đảm cho sự phát triển về chất lượng cũng như số lượng. Đội ngũ này sẽ là những nhân tố mới, với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để có thể phục vụ tốt trong các lĩnh vực. Có lẽ đây là một nội dung hết sức ý nghĩa và thiết thực. Với sân khấu kịch Thành phố, nếu chủ trương này đạt được những hiệu quả như mong đợi thì nó sẽ góp phần đáng kể cho hoạt động sáng tạo cũng như biểu diễn. Một đô thị lớn, dân số gần 10 triệu thì nguồn nhân lực để đáp ứng đủ cho các nhu cầu vật chất và tinh thần luôn là một bài toán khó được đặt ra. Với nghệ thuật thành phố nói chung hay sân khấu kịch nói riêng, đây cũng là một nội dung cần cần được quan tâm và triển khai sao cho hiệu quả, hợp lý nhất.
3.1.2. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế hoạt động văn hóa nghệ thuật
Thiết chế văn hóa (Cultural institutions) là thuật ngữ dùng để chỉ “các cơ quan, đơn vị hoạt động văn hóa do nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của công chúng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương” [145]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thiết chế văn hóa là “chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa” [145]. Như vậy, thiết chế văn hóa “không chỉ đơn thuần là những công trình vật chất cụ thể mà bao hàm trong đó là hệ thống cơ chế, chính sách vận hành; đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý, tổ chức; nguồn lực tài chính và các chủ thể hoạt động” [143]. Thiết chế văn hóa “thiên về những thực hành, sáng tạo và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, giai tầng trong cộng đồng dân cư” [143]. Việc sáng tạo, quảng bá, trình diễn và hưởng thụ các giá trị văn hóa sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán nếu không có các thiết chế văn hóa.
Đối với sân khấu kịch thì các thiết chế văn hóa chính là hệ thống các nhà
hát/sân khấu kịch nơi các tác phẩm kịch nói được tổ chức biểu diễn do nhà nước hoặc tư nhân lập ra trong khuôn khổ pháp luật và quy định của cục biểu diễn nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của công chúng. Các thiết chế văn hóa này không chỉ đơn giản là các công trình vật chất cụ thể như các sân khấu kịch hay nhà hát mà còn bao hàm trong đó cơ chế giám sát, quản lý và vận hành tổ chức.
Thực tế cho thấy, tính đến năm 2013, TP.HCM có tổng số 14 sân khấu kịch nói, trong số đó có 13 sân khấu hoạt động theo mô hình xã hội hóa, các sân khấu này đều duy trì lịch diễn đều đặn hàng tuần. Về địa điểm, khoảng 14 địa điểm đang phục vụ biểu diễn nghệ thuật đang hoạt động trên địa bàn. Trong số này, chỉ có 5 nhà hát có thể đáp ứng được yêu cầu của hoạt động biểu diễn là Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Quân đội, Nhà hát Thành phố và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Số còn lại đều là tận dụng hội trường lớn của các trung tâm văn hóa ở các quận để làm thành sân khấu biểu diễn. Ngoài những sân khấu đang hoạt động cố định, thị trường còn có sự góp sức của hàng chục nhóm kịch, diễn viên kịch tự do.
Đối với rạp hát, sân khấu kịch, ca nhạc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có phần xuống cấp, chưa ổn định dẫn đến sự quan tâm, đầu tư, quảng bá nội dung hoạt động chưa phong phú, tiện nghi cũ kỹ. Các nhà hát, địa điểm biểu diễn còn thiếu về quỹ đất cũng như kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của biểu diễn nghệ thuật. Nhiều năm nay, những người làm trong nghề này luôn phải “ôm” nhiều nỗi lo như từ tác phẩm, kịch bản, đội ngũ làm nghề, kinh phí hoạt động đến vấn đề điểm diễn. Một sàn diễn tốt đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơ bản của sân khấu sẽ luôn tạo được hiệu ứng, sự tương tác phù hợp, góp phần kích thích tư duy sáng tạo của người làm nghệ thuật. Có một thực tế được nhiều chuyên gia chỉ ra đó là, tồn tại của hệ thống thiết chế văn hóa tại TP.HCM hiện nay là việc xây dựng mới các thiết chế văn hóa chưa tương xứng với hoạt động của thành phố lớn
như TP.HCM, chưa bắt kịp sự phát triển chung của các khu đô thị, khu dân cư mới, nguồn nhân lực ngành văn hóa hạn chế cả về lượng lẫn chất. Sự xuống cấp trầm trọng về cơ sở vật chất của các sân khấu kịch nói, các đoàn kịch nói chưa có nhà hát/sân khấu riêng ổn định đang là một trong những vấn đề nan giải ở TP.HCM. Nhà hát kịch thành phố có rạp Công Nhân để diễn, còn lại các đơn vị nghệ thuật đều chưa có nhà hát riêng ổn định. Không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn, TP.HCM còn là trung tâm hội nhập, phát triển, giao lưu văn hóa hết sức năng động. Khi chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chính TP.HCM là đơn vị đi đầu sáng tạo nhiều mô hình hoạt động xã hội hóa đầy sức sống. Thế nhưng, lâu nay các sân khấu xã hội hóa vẫn phải tự đi tìm kiếm mặt bằng và đa phần phải đi thuê lại mặt bằng để diễn. Có được một sân khấu, điểm diễn nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu tổ chức biểu diễn nghệ thuật luôn là niềm khát khao của các sân khấu kịch nói xã hội hóa. Do phải thuê lại mặt bằng giá cao, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng không thể bỏ vốn lớn để đầu tư nâng cấp khiến các sân khấu xã hội hóa mất dần khán giả. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ nằm ở lầu 3, địa chỉ số 5B Võ Văn Tần (Quận 3), là mô hình sân khấu xã hội hóa điển hình hoạt động tiêu biểu của Thành phố trong suốt 22 năm qua. Thế nhưng, sân khấu này đang phải “kêu cứu” khi cơ sở vật chất đã cũ kỹ, ghế ngồi bằng sắt hoen rỉ, khán phòng nhỏ và nóng, phòng biểu diễn trên tận tầng 6, không cầu thang máy. Các nghệ sỹ ở đây rất sợ trời mưa vì 5B là sân khấu cận cảnh, phòng biểu diễn lại lợp mái tôn nên có thể nghe rõ tiếng mưa, ảnh hưởng đến diễn xuất của nghệ sỹ và sự thưởng thức của khán giả. Do không có kinh phí, những người quản lý Nhà hát này chỉ có thể sửa chữa, chắp vá tạm thời để sân khấu tiếp tục “sáng đèn”. Tương tự, nhiều năm qua, sân khấu kịch Phú Nhuận tại Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận của nghệ sỹ ưu tú Hồng Vân cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trong một đợt mưa lớn, sân khấu này đã bị dột và ngập nước nên có thời gian phải ngưng hoạt động 2 tháng để sửa
chữa nhiều hạng mục. Bên cạnh đó, vì là thuê địa điểm biểu diễn tại Nhà Văn hóa quận Phú Nhuận, nhưng “người ta đuổi lúc nào phải đi lúc đó”, vì nơi đây còn phải phục vụ các nhiệm vụ xã hội khác. Xây dựng nhà hát riêng thì không thể, bởi lấy đâu ra kinh phí. Cũng chính vì phải thuê địa điểm nên không thể sửa chữa sân khấu, hạn chế khả năng sáng tạo của nghệ sỹ, nhất là với những vở diễn lớn, v.v… Sân khấu kịch Sài Gòn đóng cửa từ Tết Nguyên đán 2020 đến nay do điểm diễn tại Rạp Đại Đồng (Quận 3) đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, mái dột nhiều nơi từ sàn diễn đến bên dưới khán phòng, ghế ngồi cũng hư hỏng nhiều. Hiện, đơn vị quản lý rạp đã lấy lại điểm diễn để lên kế hoạch tu bổ. Ngay cả Nhà hát kịch TP.HCM là đơn vị có nhiều lợi thế cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trong khi các sân khấu xã hội hóa phải lo toan thuê mướn mặt bằng để hoạt động, thì Nhà hát kịch TP.HCM sở hữu một sân khấu ngay khu vực trung tâm. Tuy vậy, kịch mục của nhà hát rất ít ỏi, số suất diễn cũng rất ít.
Ở các đơn vị xã hội hóa và cả các đơn vị công lập, khi nói về cơ sở vật chất dành cho sân khấu kịch nói, đối với họ đây luôn là vấn đề trăn trở, nhức nhối nhiều năm nay. Phần lớn các địa điểm để biểu diễn kịch đều có cơ sở vật chất xuống cấp, không đủ bảo đảm để tổ chức suất diễn. Bên cạnh đó, các đơn vị sân khấu thời gian qua phải “ăn nhờ ở đậu” thuê mướn mặt bằng bấp bênh tại các trung tâm văn hóa, vì vậy họ không dám đầu tư vở diễn cho đàng hoàng, công phu. Đồng quan điểm, nghệ sỹ Mỹ Uyên, Giám đốc sân khấu kịch 5B, chia sẻ: Vấn đề về cơ sở vật chất luôn là nỗi khó khăn, niềm trăn trở của các “bầu” sân khấu xã hội hóa. Trước đó, nghệ sỹ Cát Tường và nhóm kịch Buffalo đã trải qua nhiều giai đoạn gian nan tìm sân khấu để diễn, suốt ba năm trời đi thuê rạp với số tiền lớn trong khi số tiền bán vé cho mỗi suất diễn lại rất ít ỏi. Nhóm đã thuê Nhà hát Bến Thành, Rạp Công nhân, gần đây nhất là Nhà hát Quân đội, mỗi đêm phải trả từ 40-50 triệu đồng tiền thuê rạp; trong khi giá vé chỉ “dám” để ở
mức 200.000 đồng/vé, dù cho bán được 3/4 số ghế trong rạp cũng chưa đủ để trả tiền thuê điểm diễn. Cũng theo nữ nghệ sỹ Cát Tường, dù những địa điểm thuê có chính sách hỗ trợ, ủng hộ, giúp đỡ nhóm nhưng chỉ trong một chừng mực nhất định bởi hợp đồng thuê sân khấu biểu diễn thường không thể ký dài hạn và định kỳ, do chi phí vượt tầm của những nhóm xã hội hóa.
Nhìn vào mặt bằng sân khấu cho thuê làm điểm diễn, tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại Thành phố hiện nay gần như không có sàn diễn nào đẹp, đạt chuẩn, có vị thế tốt, nằm ở khu vực trung tâm có thể đáp ứng cho hoạt động tổ chức biểu diễn. Việc không có điểm diễn, các ý tưởng nghệ thuật, những mong muốn biểu diễn sẽ không thể phát huy, nghệ sĩ không có nhiều cơ hội rèn nghề, v.v... Từ đây, các tác phẩm sân khấu nghệ thuật sẽ không có cơ hội đến với công chúng. Nhiều sân khấu biến mất hoặc chỉ hoạt động cầm chừng hoặc có những biến tướng không còn mang tính chất sân khấu kịch. Kịch Rubik của vợ chồng Đại Ngọc Trâm và Hoàng Mèo sau một thời gian ra mắt đã âm thầm đóng cửa. Điểm diễn kịch ở Super Bowl của nghệ sĩ Hồng Vân sau bao khó khăn, lỗ lã, cuối cùng phải trả mặt bằng. Sân khấu kịch của nghệ sĩ Minh Nhí và sân khấu của nghệ sĩ Quốc Thảo chỉ tồn tại được một số ít suất diễn với vài vở diễn. Những sân khấu còn hoạt động thường xuyên thì sụt giảm khán giả, suất diễn hay rơi vào lỗ lã. Là sân khấu kịch đông khán giả nhất hiện nay, song nghệ sĩ Ngọc Hùng - quản lý Kịch Thế Giới Trẻ cho biết sân khấu này bị giảm 20% lượt khán giả so với năm 2018. Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Kịch IDÉCAF cho biết mỗi tháng anh đã phải bỏ tiền túi bù tiền rạp cho đơn vị cho thuê vì không diễn đủ số suất cam kết sẽ thuê rạp hằng tháng với đơn vị này. Và với mỗi suất diễn tại sân khấu này, lượng khán giả cũng giảm xuống. Không chỉ vậy, việc đóng cửa, “tắt đèn” sàn diễn kéo dài sẽ khiến lượng người xem của các sân khấu kịch dần giảm xuống. Theo dòng chảy của thời gian, loại hình sân khấu kịch nói cứ thế mai một, “èo uột” dần.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của thành phố còn thiếu sự đồng bộ. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, đặc biệt phục vụ học thực hành không đáp ứng được nhu cầu. Các địa điểm biểu diễn hầu hết không đạt những tiêu chuẩn về sân khấu, hệ thống âm thanh, ánh sáng,
v.v. Bên cạnh vấn đề cơ sở vật chất xuống cấp, tình trạng thiếu sân khấu phù hợp để biểu diễn từng loại hình còn phổ biến, điều kiện tập luyện tạm bợ, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu cũng là nỗi niềm của nhiều nghệ sĩ và các đơn vị biểu diễn nghệ thuật TP.HCM hiện nay.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sân khấu như hiện nay. Nguyên nhân đầu tiên là sự dậm chân tại chỗ trong quá trình làm nên những tác phẩm. Các thành phần sáng tạo ít có sự bứt phá về hình thức thể hiện, từ kịch bản, đạo diễn, hoạ sỹ đến nghệ sỹ biểu diễn. Trong nghệ thuật biểu diễn thì việc đầu tiên là phải làm cho người xem thoả mãn với yếu tố nhìn, nghe, sau đó muốn chuyển tải nội dung gì thì mới chuyển tải. Vậy mà bấy lâu nay trang trí sân khấu chưa thực sự có những đột phá; thiết kế sân khấu ít chú ý tới tạo ý mà chỉ tạo không gian đơn thuần; chưa áp dụng được nhiều khoa học công nghệ hiện đại mà đa phần là những hình thức bục bệ đủ các loại hình hài được sơn phủ đã quá nhàm chán với người xem. Ánh sáng, âm thanh thì khá lạc hậu và thiếu thốn, không đáp ứng đúng yêu cầu của ê kíp sáng tạo. Chúng ta lại chưa có đạo diễn ánh sáng, âm thanh được đào tạo bài bản. Hiện nay ở tất cả các đơn vị nghệ thuật mới chỉ có người điều khiển ánh sáng và âm thanh được chuyển từ công việc khác sang đảm nhận, thực hiện thụ động theo yêu cầu của đạo diễn.
Hiện tại các sân khấu kịch, nhất là các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa đang điêu đứng vì các điểm diễn ngày càng bị thu hẹp. Điển hình như sân khấu Hoàng Thái Thanh, trước đây thường xuyên biểu diễn tại Nhà Thiếu nhi thành phố ở quận 3, nhưng hiện nay phải chuyển về Nhà Thiếu nhi quận 10 tuy có khang trang hơn, nhưng không thuộc khu vực trung tâm. Hay Trung tâm Văn hóa quận
10 cũng thu hồi để sửa chữa và Sân khấu Nụ Cười Mới phải di chuyển về Nhà văn hóa sinh viên hơi xa lạ với không khí của sân khấu kịch. Ngay chính Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ 5B (cái nôi của sân khấu kịch thành phố) với dự án Trung tâm nghệ thuật 5B cũng phải tạm dừng để chờ quy hoạch lại, v.v… Sân khấu tư nhân với số vốn không nhiều lại phải đi thuê địa điểm biểu diễn, chính vì vậy họ không dám có đầu tư quy mô lớn vào vở diễn. Vì vậy, để sân khấu có thể duy trì được hoạt động, vấn đề mấu chốt cần giải quyết đó là các sân khấu kịch có thêm các địa điểm biểu diễn. Nghệ sỹ Ái Như cho biết trước đây tại các quận nội thành đều có các rạp hát tư nhân, nhờ đó các đoàn kịch có nơi để hoạt động và biểu diễn ổn định. Sau giải phóng các rạp tư nhân này không còn hoạt động nữa, chính vì vậy các đoàn sân khấu kịch phải “chạy ngược chạy xuôi” để tìm địa điểm biểu diễn.
Bảng 3.1. Thống kê các rạp / Nhà hát/ Trung tâm Văn hóa là sân khấu biểu diễn kịch ở thành phố Hồ Chí Minh
Tên rạp hát | Địa chỉ | Quy mô (số chỗ) | Đơn vị biểu diễn | Đơn vị biểu diễn thuê / sở hữu | Quá trình hoạt động | |
1 | Nhà hát TP HCM | đường Đồng Khởi, Q.1 | Hơn 470 ghế | Không cố định | -Đv thuê làm địa điểm biểu diễn: Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP HCM (HBSO) | -Hoạt động từ năm 1898 |
2 | Rạp Công nhân | số 30 Trần Hưng Đạo, Quận 1 | 1.200 ghế | Nhà hát Kịch TP. HCM | Hoạt động từ thập niên 1940 (Sau năm 1975, rạp Nguyễn Văn |
Có thể bạn quan tâm!
- Sân Khấu Kịch Với Hình Thức Thể Hiện Phong Phú, Sáng Tạo
- Lý Do Khán Giả Ở Thành Phố Thích Đi Xem Kịch Nói (Tỷ Lệ %)
- Sân Khấu Kịch Nói Và Vai Trò Phản Ánh Cũng Như Kiến Tạo Đời Sống Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thống Kê Các Quán Café Có Biểu Diễn Mô Hình Kịch Café Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Sân Khấu Kịch Nói Nhìn Từ Các Chủ Thể Hoạt Động Sáng Tạo, Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Quan Tâm Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Các Tổ Chức Hoạt Động Nghệ Thuật
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Hảo đổi tên thành Công Nhân. Thập niên 1990, rạp Công Nhân được cải tạo, trở thành trụ sở của Nhà hát kịch TP.HCM) | ||||||
3 | Rạp Hưng Đạo | đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo, cạnh trụ sở của công ty Nguyễn Thành Niệm | 1.100 ghế | -Sở hữu: Nguyễn Thành Niệm | -Hoạt động từ năm 1960 -Ngừng hoạt động 25/9/2010 (Ngày nay là Trung tâm Nghệ thuật cải lương Hưng Đạo) | |
4 | Sân khấu Trống Đồng | 12b Cách Mạng Tháng 8,P.Bến Thành, Q.1 | hơn 4.000 ghế | -Sở hữu: Thạc sĩ Đạo diễn Phương Sóc -Đv cho thuê: Công ty Công Viên cây xanh TPHCM | Hoạt động từ 7/10/1989 | |
5 | Nhà Hát Kịch Sân Khấu Nhỏ 5B | 5B Võ Văn Tần | hơn 200 ghế | Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ | -Sở hữu: UBND TP.Hồ Chí Minh | Hoạt động từ 07/07/1997 |
6 | Viện trao đổi văn | 28 Lê Thánh Tôn, Bến | 330 ghế | SK kịch | -Đơn vị sở hữu: | Hoạt động 09/1997 |