Kế Hoạch Bài Dạy Nguồn Nhiên Liệu Tự Nhiên




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 3 khi thực hiện nhằm phát triển: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Tính chất vật lí của nước. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên như thế nào?

- Nước có trạng thái, màu sắc, mùi, vị như thế nào?

- Nước có nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, khối lượng riêng bằng bao nhiêu?

- Nước có thể hoà tan những chất nào?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Viết một đoạn văn mô tả hành trình của giọt nước mưa.

- Nước hoà tan được nhiều chất như giấm, đường, muối, khí oxi.

- Nước sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC.

TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thiết kế thí nghiệm/đưa ra được hiện tượng thực tế chứng minh khả năng hoà tan của một chất trong nước. TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS lựa chọn chất (muối, đường, giấm, rượu, khí oxi…) cho thí nghiệm chứng minh khả năng hoà tan của một chất trong nước.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (tiến hành và quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin…)

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về tính chất vật lí của nước.


Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hoá học của nước (25 phút)

- GV yêu cầu HS đọc phiếu học tập, chiếu video hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.

- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, điền vào phiếu học tập A0.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.














Hiện tượng xảy ra khi cho chất

mới vào cốc nước

Sự đổi màu của giấy quỳ tím với

chất lỏng sau phản ứng trong cốc

Cốc 1



Cốc 2



Cốc 3






PHIẾU HỌC TẬP

1. Đọc hướng dẫn sau:

- Lấy vào mỗi cốc 50 ml nước.

- Dùng panh gắp 1 mẩu natri nhỏ bằng đầu que diêm, thấm khô dầu bằng giấy lọc rồi thả vào cốc 1.

- Dùng panh gắp 1 mẩu canxi oxit nhỏ bằng đầu ngón tay rồi thả vào cốc 2.

- Lấy một thìa thuỷ tinh chứa bột điphot pentaoxit cho vào cốc 3.

- Đặt mẩu giấy quì tím vào chỗ lõm của đế sứ, nhúng đầu đũa thuỷ tinh vào chất lỏng sau phản ứng trong cốc 1 rồi chạm nhẹ vào giấy quì tím. Quan sát sự đổi màu của mẩu giấy quỳ tím.

- Thực hiện tương tự để theo dõi sự đổi màu của mẩu giấy quỳ tím với chất lỏng sau phản ứng trong cốc 2 và cốc 3.

2. Tiến hành thí nghiệm rồi ghi các hiện tượng vào bảng sau:


3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong từng cốc biết:

- Chất làm đổi màu giấy quỳ tím trong cốc 1 là natri hiđroxit NaOH, khí sinh ra trong thí nghiệm cháy với ngọn lửa màu xanh mờ.

- Chất làm đổi màu giấy quỳ tím trong cốc 2 là canxi hiđroxit Ca(OH)2.

- Chất làm đổi màu giấy quỳ tím trong cốc 3 là axit photphoric H3PO4.


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, sửa và bổ sung (nếu có).

- GV chữa phiếu thảo luận của các nhóm, lưu ý yêu cầu HS trả lời độc lập các câu hỏi sau:

+ Nước có những tính chất hoá học nào?

+ Từ các tính chất đó hãy giải thích các hiện tượng sau:

a. Vì sao Na còn thừa không được đổ bỏ ra ngoài?

b. Vì sao mẩu vôi sống (thành phần chính là canxi oxit) để lâu lại bị giảm chất lượng?

+ Khi nhúng quỳ tím vào nước, dung dịch bazơ, dung dịch axit thì quỳ tím chuyển màu như thế nào?




+ Từ khả năng đổi màu của quỳ tím trong các cách xác định môi trường axit – bazơ của một s

1. Một lát cam (hình a).

2. Bánh xà phòng ướt (hình b).

Nêu môi trường ở các vật tương ứng và giải thí


Hình a môi trường khác nhau hãy cho biết ố vật thể quen thuộc sau ch Hình b Phân 1

Hình a

môi trường khác nhau, hãy cho biết ố vật thể quen thuộc sau:


ch.


Hình b Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động Hoạt động 4 khi thực 2

Hình b



Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động

Hoạt động 4 khi thực hiện nhằm phát triển: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Tính chất hoá học của nước.

- Chất chỉ thị đổi màu ở những dung dịch có môi trường axit hay bazơ. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Nước có những tính chất hoá học nào?

- Chất chỉ thị đổi màu gì ở những dung dịch có môi trường axit hay bazơ?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Vôi sống để lâu trong không khí sẽ giảm chất lượng, chuyển thành vôi bột.

- Khi xác định pH của đất, giấy pH sẽ đổi màu đỏ nhạt nếu đất có môi trường axit, màu xanh nếu đất có môi trường bazơ.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (tiến hành và quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin…)

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.














Nhiệm vụ

Sản phẩm dự kiến

Nhóm

1. Vai trò của nước đối với

sự sống

Bản trình bày Power point/Vở kịch về vai

trò của nước đối với sự sống


2. Tìm hiểu thực trạng

thiếu nước sạch ở Việt Nam

Bản trình bày Power point/Video cllip về thực trạng thiếu nước sạch ở Việt Nam


3. Đề xuất các giải pháp

bảo vệ nguồn nước sạch

Poster/Tranh tuyên truyền về các hành

động bảo vệ nguồn nước sạch





HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về tính chất hoá học của nước, sự đổi màu của chất chỉ thị trong các dung dịch có môi trường axit hay bazơ.

TC8: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: thông qua việc

sử dụng quỳ tím xác định môi trường axit, bazơ của một số vật thể quen thuộc như lát cam, xà phòng.


Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của nước với sự sống, bảo vệ nguồn nước sạch (13 phút)

- GV tổ chức cho HS thực hiện dự án “Nước và sự sống”

Đặt vấn đề: Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch. Với vai trò là Giám đốc Trung tâm Hành động vì môi trường, em hãy đề xuất một số cách để giải quyết vấn đề trên.

- HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ dự án:


- GV hướng dẫn HS thực hiện dự án, quy định thời gian nộp sản phẩm, thời gian tổ chức báo cáo, tiêu chí đánh giá.

- GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và tổng kết dự án.


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động

Hoạt động 5 khi thực hiện nhằm phát triển: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Nước có vai trò quan trọng đối với sinh vật, với đời sống và sản xuất của con người.

- Việt Nam đang thiếu nước sạch.

- Con người cần hành động ngay để bảo vệ nguồn nước sạch. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Nước có vai trò như thế nào đối với sinh vật, với đời sống và sản xuất của

con người?





- Tại sao Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc mà lại thiếu nước sạch?

- Con người cần làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Nước tham gia vào các hoạt động sống của sinh vật.

- Nước có vai trò không thể thiếu trong đời sống và sản xuất của con người: là dung môi của nhiều chất, sử dụng trong hệ thống làm lạnh…

- Việt Nam đối diện với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.

TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS xây dựng cấu trúc, logic, nội dung của bài trình bày.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao.

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS trao đổi, thảo luận và thống nhất trong nhóm.

HS phát biểu kết luận vấn đề: thể hiện qua sản phẩm của dự án.

TC8: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: thể hiện qua sản phẩm của dự án.

TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: thể hiện qua sản

phẩm của dự án.


Hoạt động 6: Luyện tập – Vận dụng (10 phút)

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau:

1. Giải thích vì sao

a. Khi đun nước, lúc đầu nước lấy nhiệt để tăng nhiệt độ. Vì sao khi đạt đến 100oC, mặc dù ta tiếp tục đun, nghĩa là vẫn cung cấp nhiệt, nhưng nhiệt độ của nước không tăng nữa mà vẫn giữ ở 100oC cho đến lúc cạn hết?

b. Khi luộc rau muống, người ta thường cho thêm vài hạt muối vào nồi, đợi nước sôi rồi mới cho rau vào, giữ nguyên nhiệt, đun tiếp một thời gian trước khi tắt bếp.

2. Trong quá trình làm thí nghiệm “Nước tác dụng với vôi sống”, bạn Hưng không cẩn thận làm đổ cốc thuỷ tinh, dính hoá chất ra bàn tay trái và bị bỏng. Theo em,

bạn Hưng cần thực hiện sơ cứu ban đầu như thế nào?



3. Em hãy tưởng tượng mình đang sống ở năm 2222, viết một bức thư kể về tình hình nước sạch trên toàn thế giới và đưa ra lời khuyên cho những người đang sống ở 2020.

- Đại diện 1 HS chữa bài, các HS khác theo dõi bài chữa, sửa lỗi (nếu có).


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động

Hoạt động 6 khi thực hiện nhằm phát triển: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Nhiệt độ sôi của nước.

- Thí nghiệm nước tác dụng với vôi sống toả nhiệt mạnh. Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm.

- Tình hình nước sạch ở thế giới tương lai TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của nước?

- Trong phòng thí nghiệm có những dụng cụ, hoá chất nào có thể dùng để sơ cứu vết bỏng do bazơ? Cần thực hiện từng bước như thế nào?

- Thế giới tương lai sẽ cạn kiệt nước sạch hay có nhiều nước sạch đủ cho tất cả sinh vật? Sự thiếu (hay đủ) nước sạch đó ảnh hưởng như thế nào tới các loài sinh vật, tới cuộc sống của con người?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của

nước là: áp suất, chất hoà tan thêm trong nước…

- Các bước sơ cứu ban đầu:

1. Nhanh chóng đưa tay trái ra khỏi hoá chất, lau sạch lượng vôi bám bằng khăn khô.

2. Đặt bàn tay dưới vòi nước lạnh, đang chảy trong 20 phút hoặc hơn.

3. Rửa lại vùng bị bỏng bằng axit axetic 6%, hoặc dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước giấm, nước chanh, nước đường 20%.

4. Che phủ nhẹ nhàng vùng bỏng với khăn sạch hoặc khăn vô trùng.

5. Bù nước và điện giải sau bỏng: uống oresol, nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước khoáng…

6. Đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.




TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS đề xuất các bước sơ cứu. TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS lựa chọn hoá chất, dụng băng để sơ cứu vết bỏng; lựa chọn tình hình thiếu (hay đủ) nước sạch ở thế giới tương lai.

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

TC8,9: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: HS thể hiện quan điểm qua lời khuyên của người ở thế giới tương lai trong bức thư.

TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm qua lời khuyên của người ở thế giới tương lai trong bức thư.


PHỤ LỤC 2.2. KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGUỒN NHIÊN LIỆU TỰ NHIÊN



CHỦ ĐỀ: NGUỒN NHIÊN LIỆU TỰ NHIÊN (2 tiết)


I. Lí do lựa chọn chủ đề

Nhiên liệu có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người. Đề cập đến chủ đề này có thể thấy sự có mặt của các kiến thức thuộc các môn khác nhau như: Dầu mỏ và khí thiên nhiên, Nhiên liệu (môn Hoá học); Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (môn Vật lí); hay vấn đề ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường (liên môn). Chủ đề được xây dựng nhằm giúp cho HS cách phân biệt, khai thác và sử dụng hợp lí từng loại nhiên liệu, bảo vệ môi trường, có ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

II. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ va ứng dụng của chúng.

Nêu được khái niệm về nhiên liệu, nhận biết các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)

Trình bày cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.

2. Kĩ năng

- Đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.

- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm từ dầu mỏ và khí thiên nhiên.

- Sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.

- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành.

- Rèn luyện khả năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

- Nâng cao lòng yêu thích môn học

- Có ý thức ham mê tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập

4. Định hướng phát triển năng lực chủ yếu

- NL VDKTKN; NL đặc thù môn Hoá học.

- Hướng tới phát triển một số NL chung.

III. Nội dung và câu hỏi cốt lõi


Nội dung

Câu hỏi cốt lõi



Dầu mỏ

- Dầu mỏ có những tính chất vật lí nào?

- Dầu mỏ có ở đâu và được khai thác như thế nào?


Xem tất cả 300 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí