- Chưng cất dầu mỏ tạo ra những sản phẩm nào? Các sản phẩm này có những ứng dụng như thế nào? | |||
Khí thiên nhiên | - Khí thiên nhiên có ở đâu và được khai thác như thế nào? - Khí thiên nhiên có những ứng dụng gì? | ||
Nhiên liệu | -Nhiên liệu là gì? Những nhiên liệu nào phổ biến trong đời sống? Trữ lượng các nhiên liệu đó ở nước ta như thế nào? - Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? | ||
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp dạy học: dự án, đàm thoại. - Kĩ thuật dạy học: 5W1H, khăn phủ bàn. V. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Bảng phụ, bút dạ xanh - đỏ, nam châm. - Mẫu dầu mỏ, cốc thủy tinh, nước, đũa thủy tinh. - Bộ mẫu: Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, cồn, củi, than đá. 2. Học sinh - Đọc trước bài mới: Bài 40 – Dầu mỏ và khí thiên nhiên, Bài 41 – Nhiên liệu - Chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm: thực hiện dự án “Nhiên liệu tự nhiên – nguồn năng lượng quan trọng với con người”. VI. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) - GV cho HS quan sát hình ảnh một số tờ báo ở Việt Nam đồng loạt đưa tin về giá xăng dầu tăng (hay giảm). Từ đó GV đặt câu hỏi: + Tại sao việc tăng giá xăng, dầu lại được quan tâm nhiều đến như vậy? + Sử dụng nhiên liệu thế nào cho hiệu quả, nhất là khi nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng mà trữ lượng các nhiên liệu đó ngày càng giảm? |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Trường Có Những Hoạt Động Trọng Tâm Nào Để Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Nhà Trường? Những Nét Chính Trong Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Nhà
- Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề Nước Và Sự Sống
- Kế Hoạch Bài Dạy Nguồn Nhiên Liệu Tự Nhiên
- Bài Tập Chủ Đề: Oxi – Không Khí Quanh Ta
- Bài Tập Chủ Đề: Nước Và Sự Sống
- Bài Tập Chủ Đề: Nguồn Nhiên Liệu Tự Nhiên
Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.
PHIẾU HỌC TẬP 1. Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn sau và nêu hiện tượng: - Lấy 5ml cồn cho vào bát sứ rồi dùng diêm đốt. Hiện tượng quan sát được ……………………………………………..………….. 2. Trả lời các câu hỏi sau: a) Vì sao ngay sau khi đốt cháy cồn, ta không nên sờ tay vào đế sứ hoặc miệng đèn cồn ? b) Vì sao đế sứ hoặc miệng đèn cồn bị nóng? |
c) Các chất đốt như: cồn, than, củi, khí gas… được gọi là nhiên liệu do khi cháy đều xảy ra hiện tượng tương tự. Vậy thế nào là nhiên liệu? | ||
- Đại diện nhóm HS báo cáo, các HS khác nhận xét. - GV kết luận lại về khái niệm nhiên liệu, yêu cầu cá nhân HS trả lời các ra câu hỏi: + Khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu không ? Vì sao? + Nhiên liệu được dùng để làm gì? Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động Hoạt động 2 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề: - Củi, cồn, than, khí gas khi cháy đều toả nhiệt và phát sáng. - Điện không phải nhiên liệu. - Nhiên liệu cung cấp năng lượng cho hoạt động sống và sản xuất của con người. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề: - Thế nào là nhiên liệu? - Vì sao điện không phải nhiên liệu? TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề - Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. - Điện là dạng năng lượng, không phải chất, nên điện không phải nhiên liệu. Hoạt động 3: Định hướng chuẩn bị dự án «Nguồn nhiên liệu tự nhiên» (15 phút) - GV tổ chức cho HS thực hiện dự án “Nhiên liệu tự nhiên – nguồn năng lượng quan trọng với con người”. Đặt vấn đề: Nguồn nhiên liệu tự nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất của con người. Một buổi hội thảo đã được thực hiện giữa đại diện của Bộ tài nguyên môi trường và các nhà khoa học, các kĩ sư của các nhà máy để cùng đưa ra cách khai thác, sử dụng hợp lí nguồn nhiên liệu tự nhiên, đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. - GV chia lớp thành 4 nhóm - GV có thể sử dụng kĩ thuật 5W1H để gợi ý tưởng về chủ đề dự án What: Các nguồn nhiên liệu tự nhiên gồm than, gas, xăng dầu, etanol, củi, rơm rạ,… When: Tìm hiểu ở hiện tại và đề xuất biện pháp cho tương lai. Where: Ở Việt Nam Why: Để đất nước Việt Nam có thể phát triển bền vững. Who: Học sinh lớp 9. How: Tìm hiểu các dạng nhiên liệu rắn, lỏng, khí và đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn nhiên liệu. - HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ dự án: |
Số thành viên | Vai trò chính | Nhiệm vụ |
7-8 | Nhóm nội dung | - Tìm kiếm và tập hợp các thông tin. |
2-3 | Nhóm kĩ thuật | - Lên ý tưởng thiết kế bài trình bày |
2 | Nhóm trình bày | - Trình bày sản phẩm, ý tưởng của nhóm |
Cả nhóm | Các chuyên gia | - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của nhóm bạn |
Phân vai | Nhiệm vụ | Sản phẩm dự kiến | ||||
Kĩ sư của Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam | - Kể tên một số loại than do Tập đoàn đang khai thác - Trình bày đặc điểm, ứng dụng, sự phân bố ở Việt Nam, cách khai thác các nhiên liệu đó hiện nay, đề xuất biện pháp sử dụng than tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. | Bài thuyết trình Power point | ||||
Kĩ sư của Nhà máy lọc dầu Dung Quất | - Kể tên một số nhiên liệu lỏng. - Trình bày đặc điểm, ứng dụng, sự phân bố ở Việt Nam, nêu cách khai thác các nhiên liệu đó hiện nay, đề xuất biện pháp sử dụng xăng , dầu tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. | Bài thuyết trình Power point | ||||
Kĩ sư của Tổng công ty Khí Việt Nam | - Kể tên một số nhiên liệu khí. - Trình bày đặc điểm, ứng dụng, sự phân bố ở Việt Nam, nêu cách khai thác các nhiên liệu đó hiện nay, đề xuất biện pháp sử dụng bếp gas tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. | Bài thuyết trình Power point | ||||
Chuyên viên thông tin của Bộ Tài nguyên và môi trường | Đề xuất những việc làm cụ thể mà HS lớp 9 có thể làm để sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả | Tranh/Poster | ||||
- GV hướng dẫn HS phân công nhiệm vụ trong nhóm: - GV quy định quy định thời gian nộp sản phẩm, thời gian tổ chức báo cáo, tiêu chí đánh giá. + Thời gian nộp sản phẩm: 1 tuần kể từ khi triển khai dự án. + Thời gian trình bày nhóm: không quá 3 phút. + Phiếu đánh giá theo tiêu chí: | ||||||
Các tiêu chí | Mức 3 | Mức 2 | Mức 1 | |||
Nội dung bài báo cáo | Đáp ứng các yêu cầu, có phân tích cụ thể, ví dụ minh hoạ, có mở rộng. | Đáp ứng các yêu cầu, chưa có phân tích, ví dụ minh hoạ. | Chưa đáp ứng các yêu cầu cơ bản. |
Hình thức bài báo cáo | Đẹp, rõ ràng, không có lỗi chính tả. | Rõ ràng, còn lỗi chính tả. | Còn đơn điệu, chưa rõ ràng, còn lỗi chính tả. | ||
Kĩ năng trình bày | Nói to, rõ ràng, tự tin, có giao lưu với người nghe | Nói to, rõ ràng, chưa có giao lưu với người nghe. | Nói nhỏ, chưa giao lưu với người nghe | ||
Trả lời câu hỏi | Trả lời đúng tất cả các câu hỏi | Trả lời đúng trên 50% câu hỏi | Trả lời đúng dưới 50% câu hỏi | ||
Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động Hoạt động 3 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC4, TC5: TC1: HS phát hiện vấn đề: - Mỗi loại nhiên liệu có đặc điểm toả nhiệt, ứng dụng, sự phân bố và cách sử dụng khác nhau. - Cần sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề: - Than, xăng và dầu, khí có đặc điểm như thế nào? - Than, xăng và dầu, khí được sử dụng ở những lĩnh vực nào? - Than, xăng và dầu, khí được tìm thấy ở những vùng nào trên lãnh thổ Việt Nam? - Hiện nay, người ta khai thác than, xăng và dầu, khí như thế nào? - Cần làm gì để sử dụng than, xăng và dầu, khí tiết kiệm, hiệu quả, an toàn? TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ: - Dừng xe máy trên 25 giây nên tắt máy. - Nồng độ CO2 trong không khí gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, số trận bão, lốc cường độ mạnh tăng lên, nhiều đợt nắng nóng, rét hại… TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS xây dựng cấu trúc, logic, nội dung của bài trình bày. Hoạt động 3: Thực hiện hội thảo dự án « Nguồn nhiên liệu tự nhiên » (30 phút) - GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo. - HS nhận xét, có thể đặt thêm câu hỏi cho nhóm bạn. - HS thực hiện đánh giá các nhóm khác dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Trong phần trình bày của các nhóm HS, nếu chưa đưa ra quá trình hình thành than, dầu mỏ và khí thì GV có thể bổ sung. |
- GV tổng kết dự án, chốt lại kiến thức, yêu cầu HS phát triển sơ đồ tư duy sau:
GV có thể yêu cầu cá nhân HS trả lời các câu hỏi sau ở mỗi mảng nội dung :
+ Nhiên liệu được phân làm những loại nào? Ví dụ?
