Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề Nước Và Sự Sống


PHỤ LỤC 1.5.

DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS THAM GIA PHỎNG VẤN


TT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐƠN VỊ

1

Nguyễn Văn Quang

Phó Hiệu

trưởng

THCS Vĩnh Hậu – Huyện An

Phú – Tỉnh An Giang

2

Phạm Hoàng Vũ

Phó Hiệu

trưởng

THCS Khánh Bình – Huyện An

Phú – Tỉnh An Giang

3

Lê Trung Nhất

Tổ trưởng

chuyên môn

THCS Phú Hội – Huyện An Phú

– Tỉnh An Giang

4

Vương Luận

Hiệu trưởng

PTDTNT THCS & THPT Bùi

Gia Mập – Tỉnh Bình Phước

5

Phạm Thị Kiều Hải

Phó Hiệu

trưởng

THCS Thanh Nê – Huyện Kiến

Xương – Tỉnh Thái Bình

6

Nguyễn Văn Tuệ

Hiệu trưởng

THCS An Bồi – Huyện Kiến

Xương – Tỉnh Thái Bình

7

Đặng Văn Thiện

Hiệu trưởng

THCS Quang Trung – Huyện

Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình

8

Phạm Văn Châu

Phó Hiệu

trưởng

THCS Quang Trung – Huyện

Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình

9

Phạm Thị Hồng Kiên

Hiệu trưởng

THCS Song Lãng– Huyện Vũ

Thư – Tỉnh Thái Bình

10

Nguyễn Xuân Phương

Phó Hiệu

trưởng

THCS Song Lãng– Huyện Vũ

Thư – Tỉnh Thái Bình

11

Mai Sinh

Hiệu trưởng

THCS Tân Tiến – Huyện Củ Chi

– TP. HCM

12

Lưu Văn Thông

Phó Hiệu

trưởng

THCS Nam Trung Yên – Quận

Cầu Giấy – TP. Hà Nội

13

Trần Quốc Hải

Hiệu trưởng

THCS Cát Linh – Cầu Giấy –

Hà Nội

14

Phạm Thị Nam

Phó Hiệu

trưởng

THCS Xuân Lam – Thọ Xuân –

Thanh Hoá

15

Lê Thị Huyền

Giáo viên

THCS Chu Văn An – Thanh Trì

– Hà Nội

16

Phan Thị Linh

THCS Lý

Thường Kiệt

Yên Mỹ - Hưng Yên

17

Phùng Thị Thuỷ

THCS

Cát Linh

Đống Đa – Hà Nội

18

Nguyễn Đăng Hoàng Hà

THCS

Thị trấn

Trảng Bàng – Tây Ninh

19

Phạm Thị Phương

THCS

Thanh Nê

Kiến Xương – Thái Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.


PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ THỰC NGHIỆM


PHỤ LỤC 2.1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ SỰ SỐNG


CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ SỰ SỐNG (2 tiết)


I. Lí do lựa chọn chủ đề

Nước có mặt ở khắp mọi nơi và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi sự sống trên Trái Đất. Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, là môi trường của các phản ứng sinh hoá. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống. Đề cập đến chủ đề này có thể thấy sự có mặt của các kiến thức thuộc các môn khác nhau như: Nước (môn Hoá học); Vai trò nước trong quang hợp ở cây xanh, Nước với trao đổi chất ở động vật (môn Sinh học); hay vấn đề bảo vệ môi trường (liên môn),... Chủ đề được xây dựng nhằm giúp cho HS tìm hiểu các kiến thức về thành phần hoá học và tính chất của nước, vai trò của nước đối với sự sống, vấn đề bảo vệ nguồn nước sạch.

II. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức

- Nêu được cách xác định thành phần định tính và định lượng của nước.

- Trình bày tính chất vật lí, tính chất hoá học của nước.

- Trình bày được vai trò của nước đối với đời sống, những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Đề xuất được các biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.

- Viết được phương trình hoá học của nước với một số kim lọai, oxit bazơ, oxit axit.

- Sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.

3. Thái độ

- Nâng cao lòng yêu thích môn học


- Có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.

- Có ý thức ham mê tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập

4. Định hướng phát triển năng lực chủ yếu

- NLVDKTKN; NL đặc thù môn Hoá học.

- Hướng tới phát triển một số NL chung.

III. Nội dung và câu hỏi cốt lõi


Nội dung

Câu hỏi cốt lõi

Thành phần hoá

học của nước

- Làm thế nào xác định thành phần định tính và định lượng

của nước?

Tính chất của nước

- Nước có những tính chất vật lí, tính chất hoá học nào?

Nước và sự sống

- Nước có vai trò như thế nào đối với sự sống?

- Làm thế nào để bảo vệ nguồn nước sạch?

IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học: hợp tác, dạy học theo góc, dự án, đàm thoại.

- Kĩ thuật dạy học: KWL.

V. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên

- Bảng phụ, bút dạ xanh - đỏ, nam châm.

- Phiếu học tập cá nhân, phiếu báo cáo thí nghiệm (nhóm).

- Dụng cụ: đèn cồn, bật lửa, nút cao su gắn muôi sắt, nút cao su có ống vuốt nhọn, lọ thủy tinh, khẩu trang, khay thí nghiệm, phễu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đế sứ, ống hút nhỏ giọt.

- Hoá chất: nước, natri, canxi oxit, photpho, lọ oxi, quỳ tím.

2. Học sinh

- Ôn lại CTHH, PTK của nước.

- Đọc trước bài mới: Bài 36 – Nước

- Chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm: thực hiện dự án “Nước và sự sống”.

VI. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- GV sử dụng kĩ thuật KWL về chủ đề nước theo phiếu học tập sau:




PHIẾU HỌC TẬP



Điều đã biết

(Know)

Điều muốn biết

(Want)

Điều học được

(Learned)





- GV thu thập thông tin từ những điều đã biết của HS (có thể bổ sung thêm): Hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước.

Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước. Từ đó dựa vào phần những điều muốn biết của HS để đưa ra câu hỏi gợi mở, ví dụ: Nước có thành phần, tính chất và vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?

- HS trả lời (có thể chính xác hay không). Cuối giờ, GV có thể quay lại với

câu hỏi đặt ra ban đầu.


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 1 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Nước và vai trò với sự sống. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Nước có thành phần hoá học như thế nào?

- Nước có những tính chất vật lí, hoá học nào?

- Nước có vai trò như thế nào đối với sự sống?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Phân tử nước được tạo thành từ 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

- Nước có CTHH là H2O, PTK là 18.

- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.

- Nước hoà tan được nhiều chất như giấm, đường, muối, khí oxi.

- Nước sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC.

- Con người, động, thực vật cần nước cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Nước được sử dụng nhiều trong sinh hoạt và sản xuất của con người.





Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần hoá học của nước (22 phút)

- GV tổ chức hoạt động dạy học theo 3 góc: góc phân tích, góc quan sát, góc áp dụng.

GÓC PHÂN TÍCH

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Đọc SGK và nêu được thành phần hóa học của nước.

*Nhiệm vụ:

1. Cá nhân đọc SGK trang 122, 123.

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1. Dựa vào kiến thức chương I: chất, nguyên tử, phân tử, hãy lập nhanh CTHH của nước theo quy tắc hóa trị. Cho biết nước là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?

Bài 2. Cho biết thành phần phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong nước?


GÓC QUAN SÁT

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Quan sát TN rút ra được nhận xét về thành phần hóa học của nước.

*Nhiệm vụ:

1. Cá nhân quan sát thí nghiệm trên e-learing (chạy file index).

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Từ thí nghiệm phân hủy nước:

- Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt hai điện cực có xuất hiện……

- Thể tích khí ở ống A gấp........lần thể tích khí ở ống B.

- Ống B: Khí làm tàn đóm còn than hồng bùng cháy là khí....

- Ống A: Khí cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt là khí.....





Bài 2: Từ thí nghiệm tổng hợp nước:

- Sau phản ứng khí …….. còn dư, thể tích khí dư là …… phần thể tích.

- Khí hiđro và khí oxi đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là ……......

3. PTHH của phản ứng phân hủy và tổng hợp nước:

…………………………………………………………………………



GÓC ÁP DỤNG

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Nêu được thành phần hoá học của nước.

*Nhiệm vụ:

1. Đọc các câu hỏi, bài tập theo (có phiếu hỗ trợ cho nhóm chọn góc áp dụng là góc xuất phát)

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1. Bằng thực nghiệm: Khi phân hủy nước thu được: VH : VO 2 :1

2 2


Hãy chứng minh công thức hóa học của nước theo kết quả thực nghiệm? (biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)

2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí hiđro (đktc) trong khí oxi.

a. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng?

b. Tính khối lượng nước thu được?

(Biết sơ đồ phản ứng trên là: H2 + O2 H2O )

- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, thảo luận chung để đi tới kết luận, HS điền vào phần những điều đã biết trong bảng.

* Lưu ý : GV khai thác các câu hỏi :

+ Nước là hợp chất tạo bởi những nguyên tố nào?

+ Tỉ lệ hóa hợp giữa hiđro và oxi về thể tích và khối lượng là bao nhiêu?

+ Từ thực nghiệm ta rút ra công thức hóa học của nước là gì?

+ Viết PTHH phân hủy nước và tổng hợp nước?




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 2 khi thực hiện sẽ phát triển TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6, TC7 TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Thành phần hoá học của phân tử nước. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Phân huỷ nước ta thu được những sản phẩm nào?

- Nước được tổng hợp như thế nào?

- Tỉ lệ phần trăm về khối lượng giữa các nguyên tố ở trong 1 phân tử nước là bao nhiêu?

TC3: HS thu thập thông tin từ đoạn video, thí nghiệm, đoạn thông tin được cung cấp, SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề.

- Phân huỷ nước dưới tác dụng của dòng điện ta thu được khí oxi và khí hiđro.

- Nước được tổng hợp ở nhiệt độ cao từ khí oxi và khí hiđro theo tỉ lệ về thể tích tương ứng là 1:2.

- Tỉ lệ phần trăm về khối lượng giữa nguyên tố H và nguyên tố O là 1:8. TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS lựa chọn góc xuất phát để thực hiện nhiệm vụ học tập.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (tiến hành và quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin…)

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về thành phần hoá học của nước.


Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí của nước (15 phút)

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu 1 của phiếu học tập : mô tả vòng tuần hoàn của nước.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu 2 của phiếu học tập: so sánh với các mô tả của bạn, hệ thống lại các biến đổi trạng thái chính.

- GV tổ chức thảo luận chung : các nhóm giới thiệu các sơ đồ của mình, thống

nhất một chu trình của nước trong tự nhiên (vòng tuần hoàn, khép kín) và về các quá


trình biến đổi trạng thái xuất hiện trong chu trình đó, điều kiện về mặt nhiệt độ. GV chỉnh sửa các thuật ngữ về biến đổi trạng thái

- HS làm việc cá nhân, thực hiện các mục 3 và 4 của phiếu học tập số.


1. Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả hành trình của một giọt nước mưa.

2. Kể lại cho các bạn trong nhóm. Nghe các bạn kể, vẽ sơ đồ « hành trình » do bạn mô tả. Thống nhất trong nhóm một hay hai sơ đồ.

3. Chú thích cho sơ đồ bên bằng cách điền vào chỗ trống:

: ………………………., ở trạng thái……

: ………………………., ở trạng thái……

: ………………………., ở trạng thái……

: ………………………., ở trạng thái……

: ………………………., ở trạng thái……

: ………………………., ở

trạng thái……

4 Nhiệt độ sôi của nước là Nhiệt độ đông đặc của nước là GV dựa vào 1

4. Nhiệt độ sôi của nước là :………………………….

Nhiệt độ đông đặc của nước là :……………………….

- GV dựa vào phần những điều đã biết mà HS nêu ở cột K, dẫn dắt đến trong nước đó có hòa tan một số chất. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày một thí nghiệm/hiện tượng thực tế chứng minh khả năng hoà tan của một chất trong nước.

- Thực hành: thí nghiệm hòa tan một số chất trong nước, ví dụ: muối ăn, giấm, đường, rượu, khí NH3.

- Thảo luận, rút ra kết luận về các tính chất vật lí của nước, khả năng hòa

tan của nước.

Lưu ý: Để mở rộng chủ đề, GV có thể tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS hình thành các kĩ năng đọc nhãn dung dịch (nước giải khát, thuốc…), các biện pháp lọc nước...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023