Bài Tập Chủ Đề: Nước Và Sự Sống


Số mol KMnO4 cần cho phản ứng là (phản ứng xảy ra hoàn toàn) nKMnO4 = 2nO2 = 2 x 0,2084 = 0,0417 (mol)

Khối lượng KMnO4 cần sử dụng là mKMnO4 = 0,0417 x 158 = 6,583 (g)

b. Phản ứng giữa cacbon và oxi:


t0

C+O2CO2

Từ phương trình hóa học: nC = nO2 = 0,2084 (mol) Vậy khối lượng cacbon cần dùng là :

mC = 0,2084 x 12 = 0,25 gam

Bài 19: Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa để cho lửa mạnh hơn, chúng ta thực hiện ba phương pháp sau đây:

a) Phương án 1: bỏ một thanh củi to vào bếp.

b) Phương án 2: chẻ mỏng nó ra rồi cho vào bếp.

c) Phương án 3. thổi hoặc quạt thêm không khí vào.

Hãy chọn phương án phù hợp và giải thích cho sự lựa chọn đó.

Đáp án:

Để cho lửa cháy ta có thể thực hiện theo phương án 2 hoặc phương án 3, hoặc đồng thời cả hai phương pháp.

PTHH:


C+O2t0CO2

Với cách làm thứ 2, việc chẻ nhỏ củi sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc, và phản ứng cháy sẽ diễn ra hiệu quả hơn, lửa sẽ to hơn. Phương án thứ 3 lại làm tăng lượng oxi thổi vào lò, giúp phản ứng cháy xảy ra mạnh hơn.

Cách 1 không hiệu qua do miếng củi to khó cháy, diện tích tiếp xúc thấp, nếu bề mặt cháy hết, bên trong cũng khó mà cháy tiếp được vì lớp tro bên ngoài ngăn cho lửa tiếp xúc vào trong miếng củi to.

Bài 20. Người ta thấy khi luộc trứng trên một số đỉnh núi cao thì trứng không chín. Hãy giải thích tại sao?

Đáp án:

Chúng ta đều biết nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C khi đun ở dưới mặt đất. Khi lên cao, áp suất không khí giảm khiến cho các phân tử nước dễ tách khỏi liên kết chung để phát tán vào khí quyển; điều này đồng nghĩa với việc nước sẽ sôi khi chưa


đạt mức nhiệt 100 độ C. Vậy nên trên đỉnh núi cao mặc dù có đun thêm, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi tìm cách tăng áp suất.

Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ

C. Nếu như ở trên núi cao 5.000 m so với mặt biển, cho dù có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi có nghi ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới, đỉnh ngọn núi Everest cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi và với nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu cơm, luộc trứng được.

Bài 21: Bầu không khí ở Hà Nội trong những năm trở lại đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, lượng bụi mịn cao và có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Em hãy đóng vai trò là nhà môi trường học để đề xuất các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.

Đáp án:

Một số các biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm bầu không khí, cũng như giảm thiểu bụi mịn:

- Tuyên truyền vận động mọi người nâng cao ý thức cộng đồng, tích cực sử dụng các phương tiện công cộng.

- Sử dụng các máy lọc bụi trong gia đình, hạn chế tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe của con người.

- Sử dụng nhiên liệu sạch đang là hướng đi mới của tương lai, tuy nhiên giá cả và cách thức lắp đặt còn nhiều phức tạp, hạn chế, cùng với hiệu suất không cao chính là những điểm trừ của loại nhiên liệu này so với các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

- Tích cực tham gia các hoạt động trồng cây, phủ xanh đồi trọc, làm sạch môi trường nước, môi trường đất, cũng đóng góp phần nào vào việc xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp. Đối với các công trường đang thi công thì nhất thiết phải có sự che chắn, kèm với các biện pháp an toàn cho công nhân cũng như người dân xung quanh.

Bài 22:


Hình ảnh bên cho các em biết điều gì Hãy sử dụng kiến thức đã học để 1

Hình ảnh bên cho các em biết điều gì? Hãy sử dụng kiến thức đã học để viết bài luận ngắn về vấn đề này?


Đáp án:

Đây là một hệ quả việc nóng lên toàn cầu, dẫn đến băng tan ở Bắc cực và Nam cực. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.

Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Loài gấu Bắc cực cũng là một loài điển hình. Nếu lượng băng tan với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc kiếm ăn của loài gấu này gặp rất nhiều khó khăn. Cũng tương tự như Gấu Bắc cực, chim cánh cụt ở Nam cực cũng chịu chung số phận. Khi mà diện tích băng ngày càng giảm đồng nghĩa vời việc bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn.

Bài 23: Dưới đây là những hướng dẫn của các chuyên gia phòng cháy chữa cháy giúp bạn xử lý tình huống quần áo trên người đang bị cháy:

a) Không nên chạy vòng quanh, nếu chạy sẽ làm cho ngọn lửa c háy nhanh hơn.

b) Nằm xuống hoặc lăn vài vòng.

c) Dập lửa bằng cách trùm chăn hoặc khoác áo lên người. Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy.

Đáp án:

Khi cố chạy ngọn lửa sẽ càng to hơn, gây nguy hiểm và bỏng rát. Việc lăn vài vòng ở dưới đất cũng như che chăn lên là để ngăn tiếp xúc với oxi không khí để hạn chế hoặc ngừng sự cháy lại.

Bài 24: Học sinh đọc thông tin sau:

Xăng E5 còn gọi là xăng sinh học E5 được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 – với nhiên liệu sinh học theo tỷ lệ phần trăm 95:5. Thành phần chính của xăng E5 là isooctan C8H18, heptan C7H16, etanol C2H6O. Trong đó, ethanol được sản xuất từ ngô, sắn có nồng độ cao, không có đặc tính ngậm nước nên sẽ không gây ảnh hưởng đến động cơ. Ethanol được trộn vào xăng còn giúp tăng chỉ số octan, tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Mặt khác, khi sử dụng E5 ít gây ô nhiễm môi trường hơn xăng thông thường. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả về mặt kinh tế.

Do vậy xăng E5 là nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường. Sử dụng xăng E5 sẽ thải ít chất độc hơn, sản phẩm sau khi đốt cháy nhiên liệu chủ yếu là khí cacbonic CO2 và nước H2O. Mặt khác, phát triển xăng E5 tạo cơ hội việc làm cho nông dân nước ta tận dụng các sản phẩm từ ngô, sắn cung ứng cho các nhà máy sản xuất nguyên liệu xăng sinh học, giúp tăng thu nhập cho người dân, trong khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.


a) Lập phương trình hoá học của các phản ứng cháy xảy ra trong động cơ sử dụng xăng E5:

C2H6O + O2 CO2 + H2O C8H18 + ......... CO2 + H2O C7H16 + O2 ............ + ...........

b) Một trạm xăng bán cả xăng E5 và xăng RON 95. Em sẽ thuyết phục người thân của mình sử dụng loại xăng nào cho phương tiện cá nhân? Vì sao ?

Đáp án :

a) Phương trình hoá học của các phản ứng cháy xảy ra trong động cơ sử dụng xăng E5:

to

to

to

C2H6O+3O2 2CO2+3H2O 2C8H18+25O216CO2+18H2O C7H16+11O2 7CO2+8H2O

b) Giúp người thân tìm hiều bản chất của hai loại xăng thông qua bảng dưới đây:

Tiêu chí

Xăng RON95

Xăng E5

Bản chất

Là loại xăng khoáng được chưng cất từ nhiên liệu hóa thạch giàu cacbon và hydrocarbon

Xăng E5 là loại xăng sinh học, gồm hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học (bioethanol).

Trong đó, nguyên liệu chính để sản xuất cồn sinh học tại

Việt Nam là sắn lát khô

Màu sắc

Màu vàng

Màu xanh

Ảnh hưởng đến môi trường

Do được chưng cất từ nhiên liệu hóa thạch có chứa hàm lượng cacbon và hydrocarbon nên khi đốt cháy sản sinh ra nhiều khí CO2 và CO – những khí rất có

hại cho môi trường

Ít ảnh hưởng đến môi trường hơn do tận dụng phế thải nông nghiệp sản xuất etanol; giảm khai

thức nhiên liệu hoá thạch

Ảnh hưởng đến động cơ xe

Có chỉ số octan 95 nên có khả năng chống kích nổ tốt, giúp động cơ hoạt động trơn tru, không có tiếng lục cục

Hàm lượng oxy cao hơn xăng khoáng nên giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao

nhiêu liệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.

Như vậy, nếu xe gia đình sử dụng thuộc vào phân khúc cao, thì nên sử dùng RON 95 để kích nổ tốt, với chỉ số octan cao; còn đối với gia đình sử dụng các dòng xe máy cá nhân thuộc phân khúc thấp hơn, thì nên sử dụng xăng E5, thân thiện với môi trường.


PHỤ LỤC 3.2. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ SỰ SỐNG


Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý của nước?

A. Chất lỏng, không màu.

B. Sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC.

C. Vị chua, có mùi hắc.

D. Hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí.

Bài 2: Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta thường

A. ngâm Na trong lọ chứa nước.

B. đặt trong lọ thủy tinh kín, đậy nắp.

C. ngâm Na trong lọ chứa dầu hỏa.

D. ngâm Na trong cồn.

Bài 3: Nước không tác dụng với những dãy chất nào dưới đây?

A. Natri, nước, quỳ tím, oxi.

B. Sắt, oxi, axit clohiđric, phenolphtalein.

C. Lưu huỳnh, quỳ tím, nước, oxi.

D. Natri, nước, phenolphtalein, quỳ tím.

Bài 4: Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng hết với nước thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. B. 6,72.

C. 4,48. D. 8,96.

Bài 5:

a) Nhiều nghiên cứu cho thấy một số kim loại cũng có phản ứng với nước

tương tự như natri. Gọi kim loại là M (hoá trị x), hãy viết phương trình tổng quát minh họa cho phản ứng của nước với kim loại này.

b Cho thí nghiệm được mô tả bằng hình ảnh như sau Lấy một lượng nước 2

b) Cho thí nghiệm được mô tả bằng hình ảnh như sau:

- Lấy một lượng nước tương đương vào 2 cốc thuỷ tinh.

- Thả vào cốc 1 vài viên kẽm, cốc 2 vài viên canxi.

Từ thí nghiệm trên, em hãy mô tả hiện tượng, viết phương trình hóa học (nếu có).


c) Cho biết màu của quỳ tím sau khi được nhúng vào chất lỏng trong thí nghiệm trên.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học tổng quát để minh họa cho phản ứng hóa học của một số kim loại với nước là :

M + xH2O → M(OH)x + (x/2)H2

b) Ở cốc chứa các viên kẽm được thả vào, ta nhận thấy là không có hiện tượng gì xảy ra, hay nói cách khác, kẽm không có phản ứng với nước

Tuy nhiên, với viên canxi, ta nhận thấy có bọt khí thoát ra mãnh liệt, đồng thời các viên canxi bị ăn mòn dần, vậy là có phản ứng hóa học giữa canxi và nước.

PTHH là:

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

c) Đối với cốc chứa viên kẽm, quì tìm không đổi màu.; Cốc chứa viên canxi quỳ tìm sẽ chuyển màu xanh - do có sự tạo thành của Ca(OH)2.

Bài 6. Em hãy giải thích vì sao

a) khi đun nước, lúc đầu nước tăng nhiệt độ rất nhanh. Vì sao khi đạt đến 100oC, mặc dù ta tiếp tục đun, nghĩa là vẫn cung cấp nhiệt, nhưng nhiệt độ của nước không tăng nữa mà vẫn giữ ở 100oC cho đến lúc cạn hết?

b) khi luộc rau muống, ta cho thêm một ít muối vào nồi, đợi nước sôi rồi mới cho rau vào, giữ nguyên nhiệt, đun tiếp một thời gian trước khi tắt bếp.

Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC . Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.

c) khi luộc trứng, ta cho trứng vào nồi nước lạnh rồi mới đun đến khi nước sôi sau đó điều chỉnh nhiệt giảm đi, đun tiếp một thời gian trước khi tắt bếp.

Đáp án:

a) Nhiệt là một loại năng lượng làm tăng nhiệt độ của vật và kéo theo sự thay đổi trong trạng thái vật chất. Nhiệt độ của nước được giữ nguyên khi nước bắt đầu sôi bởi nhiệt tỏa ra từ nước sôi được sử dụng để biến nước thành hơi nước.

Muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100o C thôi thì chưa đủ, mà còn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái khác – trạng thái hơi nước.

Khi chúng ta đun nước trong nồi hoặc trong ấm, khi sôi nhiệt độ của nước sẽ đạt 100o C, đến lúc này một phần nước sôi sẽ biến thành hơi nước, hơi nước bốc lên phá vỡ mặt nước; bốc hơi vào không khí, hình thành lên hiện tượng sôi của nước. Nước sôi đánh dấu mốc chuyển đổi trạng thái từ nước (thể lỏng) sang hơi nước (thể khí).


Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100o C, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ. Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.

b) Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100o C . Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.

c) Nước lạnh giúp trứng không bị chín quá. Chúng ta không nên thả trứng vào nồi nước nóng nếu như bạn không muốn vỏ trứng bị nứt và trứng chín lòng đào.

Bài 7: Trong quá trình làm thí nghiệm “Nước tác dụng với vôi sống”, bạn Hưng không cẩn thận làm đổ cốc thuỷ tinh, dính hoá chất ra bàn tay trái và bị bỏng. Theo em, bạn Hưng cần thực hiện sơ cứu ban đầu như thế nào?

- Các loại bazơ dễ gây bỏng là Kali hiđroxit (KOH), Natri hiđroxit (NaOH) và vôi tôi Ca(OH)2. Khi những bazơ này tiếp xúc với da, chúng sẽ làm tan rã và kết hợp với protein ở các mô thành proteinat kiềm. Những vết bỏng do chất kiềm cũng tương tự như tổn thương do axít gây ra. Phần lớn trường hợp bị bỏng bazơ do tai nạn nghề nghiệp như: chế tạo xà phòng, tẩy quần áo, chất nhuộm…

- Khi nạn nhân bị bỏng hóa chất, điều đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng đưa họ ra khỏi hiện trường, tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng. Nếu nạn nhân còn tỉnh và hoảng loạn thì hãy an ủi trấn an và không để cho họ cử động mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến vùng da tổn thương. Lưu ý là trước khi tiếp xúc với người bệnh, người sơ cứu cần đeo găng tay vải hoặc quấn vải xung quanh tay, tránh trực tiếp tiếp xúc với hóa chất trên người bị bỏng sẽ bị bỏng theo.

- Nếu hóa chất gây bỏng da tiếp xúc với quần áo thì cần nhanh chóng xé rách, tách trang phục, trang sức ra khỏi nạn nhân, không để quần áo dính vào vết bỏng gây thương tổn nghiêm trọng hơn.

- Cần dùng nước xối mạnh vào vùng có hoá chất, có thể trung hòa tính kiềm của bazơ bằng giấm, nước đường loãng hoặc nước chanh, mật ong… Sau đó, hãy dùng khăn, vải sạch đắp nhẹ lên vùng da bỏng rồi nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý. Trước khi đi, nhớ đánh dấu loại hóa chất gây bỏng cho nạn nhân để bác sĩ sớm nắm được và điều trị phù hợp nhanh chóng nhất.

Bài 8: Em hãy tưởng tượng mình đang sống ở năm 2222, viết một bức thư kể về tình hình nước sạch trên toàn thế giới và đưa ra lời khuyên cho những người đang sống ở 2020.

Đáp án:

- Nêu vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất.


- Đưa ra các biện pháp để sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, xử lý nguồn nước bị ô nhiễm.

Bài 9: Em hãy tìm hiểu, vẽ sơ đồ quy trình sản xuất nước sạch từ nước ngầm.

Đáp án:


Bài 10 Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng vẫn thiếu nước sạch 3

Bài 10: “Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng vẫn thiếu nước sạch” - Đó là thông tin được đăng trên website của Cục quản lý tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hưởng ứng Ngày Nước sạch Thế giới 22/3, em hãy viết một bài tuyên truyền về thực trạng nước sạch ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước sạch.

Đáp án:

- Nêu vai trò của nước, nước sạch trong đời sống và sản xuất.

- Nêu thực trạng của nguồn nước sạch ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất biện pháp tái tạo và bảo vệ nguồn nước sạch.

Bài 11. Em hãy đọc đoạn thông tin sau:

“Trong cơ thể người nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất không ngừng diễn ra trong cơ thể. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất.

Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở

0oC. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km3. Trong đó, 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6% là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3 % nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km3) là có thể sử dụng làm nước uống. Hiện nay lượng nước trên trái đất đang bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp...”

Qua đoạn thông tin trên em hãy:

a) Đánh dấu x vào ô tương ứng trong các câu sau cho phù hợp:

Nội dung

Đúng

Sai

Nước tinh khiết sôi ở 100oC

X


Nước là chất lỏng màu xanh


X

Nước hòa tan nhiều chất như: đường, muối, dầu ăn, amoniac,


X


b) Giải thích vì sao phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt?

Xem tất cả 300 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí