Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động: Hoạt động 5 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề: - Các biện pháp sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả. - Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu và cách khắc phục. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề: - Có những biện pháp nào để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả? - Tràn dầu gây ra những ảnh hưởng gì? Biện pháp nào giúp khắc phục sự cố tràn dầu? TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ: |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề Nước Và Sự Sống
- Kế Hoạch Bài Dạy Nguồn Nhiên Liệu Tự Nhiên
- Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 27
- Bài Tập Chủ Đề: Nước Và Sự Sống
- Bài Tập Chủ Đề: Nguồn Nhiên Liệu Tự Nhiên
- Bài Tập Chủ Đề: Dẫn Xuất Hiđrocacbon Và Nguồn Dinh Dưỡng
Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.
- Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển. Các thành phần hiđrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, ni-tơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa, các vi sinh vật sẽ bị chết gây ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn.
- Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng hoá chất hay các vi sinh vật hoặc các tác nhân sinh học giúp phân tán dầu nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm đến bờ,
- Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu …) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải…) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu.
PHỤ LỤC 3.
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
PHỤ LỤC 3.1. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ: OXI – KHÔNG KHÍ QUANH TA
Bài 1: Thành phần theo thể tích của không khí gồm
A. 21% oxi, 78% nitơ và 1% là các khí khác.
B. 21% khí khác, 78% nitơ và 1% là oxi.
C. 21% oxi, 1% nitơ và 78% khí khác.
D. 1% oxi, 70% nitơ, 8% khí cacbonic và 1% khí khác.
Bài 2: Điều kiện phát sinh sự cháy là
A. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
B. phải có đủ khí cacbonic cho sự cháy.
C. phải có đủ khí nitơ cho sự cháy.
D. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải có đủ khí oxi cho sự cháy. Bài 3: Quá trình nào dưới đây không có sự tham gia của oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
D. Sự hô hấp của động vật.
Bài 4. Sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu hiện nay. Hoạt động nào dưới đây sản sinh ra CO2: (1) sự quang hợp của cây xanh; (2) sự hô hấp của người; (3) sự phân huỷ xác động, thực vật; (4) sự đốt cháy nhiên liệu.
B. (2), (3), (4) | C. (1), (3), (4) | D. (1), (2), (4) |
Bài 5: Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của oxi với sự hô hấp (hay với sự cháy).
Đáp án:
Tiến hành thì nghiệm với một số loại động vật hoặc là côn trùng tùy vào điều kiện của khu vực: bọ ngựa hoặc các loại côn trùng khác. Khi làm thí nghiệm này, chúng ta cần đeo khẩu trang, đeo găng để tránh các vấn đề bệnh tât và đảm bảo sức khỏe.
Bỏ động vật hoặc côn trùng vào hộp, hoặc cốc bịt kín, với các dung tích khác nhau để so sánh; cốc còn lại có lỗ ở trên (lấy giấy bọc kín, đục vài lỗ nhỏ). Ghi chép lại thời gian các con vật bị chết từ đó rút ra kết luận phù hợp.
Bài 6:
Những người thợ lặn khi lặn sâu xuống biển thường mang theo bình khí chứa oxi. Tại sao người thợ lặn phải mang bình khí đó?
Đáp án:
Vì khi càng lặn sâu áp suất không khí càng giảm, mà khí oxi lại ít tan trong nước nên những người thợ lặn phải đeo bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt.
Bài 7: Vì sao khi sử dụng bếp than ủ, muốn than cháy to hơn người ta thường mở nắp lò?
Đáp án:
Khi nắp lò mở, lượng oxi cung cấp cũng tăng, làm cho phản ứng đốt cháy diễn ra nhanh hơn.
C + O2 → CO2
Ngoài ra, khi mở nắp lò, khí nóng bốc lên, tạo sức hút không khí vào cửa bếp làm tăng oxi cho sự cháy cũng khiến cho than cháy to hơn.
Bài 8: Hãy cho biết bình dưỡng khí (cung cấp oxi) được sử dụng trong những tình huống nào?
Đáp án:
Với bình dưỡng khí (bình cung cấp oxi), công dụng của nó là rất nhiều và được sử dụngđa dạng trong các tình huống. Ví dụ như trong công tác phòng cháy chữa cháy, do khói bụi hay khu vực cháy không còn oxi mà việc sử dụng là cần thiết và giúp bảo đảm an toàn tính mạng cho mọi người. Ngoài ra, leo núi lên đỉnh cao hay lặn dưới nước cũng là những công việc đòi hỏi phải sử dụng đến bình dưỡng khí do điều kiện môi trường thay đổi. Trong y học, bình dưỡng khí cũng đóng vai trò giúp người bệnh có thể thở tốt hơn.
Bài 9: Tại sao đồ vật bằng sắt để ngoài không khí ẩm sẽ bị gỉ?
Đáp án:
Do xảy ra sự oxi hóa chậm, miếng sắt để lâu ngày sẽ bị gỉ. Ta có thể nhận thấy điều này rõ là khi thấy có màu nâu đỏ của gỉ sắt, ấn nhẹ thì nó vỡ và giòn.
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Bài 10: Kể tên hai hiện tượng xảy ra sự oxi hoá mà em biết trong đời sống hàng ngày.
Đáp án:
Các hiện tượng có liên quan đến sự oxi hóa hay gặp
- Sự tạo thành gỉ sắt: Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng
3Fe + 2O2 → Fe3O4
- Sự cháy của than: Sự oxi hóa nhanh, có tỏa nhiệt kèm phát sáng
C + O2 → CO2
Bài 11: Trong nhà máy luyện thép, người ta thổi khí oxi qua lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao để oxi hoá các nguyên tố cacbon, mangan, silic, photpho, lưu huỳnh, kẽm, đồng có trong gang để luyện thép. Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra.
Đáp án:
Các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình luyện thép của các nhà máy khi thổi oxi vào là:
t0
C+O2 CO2
to
Mn+O2 MnO2
t0
Si+O2SiO2
4P+5O
0
t 2P O
2 2 5
t0
S+O2SO2
t0
2Cu+O2 2CuO
t0
2Zn+O2 2ZnO
Bài 12: Trong phòng thí nghiệm người ta hay dùng đèn cồn để đun nóng các chất. Trong cồn chứa cồn chứa ancol etylic (C2H5OH). Chất này khi cháy sinh ra khí cacbonic (CO2) và nước đồng thời toả nhiều nhiệt.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng khi đốt cháy khí cồn và xác định hóa trị của nguyên tố oxi trong phương trình hoá học.
C2H5OH + O2
b) Làm thế nào để tắt đèn cồn đang cháy? Giải thích?
Đáp án:
Phương trình phản ứng khi đốt cháy cồn trong phòng thí nghiệm là
to
C2H5OH+3O22CO2+3H2O
Để dập tắt đèn cồn đang cháy cần đậy nắp đèn cồn vì như vậy sẽ ngừng cung cấp oxi cho phản ứng cháy và sẽ an toàn hơn. Tuyệt đối không được thổi (như thổi tắt nến) vì sẽ chỉ làm cho sự cháy diễn ra mãnh liệt hơn do trong hơi thở ra cũng vẫn có oxi và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Bài 13:
Khí đốt hóa lỏng, viết tắt là LPG (Liqid Petrolium Gas) hay còn gọi là gas thường được dùng đun nấu trong các hộ gia đình. Thành phần chính của khí gas gồm khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10).
a) Viết phương trình hoá học xảy ra khi đốt cháy khí gas (giả thiết rằng phản ứng chỉ tạo sản phẩm CO2 và H2O?
b) Cho biết khí gas nhẹ hơn hay nặng hơn không khí?
c) Khi có hiện tượng rò rỉ khí gas trong bếp nấu của các gia đình người ta khuyên người dân mở toang các cửa và dùng quạt nan, mảnh bìa các tông để quạt tản khí ra ngoài mà không nên bật quạt điện. Giải thích tại sao làm như vậy?
Đáp án:
Các phương trình đốt cháy xảy ra lần lượt là:
to
C3H8+5O23CO2+4H2O
to
2C4H10 +13O28CO2+10H2O
Cả hai khí gas này đều nặng hơn không khí. Do ta có:
M =44(g/mol) d = 44 >1
C3H8
C3H8 /kk 29
M =58(g/mol) d = 58 >1
C4H10
C4H10 /kk 29
Mỗi kilogam gas hóa lỏng tương đương với 25 lít khí gas. Nếu như chỉ cần 1 kilogam gas rò rỉ ra ngoài kết hợp với không khí cũng có thể tạo ra một khối khí nổ rất lớn.
Vì khí gas nặng hơn so với không khí, khi bị rò rỉ ra ngoài sẽ lắng đọng và lơ lửng dưới sàn nhà, các nơi hóc hiểm chứ không bay ra ngoài.
Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò rỉ gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động. Nhanh chóng khóa van bình gas. Mở toang các cửa và dùng quạt nan, mảnh bìa các tông để quạt tản khí ra ngoài. Nếu có quạt điện đang chạy thì vẫn để nguyên.
Bài 14: Trong các hiện tượng thực tế sau, hiện tượng nào xảy ra sự cháy ?
a) Ngọn lửa khí gas có màu xanh nhạt.
b) Đồ vật bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
c) Thắp sáng nến mỗi khi mất điện.
Đáp án:
Các hiện tượng xảy ra sự cháy là:
- Ngọn lửa khí gas có màu xanh nhạt
- Thắp sáng nến mỗi khi mất điện.
Nguyên nhân nhận biết được là do các hiện tượng trên đều có tỏa nhiệt và phát sáng.
Hiện tượng trong phương án b) là sự oxi hóa chậm – không phải là sự cháy.
Bài 15: Có một chảo dầu bắt lửa trong một khu bếp không có bình chữa cháy. Theo em người đầu bếp cần làm gì để dập tắt ngọn lửa? Giải thích cách làm đó.
Đáp án:
Lấy một chiếc vung kim loại đậy nắp chảo lại, do khi thiếu oxy đám cháy sẽ tắt. Lưu ý không sử dụng vung bằng kính, sức nóng sẽ làm vỡ vung.
Bài 16: Năm 1772, Josseph Prestley làm thí nghiệm như sau: đặt chậu cây vào trong một chuông thuỷ tinh và để con chuột vào trong một chiếc chuông khác. Sau một thời gian, ông nhận thấy cây và chuột đều chết. Nhưng nếu để chung chuột và cây trong cùng một chiếc chuông thì chúng đều sống. Hãy giải thích hiện tượng này.
Đáp án:
- Ở thí nghiệm thứ nhất, do cây luôn được chiếu sáng luôn xảy ra quá trình quang hợp, tạo ra dinh dưỡng cho cây và sản sinh ra O2. Tuy nhiên, sau một thời gian chiếu sáng và hiện tượng quang hợp liên tục diễn ra, cây sẽ chết do không còn CO2 để thực hiện tiếp quá trình quang hợp.
- Ở thí nghiệm 2, quá trình hô hấp diễn ra ngược lại. Quá trình này tiêu tốn oxi và tạo ra CO2; sau một thời gian con chuột cũng sẽ chết vì không còn O2 để duy trì sự sống.
- Thí nghiệm 3 là thí nghiệm chứng minh được hai quá trình quang hợp và hô hấp là luôn gắn liền và khó tách riêng được. Cây xanh liên tục quang hợp tạo ra O2, giúp con chuột duy trì sự sống. Đổi lại, con chuột tiêu thu lượng O2 đó để duy trì sự sống thông qua quá trình hô hấp, tạo ra CO2 để cây sử dụng. Vòng tuần hoàn liên tục này giúp cả 2 có thể sống sót được trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Bài 17: Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy, thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?
Đáp án:
Đổi 0,5m3 = 500l
Trong suốt 1 ngày đêm, lượng không khí mà người đó hít vào là:
500 x 24 = 12000 (l)
a) Do cơ thể chỉ giữ lại 1/3, vậy lượng không khí mà cơ thể cần là
12000 : 3 = 4000 (l)
b) Do trong không khí, oxi chỉ chiếm 21%, vậy lượng oxi mà cơ thể người đó cần là
4000 x 21% = 4000 x 0.21 = 840 (l)
Bài 18: Bạn Nam muốn điều chế hai lọ khí oxi từ kali pemanganat, mỗi lọ có dung tích 250 ml. Biết rằng 1 mol khí chiếm thể tích 24 lít ở điều kiện phòng và sự hao hụt trong quá trình thu khí là không đáng kể và phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn.
a) Bạn Nam cần lấy khối lượng KMnO4 tối thiểu là bao nhiêu để thu được lượng oxi trên?
b) Tính lượng cacbon có thể phản ứng hết với oxi có trong lọ thu được
ở trên.
Đáp án:
a) Đổi 250ml = 0,25l
Ở điều kiện thường, 1mol O2 có thể tích tương đương với 24 l, vậy số mol O2 cần điều chế là: (ứng với 2 lọ)
0,25 x 2 : 24 = 0,2084 (mol)
Phương trình hóa học xảy ra:
2KMnO4toK2MnO4+MnO2+O2