Thực Trạng Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Huyện Điện Biên, Tỉnh

2.1.2. Tổ chức khảo sát

Luận văn tiến hành tổ chức khảo sát về công tác tổ chức nâng cao, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên.

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học và hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.1.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát

Khảo sát năng lực của giáo viên tiểu học và hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên và Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường tiểu học gồm 35 cán bộ quản lý và Giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện là 320 đồng chí

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và tổ chức khảo sát

Luận văn tiến hành phương pháp khảo sát chủ yếu thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên tiểu học, những người trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy.

Luận văn tổ chức khảo sát trên 35 cán bộ quản lý cấp phòng, cấp trường và 320 giáo viên tiểu học của các trường tiểu học trên địa bàn huyện nhằm đưa ra kết quả khách quan nhất.

Ngoài ra tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học, trường PTDTBTTH

2.2. Thực trạng về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình bồi dưỡng đã triển khai

Khảo sát trên 320 giáo viên tiểu học thuộc địa bàn huyện Điện Biên thông qua sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục 1, tác giả luận văn thu được những thông tin ghi ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đã tham gia



TT


Nội dung

Tổng số

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phát triển chương trình nhà

trường tiểu học

320

0

0

320

100.0

0

0,0%

2

Quản lý hoạt động tự quản của

học sinh

320

320

100

0

0.0

0

0,0%

3

Chuyển đổi môn học sang hoạt

động giáo dục

320


0

320

100.0



4

Tổ chức dạy học tích hợp theo

chủ đề liên môn, nội môn

320

146

45.6

174

54.4

0

0,0%

5

Tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh.

320

124

38,7

196

61,3

0

0,0%

6

Các phương pháp, biện pháp

dạy học hiện đại

320

320

100

0

0.0

0

0,0%


7

Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học

sinh tiểu học.


320


61


19.1


259


80.9


0


0,0%

8

Dạy học các môn học theo

định hướng năng lực

320

0

0

320

100

0

0,0%

9

Nghiên cứu sư phạm ứng dụng

320

64

20

256

80.0

0

0,0%

10

Quản lý trường tiểu học theo

mô hình trường học VNEN

320

320

100

0

0.0

0

0,0%

11

Dạy học phân hóa vi mô ở

trường tiểu học

320

0

0

320

100.0

0

0,0%

12

Đánh giá kết quả học tập theo tiếp

cận năng lực

320

320

100



0

0,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 7

Căn cứ kết quả thống kê trên, tôi nhận thấy có một số nội dung về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đã được giáo viên các nhà trường quan tâm tìm hiểu và học tập như các nội dung sau:

Phương pháp dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam, các phương pháp dạy học, biện pháp dạy học hiện đại. Trao đổi về những nội dung trên các thầy cô công tác tại Phòng Giáo dục tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên và các đồng chí là Lãnh đạo, chuyên viên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đều khẳng định và cho rằng 100% giáo viên các nhà trường trên địa bàn huyện Điện Biên đều được tập huấn bồi dưỡng về phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam và các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực.

Dạy học phân hóa vi mô ở trường tiểu học có 100% giáo viên đã biết nhưng chưa được tập huấn.

Các nội dung dạy học các môn học theo định hướng năng lực; Chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục có 100% ý kiến giáo viên đánh giá nhận xét đã biết nhưng chưa được tập huấn bồi dưỡng mặc dù đây là hai nội dung cơ bản cần triển khai trong chương trình giáo dục tiểu học mới. Khi trao đổi với cán bộ phụ trách chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tác giả được biết nguyên nhân do chương trình môn học chưa được triển khai nên Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa triển khai tập huấn.

Phát triển chương trình nhà trường, Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn 100% trả lời có biết nhưng chưa được tham gia.

Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh có trên 38% trả lời đã tham gia còn lại đã biết nhưng chưa tham gia, trao đổi với chúng tôi, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết do huyện Điện Biên là huyện nghèo, tỉ lệ học sinh người dân tộc chiếm trên 80%, đường xá đi lại khó khăn, phương tiện giao thông chưa phát triển do vậy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các nhà trường cần có lộ trình, chỉ các trường vùng thuận lợi mới thực hiện được nội dung trên. Như vậy ngay vấn đề nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về hoạt động trải nghiệm cũng chưa hoàn toàn đúng bởi hoạt động trải nghiệm của học sinh không chỉ tổ chức ở ngoài khuôn viên nhà trường mà còn được tổ chức ngay trong khuôn viên nhà trường và trên địa bàn nơi trường

đóng, thậm chỉ có những hoạt động được tiến hành ngay trong lớp học.

Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học có trên 19% giáo viên trả lời đã thực hiện và trên 80% trả lời đã biết nhưng chưa tham gia với lí do trẻ em người dân tộc rất nhạy cảm và có tính tự ái dân tộc rất cao, giáo viên chỉ cần nói to các em đã sợ và có khi còn nghỉ học không đi học nữa. Điều này lại khẳng định giáo viên chưa có nhận thức đúng về phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh vì bản chất của kỷ luật tích cực là giúp người học tự kỷ luật, học thông qua sai lầm để hoàn thiện nhân cách.

Nghiên cứu sư phạm ứng dụng là hoạt động thường niên của giáo viên các nhà trường, tuy nhiên đây là lại là vấn đề rất khó với các nhà trường của huyện Điện Biên, cơ bản đội ngũ giáo viên các nhà trường là học hoàn chỉnh và trong đó số giáo viên là người dân tộc có trường chiếm tới trên 60%, việc nghiên cứu sự phạm ứng dụng đối với các nhà trường là vấn đề nan giải vì vậy giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu hành động để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực có 100% giáo viên các nhà trường đã được bồi dưỡng, tập huấn nên có thể hiểu và biết về nội dung này. Tuy nhiên khi trao đổi với một số giáo viên tại các nhà trường cho rằng việc nhận xét, học sinh theo Thông tư 22/2016 rất khó, bởi giáo viên phải thường xuyên ghi nhớ năng lực, học tập, phẩm chất của từng học sinh, theo dõi tiến bộ của học sinh rồi kết hợp học sinh đánh giá học sinh bởi biên chế lớp học quá đông học sinh, giáo viên phải dạy nhiều môn nên không còn quỹ thời gian để nhận xét, đánh giá, gia đình đánh giá học sinh (cha mẹ là người dân tộc, kiến thức còn hạn chế, mải làm ăn, rồi ở xa trường xa lớp, việc theo dõi con em học tập thế nào dường như giao phó cho toàn bộ thầy cô ở trường, rồi đánh giá bằng nhận xét, dùng từ ngữ thế nào để đánh giá nhận xét học sinh nhận thấy mà có sự tiến bộ...).

Nhận xét: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã tích cực vào hợp tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy cho giáo viên tiểu học các nhà trường tiểu học, PTDTBTTH trong toàn huyện đáp ứng chương trình giáo

dục phổ thông mới, tuy nhiên còn nhiều nội dung chưa được triển khai tập huấn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong khi đó có nguyên nhân do chương trình giáo dục môn học chưa được thông qua.

2.2.2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã thực hiện

Để làm rõ hơn về thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 2 để đánh giá về thực trạng hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

Bảng 2.2: Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đã triển khai‌


TT


Nội dung


Tổng số

Triển khai thường

xuyên

Chưa triển khai TX

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Bồi dưỡng trực tiếp tại chỗ

320

175

54.7

145

45.3

0

0,0

2

Bồi dưỡng trực tuyến

320

0

0

0

0.0

320

100

3

Bồi dưỡng trực tiếp theo

hình thức tập trung

320

320

100

0

0.0

0

0,0


4

Kết hợp giữa bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng

trực tuyến


320


0


0


152


47.5


168.0


53,8

5

Bồi dưỡng từ xa qua mạng

320

0

0


0.0

320

0,0

6

Tự bồi dưỡng

320

320

100

0

0.0

0

0,0

7

Các hình thức khác

320


0


0.0




Từ kết quả thống kê trên cho thấy có 2 hình thức tổ chức bồi dưỡng được Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường tiểu học triển khai thường xuyên đó là:

Bồi dưỡng trực tiếp theo hình thức tập trung có 100% ý kiến đánh giá.

Tự bồi dưỡng có 100% ý kiến đánh giá. Tìm hiểu thông qua Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên các nhà trường tác giả thu được nguồn thông tin nhận xét: Hằng năm giáo viên tiểu học phải thực hiện tự bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đồng thời được Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên do các báo cáo viên tập huấn hoặc do giáo viên cốt cán tập huấn. Trao đổi với giáo viên tiểu học của một số trường, tác giả luận văn nhận thấy hình thức này chưa thực sự hiệu quả bởi việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa được tiến hành bài bản, cơ chế giám sát hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên chưa thực sự được thiết lập hiệu quả.

Hình thức bồi dưỡng từ xa qua mạng là hình thức chưa được triển khai có 100% ý kiến giáo viên đánh giá là chưa thực hiện.

Hai hình thức bồi dưỡng trực tuyến và kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến với bồi dưỡng trực tiếp là hai hình thức chưa được tiến hành thường xuyên với 47% ý kiến giáo viên đánh giá chưa thực hiện thường xuyên và 53% ý kiến đánh giá chưa thực hiện.

Bồi dưỡng trực tiếp tại chỗ theo hình thức cầm tay chỉ việc có tính thiết thực đối với giáo viên chưa được triển khai theo hình thức phổ biến, mới chỉ có trên 54% ý kiến đánh giá là đã thực hiện thường xuyên.

Đánh giá chung: Các hình thức bồi dưỡng trực tiếp tập trung và tự bồi dưỡng đã được triển khai thường xuyên, bên cạnh đó các hình thức khác như bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tiếp, kết hợp giữa bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên và còn nhiều trường chưa thực hiện.

2.2.3. Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1 và câu hỏi số 1 phụ lục 2 để khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học so với yêu cầu chương trình giáo dục mới, tác giả luận văn thu được kết quả ghi ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học



Năng lực của giáo viên tiểu học

Đối tượng khảo

sát

Các mức độ thể hiện


X


Thứ bậc


1


2


3


4


5

1. Phát triển chương trình nhà

trường tiểu học

GV

128

90

63

24

15

2.16

6

CBQL

12

10

8

3

2

2.22

4

2. Quản lý hoạt động tự quản của

học sinh

GV

121

93

59

27

20

2.01

7

CBQL

14

12

6

2

1

1.91

6

3. Chuyển đổi môn học sang hoạt

động giáo dục

GV

115

99

74

30

2

1.92

9

CBQL

14

13

5

2

1

1.91

6

4. Tổ chức dạy học tích hợp theo

chủ đề liên môn, nội môn

GV

129

84

65

30

13

2.16

6

CBQL

15

10

5

3

2

2.22

4

5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh.

GV

123

92

68

27

10

2.32

4

CBQL

12

12

6

3

2

2.33

3

6. Các phương pháp, biện pháp

dạy học hiện đại

GV

67

64

83

61

45

3.07

2

CBQL

5

7

9

8

6

3.13

1

7. Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học

sinh tiểu học.

GV

11

8

9

5

2

1.89

7

CBQL

95

75

63

56

31

2.0

8

8. Dạy học các môn học theo

định hướng năng lực

GV

96

81

68

44

31

2.16

6

CBQL

11

9

7

5

3

2.22

4

9. Quản lý trường tiểu học theo

mô hình trường học VNEN

GV

93

83

75

41

28

2.01

5

CBQL

13

11

7

3

1

1.91

6

10. Nghiên cứu sư phạm ứng dụng

GV

95

75

63

56

31

2.0

8

CBQL

11

8

9

5

2

1.89

7

11. Dạy học phân hóa vi mô ở

trường tiểu học

GV

97

85

74

43

21

2.23

5

CBQL

9

8

7

7

5

2.22

4

12. Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực

GV

46

57

98

73

46

3.17

1

CBQL

5

6

9

9

6

3.13

1

Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy theo tự đánh giá của giáo viên và đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục thì năng lực của giáo viên tiểu học về cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có một số năng lực đạt kết

quả tương đối tốt đó là các năng lực sau:

Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực đạt 3.17 theo đánh giá của giáo viên và 3.13 theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, xếp thứ 1.

Các phương pháp, biện pháp dạy học hiện đại đạt 3.07 theo đánh giá của giáo viên và 3.13 theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, xếp thứ 1.

Năng lực giáo viên còn đang hạn chế nhất là các năng lực sau:

- Nghiên cứu sư phạm ứng dụng

- Chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục;

- Quản lý hoạt động tự quản của học sinh.

- Dạy học các môn học theo định hướng năng lực

- Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn

- Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học, giáo dục học sinh

Qua trao đổi với một số giáo viên tác giả luận văn nhận thấy, giáo viên đã từng được trao đổi, thảo luận hoặc tập huấn về các năng lực trên, tuy nhiên chưa được mang tính hệ thống và chưa thu hút được 100% giáo viên tham gia tập huấn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi đó các năng lực trên được là những năng lực cần có của giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới. Đặc biệt là năng lực chuyển đổi một số nội dung của môn học thành các chủ đề hoạt động giáo dục coi trọng sự trải nghiệm của người học, giáo viên chưa thực sự hiểu về bản chất và cách làm. Hay năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực, giáo viên chưa nắm vững những năng lực nào là năng lực chung và năng lực nào là năng lực đặc thù của môn học cần hình thành cho học sinh và quy trình, cách thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực gồm các bước nào?. Đối với phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học, giáo dục học sinh, khi phỏng vấn, nhiều giáo viên còn đồng nhất giữa kỷ luật tích cực với trách phát học sinh, chưa hiểu bản chất của kỷ luật tích cực là giáo viên vận dụng phối hợp các biện pháp kỹ thuật tích cực để giúp học sinh tự giác nhận ra sai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023