Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 12

Có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Song song với ưu đãi về thuế, tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, do còn khó khăn về vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và kết quả đầu tư về kết cấu hạ tầng trong thời gian vừa qua, tỉnh cần tập trung đầu tư những địa điểm du lịch có tiềm năng phát triển ngay, đầu tư thêm các dịch vụ bổ trợ cho những địa điểm đầu tư hiện có, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách. Đồng thời qua đó, kêu gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào du lịch, tạo điều kiện thuận cho cả người dân tham gia phục vụ trong ngành du lịch. Qua kết quả phân tích, Cà Mau có các địa điểm có khả năng đáp ứng phát triển nhanh thu hút khách du lịch đó là Mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long mang ý nghĩa vị trí địa lý quan trọng và Vườn quốc gia U Minh Hạ đáp ứng về nhu cầu du lịch sinh thái của khách du lịch.

Khẩn trương tổ chức một số hội thảo khoa học nhằm xác định các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho du lịch Cà Mau. Sau khi có kết quả, thông báo rộng rãi cho người dân trong tỉnh biết để chung tay xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau; khuyến khích các doanh nghiệp hiện có, doanh nghiệp mới cùng phát triển các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch mới. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cần tạo mối liên kết với các tỉnh lân cận, xây dựng, hợp tác các tuyến du lịch chung cho các tỉnh thuộc hành lang ven biển phía tây, tạo nên một tour du lịch hoàn chỉnh để khách du lịch có nhiều lựa chọn trong việc tham quan du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tại mỗi địa điểm sẽ có những sản phẩm mới đặc trưng của mỗi tính, không trùng lắp.

Tăng cường, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch Cà Mau, tập trung nhấn mạnh đến những lợi thế mà ngành du lịch Cà Mau hiện có, hướng đến những giá trị vật chất, phí vật chất mà ngành du lịch Cà Mau sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch một cách tốt nhất.

Kiến nghị cuối cùng mang tính chất quyết định sự thành công trong việc phát triển ngành du lịch Cà Mau chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo ngành du lịch. Khi đã chọn được người vừa có tâm vừa có tầm vào đúng vị trí, họ sẽ có những quyết sách và các giải pháp đúng đắn, thiết thực đưa ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển. Đồng thời, bố trí

kinh phí hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động trong ngành, và thường xuyên tổ chức, cập nhất kiến thức, kỹ năng cho lực lượng nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng… trong thời gian 3 năm liên tiếp nhằm tạo nền tảng cho việc phát triển nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề, và nhất là kiến thức ngoại ngữ nhằm đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho ngành và cho địa phương.

Trong phát triển du lịch cần chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chính phủ 2013 : Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công. Hà Nội, tháng 8 năm 2013.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê.

3. Hội đồng Khoa học kỹ thuật – Tổng cục Du lịch, Bản tin du lịch (quý IV/2009 và quý I/2010), Du lịch và phát triển cộng đồng ở châu Á.

4. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

5. Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

6. Nguyễn Văn Tuấn, Phương pháp nghiên cứu khoa học và thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế. Tài liệu giảng dạy, Đại học Lâm Nghiệp.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo kết quả hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch các năm 2010, 2011, 2012 ,2013, 2014, và 2015.

8. Tổng cục Du lịch Việt Nam (tháng 3/2014), tài liệu hội thảo Liên kết Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

9. Trần Đình thiên (2012):Hội thảo "Kiểm toán hiệu quả đầu tư công", do Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh tổ chức ngày 8/8/2012, tại Hà Nội.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 – 2020.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các năm 2010, 2011, 2012, 2013,2014 và năm 2015.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

13. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2013), Cẩm nang thực tiễn Phát triển du lịch Nông thôn Việt Nam.

14. Website Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau: http://www.Sovhttdl.camau.gov.vn

15. Website Tổng cục Du lịch : http://www.vietnamtourism.gov.vn

16. Website UBND tỉnh Cà Mau: http://www.camau.gov.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐỒ HÀNH CHÍNH CÀ MAU


Nguồn Website UBND tỉnh Cà Mau PHỤ LỤC 2 BẢNG ĐỒ HIỆN TRẠNG DU LỊCH CÀ MAU 1

Nguồn: Website UBND tỉnh Cà Mau

PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐỒ HIỆN TRẠNG DU LỊCH CÀ MAU


Nguồn Quy hoạch phát triển du lịch Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2

Nguồn: Quy hoạch phát triển du lịch Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí