HS | 5 | 17,9 | 18 | 64,2 | 5 | 17,9 |
4 | Nhận thức qua trải nghiệm bằng hành động | 25 | 89,2 | 1 | 3,6 | 2 | 7,2 |
5 | HS hứng thú trong học tập | 18 | 64,2 | 8 | 28,6 | 2 | 7,2 |
6 | HS nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức đã học | 17 | 60,7 | 5 | 17,9 | 6 | 21,4 |
7 | Rèn kỹ năng hợp tác trong nhóm bạn | 17 | 60,7 | 8 | 28,6 | 3 | 10,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiến Trình Dạy Học Môn Khoa Học Theo Hướng Vận Dụng Phương Pháp Btnb
- Thực Trạng Tổ Chức Dạy Học Theo Hướng Vận Dụng Phương Pháp Btnb
- Nhận Thức Về Các Hoạt Động Cần Thiết Khi Vận Dụng Pp Btnb Trong Dạy Học Môn Khoa Học
- Giai Đoạn 2: Tổ Chức Thực Hiện Kịch Bản Thiết Kế
- Đối Với Cán Bộ Quản Lí Cấp Trường Tiểu Học
- Jacke Richards (2013), Cá C Phương Phá P Day
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Chú thích: (1) = Mức độ thấp
(2) = Mực độ trung bình
(3) = Mức độ cao
Kết quả khảo sát cho thấy, việc GV vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học có tác dụng rất tốt đến sự phát triển các hoạt động nhận thức của HS. Cụ thể: Nhận thức qua trải nghiệm bằng hành động chiếm 89,2% ở mức độ cao, tiếp theo HS hứng thú học tập chiếm 64,2%, HS nhớ lâu, hiểu
sâu kiến thức và Rèn kỹ năng hợp tác trong nhóm đều chiếm 60,7% ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, hoạt động HS được rèn luyện kĩ năng được diễn đạt bằng ngôn ngữ nói chiếm 28,6 %ở mức độ cao. Điều này cho thấy, các biểu hiện về hoạt động nhận thức của HS phát triển ở mức độ cao chiếm tỉ lệ cao trong bảng. Như vậy, khi dạy học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB vào dạy học môn Khoa học mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát triển các biểu hiện của hoạt động học tập, nhận thức cho HS.
(iv) Mức độ hoạt động của HS trong giờ học Khoa học
Để đánh giá mức độ hoạt động của HS trong giờ học môn Khoa học chúng tôi tiến hành điều tra một số HS tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua phiếu điều tra (câu 3 - Phụ lục 1). Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.11. Biểu hiện hành vi học tập của HS trong giờ học môn Khoa học
Mức độ hoạt động | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Rất ít | ||||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | |
Nghe thầy/cô giảng bài | 155 | 94 | 8 | 4,8 | 2 | 1,2 |
Đọc trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi | 144 | 87,2 | 18 | 10,9 | 3 | 1,8 |
Trao đổi, thảo luận nhóm | 97 | 58,8 | 64 | 38,8 | 4 | 2,4 |
Ghi chép bài vào vở | 25 | 15,1 | 116 | 70,3 | 24 | 14,5 |
Làm thí nghiệm thực hành | 25 | 15,1 | 86 | 52,1 | 54 | 32,8 |
Xem tranh, ảnh, video… | 116 | 70,4 | 30 | 18,1 | 19 | 11,5 |
Thuyết trình trước cả lớp | 50 | 30,3 | 85 | 51,5 | 35 | 21,2 |
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết HS tiểu học đều chú tâm nghe thầy cô giảng bài, mức độ thường xuyên đạt 94%, hoạt động đọc sách giáo khoa để trả lời câu hỏi (87,2%) và xem tranh,ảnh, video (70,4%), hoạt động trao đổi, thảo luận nhóm(58,8%). Đây đều là những hoạt động giảng dạy truyền thống, chưa kích thích được tối đa mức độ sáng tạo, sự tự tin, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, năng
lực diễn đạt trước đám đông và khả năng làm thí nghiệm thực hành của các em. Ví dụ: Hoạt động làm thí nghiệm thực hành chỉ đạt 15,1%, thấp nhất trong số các hoạt động dạy học và đang dừng lại ở mức đôi khi (52,1%).
(v) Thái độ của HS đối với việc GV tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ học môn Khoa học
Sau khi tiến hành điều tra một số HS thông qua phiếu điều tra (Câu 4 - Phụ lục 1) chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng thái độ của HS trong học tập môn Khoa học
Thái độ | ||||||||
Rất thích | Thích | Bình thường | Không thích | |||||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | |
Ghi chép bài | 43 | 26,1 | 124 | 75,2 | 9 | 5,5 | 4 | 2,4 |
Làm thí nghiệm | 13 | 7,9 | 33 | 20 | 119 | 72,1 | 2 | 1,2 |
Vẽ tranh | 57 | 34,5 | 101 | 61,2 | 5 | 3 | 3 | 1,8 |
Làm việc nhóm | 20 | 12,1 | 125 | 75,8 | 15 | 9,1 | 3 | 1,8 |
Kết quả khảo sát cho thấy, HS tiểu học rất thích hoạt động vẽ tranh (thái độ rất thích là 34,5%), hoạt động làm việc nhóm (75,8% thích). Các em không quan tâm nhiều đến làm thí nghiệm (33.33% bình thường, 23.33% không thích) phù hợp với mức độ đôi khi sử dụng phương pháp thí nghiệm của thầy cô ở bảng 1.1 (43.33%), tuy nhiên mức độ hiệu quả đạt 50%, đây lại là một con số khá chênh lệch.
Trong quá trình khảo sát, ngoài việc sử dụng phiếu hỏi là công cụ, chúng tôi còn tiến hành đàm thoại trực tiếp với HS kết hợp quan sát hoạt động học tập, quá trình các em làm thí nghiệm,… Chúng tôi thấy rằng, HS rất hứng thú với việc nghiên cứu khoa học ngay từ việc làm những thí nghiệm rất giản đơn, ghi chép hiện tượng, đưa ra những nhận định có thể đúng hoặc chưa đúng về kiến thức của bài học. Trong khi làm thí nghiệm, HS tự tin đưa ra ý kiến của
bản thân để trao đổi với nhóm, làm thí nghiệm các em rất tập trung và tích cực. Khi được giao nhiệm vụ học tập các em biết tự lựa chọn và ghi chép những gì cần thiết vào vở thí nghiệm của mình. Khi quan sát vở thí nghiệm, chúng tôi thấy HS biết ghi chép các thông tin khoa học ngắn gọn, dễ hiểu. Ở những lớp đối chứng, sau khi quan sát chúng tôi thấy, HS không hứng thú cao vì chỉ quan sát những bức tranh trong SGK, theo phương pháp dạy học truyền thống nên HS ít được tìm tòi, nghiên cứu mà thường là ngồi nghe GV nói. Khi học theo phương pháp truyền thống, HS không cần ghi chép gì nên những kiến thức các em tiếp thu được sẽ nhanh quên. HS rất hứng thú và mong muốn được học môn Khoa học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB.
Để tìm hiểu những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng của GV bằng phiếu hỏi (Câu 8 -Phụ lục 1), và việc trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lí ở cái trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy GV thường gặp khó khăn về: Cơ sở vật chất để tiến hàng thí nghiệm; thời gian tiết học; sĩ số HS quá đông. Từ đó chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu cụ thể hơn những khó khăn mà mỗi nhà trường và các GV đang gặp phải.
2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 theo hướng vận dụng phương pháp BTNB
2.2.3.1. Năng lực của GV
Vai trò của người GV trong dạy học theo phương pháp BTNB là người hướng dẫn, giúp đỡ và cố vấn để HS chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức. HS đóng vai trò là trung tâm của quá trình dạy học mà không phải là GV. Tuy nhiên, trong thực tế không phải GV nào cũng làm được như vậy. Đôi khi, một số GV do tuổi tác, điều kiện bản thân mà không hiểu rõ được bản chất của phương pháp NTNB, nên vận dụng chưa hiệu quả. Vẫn giữ thói quen “làm hộ” HS, hạn chế cho các em được tự do tìm tòi - nghiên cứu. Ngược lại, ở một số trường chúng tôi khảo sát có rất nhiều GV làm tốt vai trò của mình, vận dụng phương pháp NTNB vào giảng dạy nói chung và môn Khoa học nói riêng đạt hiệu quả rất tốt.
2.2.3.2. Phương tiện dạy học
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong một tiết dạy của mỗi GV chính là phương tiện dạy học. Nhưng đây lại là một trong những khó khăn mà GV gặp phải khi lên lớp. Khi sử dụng phương pháp BTNB thì phương tiện dạy học còn quan trọng hơn rất nhiều vì HS cần có vật liệu để tiền hành làm quen, tìm tòi. Nhưng trong thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của một số trường chưa đảm bảo và còn hạn chế. Đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn việc vận dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy là rất khó. Vì vậy, công tác xã hội hóa cho các trường cần được quan tâm hơn nữa. Ở các trường chúng tôi khảo sát, dù là các trường ở thành phố nhưng vẫn có sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, mỗi khi có kế hoạch dạy học tiết Khoa học nào đó theo phương pháp BTNB GV lại phải tự chuẩn bị đồ dùng học tập, nguyên vật liệu để HS làm thí nghiệm rất mất thời gian và tiền. Các trường tiểu học chưa có phòng thí nghiệm riêng để thuận lợi cho việc giảng dạy môn Khoa học. Trang thiết bị chưa đầy đủ phục vụ cho việc thí nghiệm hoặc một số thiết bị chưa chính xác, chưa khoa học và khó sử dụng. Ví dụ như mô hình “Bánh xe nước” dùng cho môn Khoa học lớp 5 thường gây khó khăn cho GV trong quá trình sử dụng vì tua - bin và hệ thống phát điện không hoạt động khi sử dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà một số GV hạn chế sử dụng phương pháp này. Các nhà trường cần chú trọng hơn về vấn đề trang bị thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho GV và HS.
2.2.3.3. Sĩ số lớp học
Số HS trong một lớp quá đông (thường 40 - 50 HS/ 1 lớp) nên việc tổ chức học theo nhóm rất khó, HS các nhóm dễ có thể quan sát nhau, trao đổi với nhau. Sĩ số quá đông cũng gây khó khăn cho việc tổ chức cho HS đi dã ngoại, hoạt động ngoài trời… để phục vụ cho bài học.
Nếu số HS chỉ từ 25 - 35 HS/ 1 lớp thì việc sử dụng phương pháp BTNB vào dạy học môn Khoa học là rất hiệu quả. Lượng HS vừa đủ,bố trí bàn ghế để
tổ chức thí nghiệm theo nhóm sẽ dễ dàng và thu lại hiệu quả cao hơn. Phương pháp này rất phù hợp với những trường tiểu học đang thực hiện dạy và học theo mô hình VNEN vì lượng HS vừa phải, cách bố trí bàn ghế hợp lí và mô hình học tập theo nhóm đã được HS thành thạo.
2.2.3.4. Thời gian mỗi tiết học
Thời gian cũng là một trong những khó khăn của GV khi sử dụng phương pháp BTNB, các giờ dạy mẫu thường kéo dài 1 đến 2 giờ còn 1 tiết Khoa học thông thường ở trường tiểu học chỉ có 35 phút. Nên khi sử dụng phương pháp BTNB vào các giờ học GV gặp khó khăn vì sợ không đủ thời gian. Khi được phỏng vấn về cách xử lí, chúng tôi thấy rằng hầu như các GV đều chỉ lựa chọn 1 nội dung hay 1 phần kiến thức nào hay nhất của bài để cho HS làm thí nghiệm. Đối với những bài mà khi tiến hành thí nghiệm cần nhiều thời gian thì GV có thể ghép 2 tiết học lại. Lưu ý trách gây cảm giác mệt mỏi cho HS khi giờ học kéo dài.
Kết luận chương 2
Hầu hết các trường đã và đang có sử dụng phương pháp BTNB, mỗi GV đều đã được biết đến lí thuyết của phương pháp. Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả mà phương pháp mang lại rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình GV sử dụng lại gặp không ít khó khăn: về sĩ số HS, thời gian cho 01 tiết học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu,… Khi khảo sát GV về những nội dung nào trong chương trình môn Khoa học lớp 4 có thể áp dụng phương pháp BTNB để mang lại hiệu quả cao đó là chủ đề Vật chất và năng lượng. Bên cạnh đó, chủ đề Động vật và thực vật môn Khoa học lớp 5 cũng có một số bài học có thể vận dựng được phương pháp một cách có hiệu quả.
Về phía HS, có hứng thú rất cao với những bài học có hoạt động thí nghiệm, tìm tòi - khám phá kiến thức mới. Các em được rèn luyện và nâng cao các kĩ năng như giao tiếp, trình bày khoa học, logic… Kích thích trí tò mò và say mê nghiên cứu khoa học cho các em. Có thể nói, nếu phương pháp BTNB được sử dụng thường xuyên trong môn Khoa học lớp 4 và 5 sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên các nhà trường cần có sự phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nhà trường để khắc phục những khó khăn và hạn chế đang mắc phải.
Chương 3
QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 THEO HƯỚNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
3.1. Thiết kế quy trình tổ chức phương pháp BTNB
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB, HS cần phải được quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Trong quá trình tìm hiểu, HS phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, HS được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp BTNB là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các bài học. Như vậy, việc lựa chọn các bài học cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Các bài học phải gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.
- Việc lựa chọn các bài học cần phải được tổ chức thành hệ thống trong phạm vi một lớp cũng như cả cấp học. Với tiêu chí là lựa chọn các bài học gần gũi với HS trong cuộc sống nên cần có sự phối hợp giữa các GV bộ môn để có thể cùng lựa chọn một số bài học mang tính tích hợp. Điều này vừa tiết kiệm được thời gian đồng thời nâng cao được hiệu quả dạy học về ứng dụng của kiến thức khoa học vào cuộc sống cho HS.
Trong dạy học các bài học theo phương pháp BTNB cần phải chú ý đến một điểm rất quan trọng của phương pháp này là HS phải tự đề xuất được các