+ Nêu ứng dụng của từng loại nhiên liệu?
+ So sánh năng suất toả nhiệt của các loại nhiên liệu? Giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và rắn?
+ Nêu các biện pháp mà bản thân em và gia đình đã và đang thực hiện để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhiên liệu?
Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động
Hoạt động 4 khi thực hiện nhằm phát triển TC6, TC7, TC8, TC9, TC10:
TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao.
TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS trao đổi, thảo luận và thống nhất trong nhóm.
HS phát biểu kết luận vấn đề: thể hiện qua sản phẩm của dự án.
TC8,9: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: thể hiện qua sản phẩm của dự án.
TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: thể hiện qua sản phẩm của dự án, trả lời các câu hỏi của GV.
Hoạt động 4: Thảo luận phát triển dự án «Nguồn nhiên liệu tự nhiên» (10 phút)
- GV thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau trong 3 phút:
+ Nhiên liệu có lợi hay có hại? Lấy ví dụ và phân tích để chứng minh nhận định của bản thân.
+ Theo em, con người cần làm gì để phát huy những mặt có lợi, hạn chế những mặt có hại của nhiên liệu?
- HS các nhóm trình bày, HS khác nhận xét.
- GV tổng kết, có thể giới thiệu thêm khi các nguồn nhiên liệu hoá thạch dần cạn kiệt thì con người cần tìm ra và sử dụng những nguồn nhiên liệu mới (VD khí H2), cải thiện những nhiên liệu đã có (VD thay xăng RON92 bằng xăng E5, xăng E10) để thân thiện hơn với môi trường và hiệu suất cao.
Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động Hoạt động 4 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC8, TC9, TC10: TC1: HS phát hiện vấn đề: - Nhiên liệu vừa có lợi, vừa có hại. - Cần sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả. - Cần tìm ra những nguồn nhiên liệu mới hoặc cải thiện những nhiên liệu đã có. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề: - Trong tình huống nào thì nhiên liệu có lợi, nhiên liệu có hại? - Thế nào là nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu “xanh”? TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ: - Nhiên liệu cháy cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày và hoạt động sản xuất của con người. Đây là mặt có lợi. - Nhiên liệu hoá thạch khi cháy tạo ra lượng CO2 lớn. Nồng độ CO2 trong không khí gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, số trận bão, lốc cường độ mạnh tăng lên, nhiều đợt nắng nóng, rét hại… - Quá trình khai thác, lưu trữ, vận chuyển một số loại nhiên liệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: tràn dầu, nổ hầm mỏ, cháy trạm xăng… - Con người đang nghiên cứu ra nhiều nguồn nhiên liệu mới, sử dụng hiệu quả nguyên liệu, cải thiện động cơ ít tốn nhiên liệu hơn… TC8,9: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: HS đề xuất các biện pháp để phát huy những mặt có lợi, hạn chế những mặt có hại của nhiên liệu. TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: thể hiện qua trả lời các câu hỏi của GV. | ||
Hoạt động 5: Luyện tập – Vận dụng (15 phút) - GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau: 1. Trường hợp nào dưới đây sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn hơn? 1 so với 2 |