Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của GV về khái niệm“Phương pháp BTNB” 45

Bảng 2.2. Thực trạng về ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học 46

Bảng 2.3. Thực trang nhận thức về đặc điểm của phương pháp BTNB 47

Bảng 2.4. Nhận thức về các hoạt động cần thiết khi vận dụng PP BTNB trong dạy học môn Khoa học 48

Bảng 2.5. Thực trạng vận dụng PP BTNB trong thực hiện nội dung môn Khoa học lớp 4,5 50

Bảng 2.6. Đánh giá về hành động học tập của HS khi vận dụng PP BTNB 51

Bảng 2.7. Nhận thức của GV về tiến trình vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Khoa học 52

Bảng 2.8. Thực trạng thông tin hỗ trợ GV về phương pháp BTNB 53

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV trong vận dụng PP BTNB 54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bảng 2.10. Thực trạng các hoạt động nhận thức của HS trong học tập môn Khoa học thông qua vận dụng phương pháp BTNB 56

Bảng 2.11. Biểu hiện hành vi học tập của HS trong giờ học môn Khoa học ..57 Bảng 2.12. Thực trạng thái độ của HS trong học tập môn Khoa học 58

Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - 2

Bảng 3.1. Kế hoach thưc

nghiêm

...................................................................72

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra môn Khoa hoc Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra môn Khoa hoc

4 sau thưc

5 sau thưc

nghiêm nghiêm

.....................73

.....................74


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v http://www. lrc.tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng tích cực không chỉ mang lại cho con người những cơ hội, môi trường, điều kiện và động lực để phát huy tiềm năng vốn có của bản thân để phát triển toàn diện mà còn đặt ra không ít những khó khăn, thử thách đòi hỏi con người phải không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức và nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện và hình thành kĩ năng, kĩ xảo.

Nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp giáo dục hiện nay là đổi mới căn bản, toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Việc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục đòi hỏi phải đổi mới tất cả các mặt, các khâu của quá trình giáo dục: Từ xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới năng lực của người dạy, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá đến đổi mới đội ngũ quản lí các cấp trong ngành giáo dục. Đổi mới toàn diện trong suốt hệ thống giáo dục từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THPT, giáo dục chuyên nghiệp (Trung cấp, cao đẳng, đại học).Trong đó đổi mới PPDH là thực sự cần thiết. Đổi mới PPDH trong nhà trường gắn liền với đổi mới phương tiện dạy học và đổi mới trang thiết bị dạy học, dùng thiết bị dạy học để đổi mới phương pháp. Trong điều 24.2 Luật Giáo dục (12- 1998) ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.[14]

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, bậc học Tiểu học có vai trò rất quan trọng, được coi là đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nền móng vững chắc, dần dần hình thành nên hệ thống tri thức sau này cho các HS. Bên cạnh đó, qua mỗi bài học, HS được hình thành những hành vi đúng, những phẩm chất tốt từ đó hình thành nên nhân cách.Những kiến thức cơ bản và hành

vi mẫu ấy được quy định trong khối kiến thức môn Toán, Tiếng việt, Đạo đức, TNXH, Khoa học, Lịch sử, Địa lý…

Môn học khác nhau đảm nhiệm nhiệm vụ và chức năng cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Trong đó, Khoa học được coi là môn học chiếm vị trí quan trọng bởi nội dung môn học có sự tích hợp kiến thức của nhiều khoa học như: Vật lí, Hóa học, Sinh học... qua đó hình thành cho HS thế giới quan dựa trên nền tảng tri thức khoa học. Qua mỗi tiết học cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản ban đầu liên quan đến hiểu biết về thế giới tự nhiên, con người. Các em bước đầu được làm quen với những tri thức khoa học, có những hiểu biết cơ bản về các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, những phát minh khoa học của loài người từ đó giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường, lòng say mê và hứng thú nghiên cứu khoa học ngay từ nhỏ, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, môn Khoa học có điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học để bước đầu hình thành cho HS phương pháp học tập mang tính chất tự tìm tòi nghiên cứu, rèn khả năng tư duy sáng tạo.

Môn học này trang bị những kiến thức khoa học gần gũi với học sinh, đó là những kiến thức giúp HS lí giải được cuộc sống, hiện tượng tự nhiên xung quanh các em, đòi hỏi người GV tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, được thực hành lại lí thuyết đã được nghe, được đọc, minh họa lại những tri thức để vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng, để khắc phục được tình trạng trên một số phương pháp dạy học mới, tiến tiến và hiện đại hơn đước các nhà trường áp dụng như: PP nêu và giải quyết vấn đề, PP thảo luận nhóm, trò chơi học tập… Trong đó cần kể đến một PPDH mới với nhiều ưu điểm và có thể đáp ứng được mục tiêu trên và vận dụng tốt vào giảng dạy các môn ở trường Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng đó chính là PP “Bàn tay nặn bột”. Trong quá trình tiếp cận phương pháp này HS được động não suy nghĩ, thảo luận trao đổi ý kiến với HS khác để tìm ra kiến

thức mới. GV là người chuẩn bị nội dung bài học, chuẩn bị những câu hỏi phù hợp, vừa sức với các em và quan trọng, GV lựa chọn nội dung để áp dụng được phương pháp BTNB vào dạy học tạo điều kiện cho HS được tiếp cận và khám phá ra tri thức mới của bài học. Có thể nói, vận dụng PP BTNB là một hướng tiếp cận mới trong dạy học ở nhà trường hiện nay, không chỉ góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhà trường mà đồng thời còn là những gợi dẫn cho GV tiểu học những suy nghĩ mới, cách làm mới trong dạy học cũng như phát triển năng lực nghiệm vụ của của bản thân, đáp ứng nhu cầu của giáo dục nhà trường hiện nay.

Xuất phát từ những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức dạy học môn Khoa học theo hướng vận dung PP BTNB ở một số trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên luận văn thiết kế quy trình tổ chức dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học theo hướng vận dụng PP BTNB góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học nói riêng, chất lượng dạy học ở một số trường tiểu học thành phố Thái Nguyên nói riêng.

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tổ chức dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học thành phố Thái Nguyên theo hướng vận dụng PP BTNB.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học.

4. Giả thuyết khoa học

Vận dụng BTNB trong dạy học là xu hướng mới của dạy học hiện đại, theo cách dạy học này nhấn mạnh và huy động sự tham gia, trải nghiệm của

học sinh trong quá trình nhận thức. Phương pháp BTNB không là một PPDH đơn nhất mà có mối quan hệ mật thiết với các phương pháp dạy học khác ở nhà trường tiểu học. Nếu thiết kế được quy trình vận dụng phương pháp dạy học BTNB trong dạy học môn Khoa học lớp 4, lớp 5 và tổ chức vận dụng quy trình đó một cách khoa học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và khơi nguồn sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập, góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả dạy học nhà trường tiểu học.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của tổ chức dạy học môn Khoa học môn Khoa học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB ở trường tiểu học.

5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức dạy học môn Khoa học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB tại một số trường tiểu học, thành phố Thái Nguyên.

5.3. Quy trình tổ chức dạy hoc môn Khoa học theo hướng vận dụng phương pháp BTNB ở trường tiểu học tổ chức thực nghiệm tại trường tiểu học Đội Cấn, thành phố Thái Nguyên.

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát thực trạng 16 GV và 60 HS ở trường Tiểu học Đội Cấn, 6 GV và 50 HS ở trường Tiểu học Phúc Trìu, 6 GV và 55 HS ở trường Tiểu học Gia Sàng thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức thực nghiệm dạy học một số bài học trong môn Khoa học lớp 4, lớp 5tại trường Tiểu học Đội Cấn - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các nhóm phương pháp sau:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tài liệu tham khảo có kiên quan đến vấn đề. Chọn lọc, phân tích, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lí luận cho luận văn.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, quan sát giáo viên trong giờ dạy để nhận thấy hứng thú của HS trong giờ học, sự tương tác giữa GV - HS, HS - HS, Sự phản hồi người học của người dạy trong một tiết học.

7.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng các bảng hỏi để trưng cầu ý kiến các GV dạy lớp 4, 5 và cán bộ quản lí của các trường tiểu học để thu thập những số liệu cụ thể về thực trạng nhận thức và thực trạng sử dụng phương pháp của GV.

7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của các cán bộ quản lí giáo dục, GV có kinh nghiệm dạy học tiểu học về các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tiến hành lấy ý kiến cá nhân của một số GV và cán bộ quản lí về một số nội dung liên quan đến phương pháp dạy học BTNB: Những đặc điểm của BTNB, những hiệu quả mà BTNB mang lại khi sử dụng, Những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản,… quan trọng là biết được những khó khăn, hạn chế mà GV đang mắc phải khi sử dụng phương pháp dạy học này.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lí, GV, HS thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Trong quá trình nghiên cứu có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp HS về hứng thú học tập, phỏng vấn GV về tần suất sử dụng phương pháp, hiệu quả sử dụng,… Để nắm được thực trạng sử dụng phương pháp trong các nhà trường tiểu học.

7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Để có được tư liệu cho quá trình nghiên cứu việc áp dụng phương pháp vào giảng dạy ở thực tế.

7.2.6. Thực nghiện sư phạm: Để tổ chức thực nghiệm quy trình sử dụng phương pháp BTNB mà luận văn thiết kế trong dạy học môn Khoa học lớp 4, lớp5 ở trường Tiểu học Đội Cấn, TP Thái Nguyên. Chúng tôi thiết kế các bài học theo phương pháp BTNB và tiến hành thực nghiệm 02 tiết lớp 4, 02 tiết lớp 5 tại trường Tiểu học Đội Cấn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

7.3. Phương pháp thống kế toán học

Sử dụng để xử lí các số liệu khảo sát thu được trong đề tài, xử lý kết quả thực nghiệm.

8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức dạy học môn khoa học ở trường tiểu học theo hướng vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột.

Chương 2.Thực trạng tổ chức dạy học môn khoa học lớp 4,5 theo hướng vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột tại trường tiểu học, thành phố Thái Nguyên.

Chương 3. Quy trình tổ chức dạy học môn Khoa học lớp 4,5 theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT‌

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới

Năm 1995, Giáo sư Georges Charpak dẫn một đoàn gồm các nhà khoa học và các đại diện của Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp đến một khu phố nghèo ở Chicago (Mỹ) để tìm hiểu về một phương pháp dạy học khoa học dựa trên việc thực hành, thí nghiệm đang được thử nghiệm ở đây. Sau đó một nhóm nghiên cứu về vấn đề này được thành lập tại Ban Trường học - Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp. Viện Nghiên cứu Sư phạm Quốc gia Pháp (INRP) được đề nghị làm báo cáo về hoạt động khoa học này ở Mỹ và sự tương thích của các hoạt động này với điều kiện ở Pháp (Báo cáo thực hiện vào tháng 12 năm 1995).

Trong năm học 1995 - 1996, Ban Trường học - Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp đã vận động khoảng 30 trường thuộc 3 tỉnh tình nguyện thực hiện chương trình.

Tháng 4/1996, một hội thảo nghiên cứu về phương pháp BTNB được tổ chức tại Poitiers (miền Trung nước Pháp), tại đây kế hoạch hành động đã được giới thiệu và triển khai.

Ngày 9/7/1996, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã thông qua quyết định thực hiện chương trình.

Tháng 9/1996, cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành bởi Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp với 5 tỉnh và 350 lớp học tham gia. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu tham gia giúp đỡ các GV thực hiện các tiết dạy. Từ đây, phương pháp BTNB chính thức được ra đời trên cơ sở kế thừa của các thử nghiệm trước đó và tiếp tục phát triển.

Năm 1997, một nhóm chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và Viện Nghiên cứu Sư phạm Quốc gia Pháp được thành lập để thúc đẩy sự phát triển của khoa học trong trường học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023