tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học
Nội dung bồi dưỡng đã triển khai | SL | % | |
1 | Phát triển chương trình nhà trường tiểu học | 170/355 | 47,8 |
2 | Quản lý hoạt động tự quản của học sinh | 110/355 | 30,9 |
3 | Chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục | 75/355 | 21,1 |
4 | Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn | 83/355 | 23,3 |
5 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. | 86/355 | 24,2 |
6 | Các phương pháp, biện pháp dạy học hiện đại | 355/355 | 100 |
7 | Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học. | 176/355 | 49,5 |
8 | Dạy học các môn học theo định hướng năng lực | 74/355 | 20,8 |
9 | Nghiên cứu sư phạm ứng dụng | 96/355 | 27,0 |
10 | Quản lý trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN | 92/355 | 25,9 |
11 | Dạy học phân hóa vi mô ở trường tiểu học | 168/355 | 47,3 |
12 | Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực | 355/355 | 100 |
13 | Ngoại ngữ | 173/355 | 48,7 |
14 | Tin học | 355/355 | 100 |
15 | Các nội dung khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Các Nguồn Lực Thực Hiện Kế Hoạch Bồi Dưỡng
- Thực Trạng Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Huyện Điện Biên, Tỉnh
- Thực Trạng Về Nhu Cầu Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Huyện Điện
- Nâng Cao Nhận Thức Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Về Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Mới Và Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Năng Lực Dạy Học Của
- Xây Dựng Nội Dung, Chương Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Mới
- Huy Động Nguồn Lực Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Mới Ở Huyện
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Từ kết quả thống kê cho thấy nội dung chương trình bồi dưỡng đã được phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo triển khai tốt ở một số nội dung sau đây:
- Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá theo tiếp cận năng lực có 100% ý kiến giáo viên khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới giáo viên tiểu học và nội dung này đang triển khai thực tế ở trường tiểu học. Nguyên nhân nội dung trên được Bộ Giáo dục triển khai theo Thông tư 30 và Thông tư 22.
- Các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại có 100% ý kiến giáo viên khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới giáo viên tiểu học. Nguyên
nhân Phòng Giáo dục triển khai đại trà các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học hiện đại theo mô hình trường học mới Việt Nam.
- Tin học có 100% ý kiến giáo viên khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới giáo viên tiểu học. Qua tìm hiểu thực tế có rất nhiều giáo viên đã đạt chuẩn tin học văn phòng.
Còn lại các nội dung sau đây chưa được tập huấn tới tất cả giáo viên:
- Phát triển chương trình giáo dục nhà trường
- Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn
- Chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Quản lý hoạt động tư quản của học sinh
- Đối chiếu những kết quả nêu trên với những con số thống kê trên đối tượng cán bộ quản lý chúng tôi nhận thấy kết quả khảo sát có sự tương đồng giữa hai nguồn thông tin.
Nhận xét chung: Về cơ bản công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới đã được Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Điện Biên quan tâm chỉ đạo, nhiều nội dung đã được chỉ đạo triển khai, tuy nhiên còn nhiều nội dung đã được triển khai tuy nhiên chưa đồng bộ, còn nhiều giáo viên chưa được tiếp cận nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học để thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới một cách hiệu quả.
Vì vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên cần có triển khai tập huấn các nội dung trên tới giáo viên tiểu học của các trường trên địa bàn , nhằm chuẩn bị tốt cho đổi mới chương trình giáo dục tiểu học năm 2020..
2.3.3.3. Chỉ đạo lựa chọn báo cáo viên,biên soạn tài liệu và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng
Tìm hiểu qua cán bộ quản lý của một số trường tiểu học cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã chủ động thực hiện lựa chọn các chuyên gia đến từ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu giáo dục có kinh nghiệm chuyên môn và có kiến thức sư phạm tốt để tiến hành thực hiện, triển khai các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, tuy nhiên có một số chuyên gia là báo cáo viên được xây dựng tại chỗ lấy từ giáo viên cốt cán của các trường chưa phát huy được hết vai trò giáo viên cốt cán do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do tâm lý quen biết, do e ngại với đồng nghiệp nên một số những yêu cầu trong tập huấn chưa được quan tâm.
Nghiên cứu sản phẩm phục vụ bồi dưỡng cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn chủ động về vấn đề tài liệu bồi dưỡng và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng.
i. Chỉ đạo biên soạn tài liệu để thực hiện chương trình bồi dưỡng theo định kỳ hằng năm
- Trao đổi với trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, tác giả được biết nguồn tài liệu phòng chỉ đạo lựa chọn được dựa trên các nguồn sau đây:
- Tài liệu đã cung cấp của các dự án
- Tài liệu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu biên soạn lại của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo các chương trình quy định.
- Trên cơ sở các tài liệu đã được biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo lựa chon các nội dung cần thiết phù hợp để biên soạn lại tài liệu cho giáo viên phù hợp vời trình độ đáp ứng yêu cầu của mục tiêu, nội dung chương trình tập huấn giáo viên.
Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Điện Biên chưa chủ động mời các chuyên gia đầu ngành hoặc giảng viên các trường Đại học Sư phạm viết tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo đơn đặt hàng của phòng, dựa trên nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
ii. Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu phục vụ bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức từ xa (qua mạng Internet).
- Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động quản lý bồi dưỡng, tác giả luận văn nhận thấy phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai công văn hướng dẫn chỉ đạo chuẩn bị các nguồn tài liệu tập huấn qua mạng theo các chương trình, nội dung và tài liệu sau:
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của các đề tài dự án.
- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 tại Website: http://taphuan.moet.gov.vn. của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3.3.4. Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng
Bảng 2.8: Chỉ đạo lựa chọn hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học
Hình thức tổ chức | Mức độ sử dụng | |||
TX | Chưa TX | Chưa sử dụng | ||
1 | Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. | 100% | 0,0 | 0,0 |
2 | Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo. | 0,0 | 100% | 0,0 |
3 | Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường | 0,0 | 100% | 0,0 |
4 | Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp). | 0,0 | 100% | 0,0 |
5 | Qua mô hình trường học kết nối | 0,0 | 0,0 | 100% |
6 | Các hình thức khác |
Qua kết quả khảo sát về các hình thức tổ chức bồi dưỡng được thống kê nêu trên, tác giả luận văn có nhận xét sau đây:
Các hình thức bồi dưỡng chưa được đa dạng hóa thường xuyên. Hình thức được sử dụng thường xuyên nhất vẫn là hình thức tổ chức theo các lớp tập huấn giáp mặt giữa giảng viên với học viên.
Các hình thức khác chưa được tiến hành thường xuyên, đặc biệt hình thức tập huấn qua mô hình trường học kết nối chưa được triển khai thực hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có hai nguyên nhân cơ bản đó là cơ sở vật chất và năng lực của giáo viên tiểu học.
2.3.3.5. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
Nghiên cứu hồ sơ quản lý hoạt động bồi dưỡng về văn bản chỉ đạo, tác giả luận văn nhận thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
- Chỉ đạo kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kịp thời nắm bắt được kết quả bồi dưỡng thưỡng xuyên điều chỉnh kế hoạch nội dung chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.
- Chỉ đạo hiệu trưởng đánh giá kết quả bồi dưỡng của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ khối thông qua các báo cáo chuyên đề dựa trên cơ sở: (thang điểm 10)
- Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng. (05 điểm)
- Vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. (05 điểm)
Đánh giá chung công tác chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại huyện Điện Biên như sau: Nội dung chỉ đạo khảo sát thực tiễn để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, nội dung chương trình bồi dưỡng triển khai chưa được phổ quát tới tất cả giáo viên những nội dung có tính chất định hướng cho đổi mới giáo dục, công tác nhân sự về báo cáo viên còn tồn tại cần khắc phục, các hình thức bồi
dưỡng chưa được đa dạng hóa, mô hình trường học kết nối trong tổ chức tập huấn chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên chưa được phát huy.
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Tiến hành khảo sát trên giáo viên kết hợp với nghiên cứu sản phẩm của hoạt động bồi dưỡng cho thấy: Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch…(gọi chung là bài kiểm tra). (Thang điểm 10)
Điểm trung bình = (Điểm nội dung bồi dưỡng 1 + Điểm nội dung bồi dưỡng 2 + Điểm trung bình của các mô đun trong nội dung bồi dưỡng 3):3
Kết quả xếp loại như sau:
Loại Yếu: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 4 đến dưới 5 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào trên 5 điểm.
Loại Trung bình: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm.
Loại Khá: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm.
Loại Giỏi: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 9 đến dưới 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
Tuy nhiên hoạt động trên chưa được tiến hành thường xuyên, chuẩn mực theo quy tắc tính điểm vì vậy chưa tạo động lực cho giáo tự bồi dưỡng.
Về công tác kiểm tra, giám sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với toàn bộ hoạt động bồi dưỡng được khảo sát từ giáo viên cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã được quan tâm tương đối thường xuyên (100% ý kiến của giáo viên đánh giá về vấn đề này), tuy nhiên chưa có những biện pháp mạnh để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
2.3.5. Những khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên
- Trình độ của giáo viên không đồng đều, dẫn đến nhận thức về công tác bồi dưỡng chưa đầy đủ
- Năng lực của một số giáo viên còn hạn chế khi tiếp cận các chương trình, nội dung phương pháp mới còn chậm.
- Lựa chọn đội ngũ cốt cán giúp phòng làm báo cáo viên còn gặp khó khăn, việc tiếp thu chương trình bồi dưỡng còn lúng túng việc truyền đạt lại kiến thức ở một số báo cáo viên chưa đạt yêu cầu về kỹ năng truyền đạt thông tin.
- Một bộ phận cán bộ giáo viên ngại, chậm đổi mới ảnh hướng đến chất lượng bồi dưỡng.
Năng lực tổ chức bồi dưỡng của cán bộ quản lý cấp phòng chưa tốt còn hạn chế ở khâu khảo sát đánh giá năng lực dạy học của giáo viên và nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới, huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học và khâu kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
- Nguồn tài chính phục vụ bồi dưỡng còn thiếu, chưa tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng phát triển.
- Chưa có đủ các chế tài vận dụng để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng hằng năm như kinh phí, tài liệu, phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu.....
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
Trong những năm gần đây triển khai thực hiện Nghị quyết 29 TW, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Biện Biên đã triển khai tập huấn nhiều nội dung nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học do đó giáo viên đã đạt được một số năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tuy nhiên nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học ở huyện Điện Biên về chương trình giáo dục tiểu học mới và những năng lực cần có của giáo viên về cơ bản là đúng nhưng chưa đầy đủ. Còn nhiều nội dung đã tiến hành bồi dưỡng nhưng chưa đồng bộ, chưa được giáo viên tiếp cận, hoặc đã tiếp cận nhưng chưa sâu,
chưa biết cách thực hiện, do đó vẫn phải tăng cường bồi dưỡng thêm đó là năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực; phát triển chương trình nhà trường; chuyển đổi nội dung môn học sang hoạt động giáo dục; năng lực dạy học tích hợp liên môn, nội môn; phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học, giáo dục học sinh; năng lực đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh vv….
Trong các năng lực nêu trên có nhiều năng lực cần thiết cho giáo viên thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa tiểu học sau 2020, giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên chưa nắm vững nội dung mới đó là các kiến thức, kĩ năng về phát triển chương trình nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm, dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, và chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục vv…Vì vậy cần có hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên để giúp giáo viên đáp ứng năng lực đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa tiểu học sau năm 2020.
Công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng đã được tiến hành thường xuyên tuy nhiên chưa bao quát hết được những nội dung cần triển khai của tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học, kế hoạch bồi dưỡng chưa được dựa trên kết quả đánh giá năng lực dạy học của giáo viên, chưa khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên.
Đánh giá chung về cơ bản công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo của đã được quan tâm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung công tác cần tăng cường đó là: Tổ chức hướng dẫn tự bồi dưỡng của giáo viên, tổ chức bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn tại trường, xây dựng lực lượng báo cáo viên, hướng dẫn giáo viên về nội dung bồi dưỡng một cách cụ thể, chi tiết, tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; việc huy động nguồn lực để triển khai bồi dưỡng chưa tốt, việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng chưa mang tính chủ động và dựa vào nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
Công tác chỉ đạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Biện Biên đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý cấp trường để xác định nhu cầu bồi dưỡng, việc