Tổ Chức Các Nguồn Lực Thực Hiện Kế Hoạch Bồi Dưỡng

viên tham gia bồi dưỡng.

Kế hoạch chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng và các phương tiện hỗ trợ bồi dưỡng như mạng internet, máy tính, các phương tiện nghe nhìn, giấy A0, bút dạ chuẩn bị cho các buổi thảo luận.

Kế hoạch mới giảng viên tham gia bồi dưỡng, cán bộ quản lý chỉ đạo bồi dưỡng.

Kế hoạch đánh giá kết quả bồi dưỡng: Mục tiêu đánh giá, nội dung và tiêu chí đánh giá, công cụ đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá, thời gian dự kiến đánh giá, hình thức tổ chức thực hiện đánh giá.

- Các điều kiện đảm bảo phục vụ cho công tác bồi dưỡng…

1.4.2. Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu về chương trình phổ thông mới năm 2020 do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban, Phó trưởng ban là các Phó trưởng phòng, thành viên là chuyên viên, cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn, nắm chắc về nội dung chương trình và sách giáo khoa mới, tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu bồi dưỡng giáo viên đề ra.

Lãnh đạo phụ trách cấp học, cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Thực hiện bố trí công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên hiệu quả, xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung.

Công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao năng lực, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho đội ngũ giáo viên tại các nhà trường. Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng sẵn có của giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nhà quản lý giáo dục cấp Phòng cần chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đạt hiệu quả cao như: nhân lực, vật lực, tài lực. Bên cạnh đó cần xây dựng chiến lược, hoạch định cho

công tác bồi dưỡng chuyên môn nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đạt hiệu quả bằng lựa chọn đội ngũ cốt cán nhằm chuyển tải những nội dung chuyên môn, phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Đội ngũ cốt cán đảm bảo các điều kiện:

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 6

Có năng lực, nắm vững kiến thức chuyên môn chương trình giáo dục tiểu học hiện hành và sau năm 2020

Có uy tín, có kĩ năng sư phạm tốt, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học hiệu quả.

Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động bồi dưỡng và có những điều chỉnh khi cần thiết.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng nhằm tạo động lực cho giáo viên.

Tạo môi trường giảng dạy, học tập để giảng viên và học viên thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, dạy học.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên, quyết định hình thức đánh giá, thời gian đánh giá và lực lượng tham gia đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học sau hoạt động bồi dưỡng.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Nhà quản lý giáo dục cấp Sở, Phòng cần xác định những nội dung trọng tâm trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng đúng với tinh thần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mà Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo. Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học từ đó xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng và chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng đúng theo tinh thần về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chỉ đạo các đầu mối tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học có sự gắn kết chặt chẽ với nhau hoàn thành đúng tiến độ công tác bồi dưỡng.

Chỉ đạo nâng cao năng lực cho giảng viên, giáo viên cốt cán tham gia bồi

dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên: Tập huấn bồi dưỡng giáo viên cốt cán để giúp họ có đủ năng lực hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực, dạy học tích hợp và tổ chức hoạt động trải nghiệm, chuyển đổi nội dung một số môn học sang hoạt động giáo dục vv…

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo định hướng kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến với bồi dưỡng trực tiếp.

Chỉ đạo xây dựng hình thức tổ chức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng bồi dưỡng.

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên với tinh thần học hỏi, cầu tiến để đạt được mức chuẩn năng lực lực thực hiện chương trình dạy học mới.

Chỉ đạo huy động các nguồn lực: Nhân lực, vật lực, tài lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đặc điểm trình độ của giáo viên tiểu học. Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên và người học về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đối với giáo viên.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng

Căn cứ Kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo bồi dưỡng nhà quản lý giáo dục chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh kết quả bồi dưỡng, đây là khâu then chốt trong quản lý chỉ đạo (Kế - Tổ - Đạo - Kiểm) mà nhà quản lý cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng. Đánh giá chính xác, khách quan các kết quả bồi dưỡng.

Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Các nội dung kiểm tra bao gồm:

Các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng nhu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới là: Nhân lực, vật lực, tài lực.

Nội dung, chương trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy

Công tác tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học: Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học.

Thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động kế tiếp.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý chuyên môn trực tiếp các nhà trường Tiểu học thuộc huyện vì vậy cán bộ chuyên môn các cấp học phải có năng lực lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định nhu cầu bồi dưỡng thực tế của giáo viên, xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, lựa chọn giảng viên tham gia bồi dưỡng, huy động các nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế điều hành hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, giám sát chặt chẽ các hoạt động bồi dưỡng quán triệt mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới.

Cán bộ quản lý các trường tiểu học, trường PTDTBTTH là người có vai trò chỉ đạo trực tiếp đến các hoạt động giảng dạy, học tập, tiếp thu kiến thức bồi dưỡng của giáo viên, do vậy người cán bộ quản lý phải nắm chắc năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên, tổ chức, sắp xếp các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo đúng tinh thần chỉ đạo của cơ quan cấp trên, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên nhà trường học tập bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới.

Giảng viên tác động trực tiếp đến kết quả bồi dưỡng năng lực dạy cho giáo viên tiểu học, cho nên nhà quản lý cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu mỗi giảng viên phải nắm vững được mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp năng lực nhận thức của giáo viên các nhà trường.

Học viên tham gia bồi dưỡng là những giáo viên tiểu học tại các nhà trường được trưng tập về thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cần có nhận thức đúng đắn về mục tiêu bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng, tự giác tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học đồng thời tiếp nhận kiến thức kĩ năng mới về chuyên môn theo từng môn học, kiến thức, kỹ năng giáo dục, dạy học.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học phải đảm tính chính xác đúng theo tinh thần chỉ đạo đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.5.2. Những yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đó là nơi đặt địa điểm bồi dưỡng, cơ sở vật chất, môi trường, thời gian, tài chính...

Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới cần được tổ chức vào thời điểm phù hợp và địa điểm thuận lợi tạo điều kiện cho giáo viên tham gia với tâm lý thoải mái gây hứng thú trong quá trình bồi dưỡng.

Tài liệu phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học cần được chuẩn bị chu đáo, biên soạn theo hướng phát huy vai trò người học, tự nghiên cứu, thảo luận, trình bày, chia sẻ; văn phong dễ hiểu, dễ nhớ, hình ảnh sáng tạo, gây chú ý cho học viên bồi dưỡng.

Phương tiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng cần được chuẩn bị đầy đủ, thuận lợi để giảng viên và học viên có thể tiến hành các hoạt động bồi dưỡng.

Cơ sở vật chất lớp học bồi dưỡng đầy đủ, môi trường bồi dưỡng trong lành tạo thuận lợi cho hoạt động tiếp thu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Có chính sách hỗ trợ tài chính kịp thời để giáo viên an tâm bồi dưỡng năng lực dạy học.

Kết luận chương 1

Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục tại các nhà trường. Nhà giáo không chỉ đơn thuần là người chia sẻ kiến thức và kỹ năng mà còn là người góp phần nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ cho nên mỗi nhà giáo phải là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, có hình thức dạy học đa dạng hiệu quả thu hút được sự chú ý của học sinh, khơi nguồn cho học sinh những đam mê, sáng tạo trong học tập và suy nghĩ. Đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực và tích hợp sâu ở tiểu học đặt ra yêu cầu mới đối với năng lực dạy học của giáo viên tiểu học , vì vậy giáo viên tiểu học cần được bồi dưỡng năng lực dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để triển khai có hiệu quả chương trình dạy học tiểu học mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản triển khai tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng đã xác định. Để thực hiện được mục tiêu đó Phòng Giáo dục và Đào tạo phải tiến hành đồng bộ bốn chức năng cơ bản trong tổ chức bồi dưỡng là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng đã đạt được. Quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan (Năng lực quản lý, năng lực báo cáo viên, ý thực tự bồi dưỡng của giáo viên …) và yếu tố khách quan (Tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ bồi dưỡng, môi trường bồi dưỡng vv…). Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo cần phải nắm vững các yếu tố trên để triển khai hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC‌

Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

2.1. Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Thực trạng về tình hình giáo dục tiểu học của huyện Điện Biên

Huyện Điện Biên là huyện biên giới, nằm ở phía Tây- Nam tỉnh Điện Biên. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 163.926 ha; 465 thôn bản, dân số trên 116 nghìn người gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%; dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác), có 25 đơn vị hành chính xã (12 xã biên giới), có đường biên giới giáp nước bạn Lào dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đời sống nhân dân các dân tộc được nâng lên, sự nghiệp giáo dục của tỉnh ngày vững chắc. Quy mô trường lớp, học sinh tăng, đội ngũ cán bộ, giáo viên được bổ sung về số lượng và đảm bảo về chất lượng, giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày được hoàn thiện, các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo, Phổ cập giáo dục- xóa mù chữ đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Huyện có 37 trường tiểu học (02 trường THCS có lớp tiểu học), với 501 lớp 11072 học sinh. Tỉ lệ học sinh/lớp đạt 22,1 em.

Có 10 trường PTDTBT với 125 lớp 2508 học sinh; số học sinh ở nội trú tại trường 1402 em; 3688 học sinh tiểu học được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86.

Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi học lớp 1 đạt 2360/2363 tỉ lệ 99,9%; huy động học sinh từ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 11000/1102 đạt 99,8. 37/37 trường dạy học 2 buổi/ngày. 37/37 trường triển khai dạy học tiếng Việt lớp 1 theo chương trình

công nghệ giáo dục với 103 lớp, 2291 học sinh. Số trường dạy học theo Mô hình trường học mới là 37/37 trường với 1.778 lớp. Thực hiện chương trình tiếng Anh tại 37/37 trường với 267 lớp, 8645 học sinh. Thực hiện chương trình Tin học đối với các lớp 3,4,5 ở 36/37 trường, 223 lớp, 5723 học sinh (học 2 tiết/tuần). Tiếp tục triển khai phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tại 37/37 trường tiểu học; duy trì dạy học tiếng Thái tại 10 trường tiểu học với 34 lớp và 746 học sinh. 37/37 trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày với 495 lớp, 11051 học sinh.

Trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động rà soát, phát hiện, lược bớt những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, tinh giảm các nội dung chưa thực sự phù hợp với học sinh tiểu học. Tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trên địa bàn.Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, đã chỉ đạo các trường tiểu học chủ động phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, sử dụng hiệu quả phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Các nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua các hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, lồng ghép vào các nội dung giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh.

Tính đến tháng 5 năm 2018, huyện Điện Biên 35/37 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (94,6%), Huyện Điện Biên là huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu với UBND huyện đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ phục vụ cho việc dạy học.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí