Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Nội Địa Của Công Ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong


trạng chung của các doanh nghiệp khác là đua nhau tăng chiết khấu, giảm giá bán để giành giật thị phần và giữ vững thị phần.

Mặc dù khoảng cách chiết khấu giữa Nhựa Tiền Phong và các đối thủ còm khá xa, nên các nhà phân phối vẫn mong muốn được tăng thêm chiết khấu để cạnh tranh tốt hơn, việc công ty điều chỉnh giá bán, chính sách kinh doanh có lợi hơn cho nhà phân phối cũng như các giải pháp linh hoạt đã tạo điều kiện cho các nhà phân phối nâng cao năng lực cạnh tranh tham gia dự án và với hệ thống phân phối các đối thủ.

2.3.1. Các thành công

Về cơ cấu hoạt động của công ty: Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Tiền Phong được vận hành tốt, sự phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng nhuần nhuyễn và liên tục, không xảy ra tình trạng không hợp tác, hay tranh giành đố kị nhau vì mục tiêu riêng của từng phòng ban mà hết lòng vì mục tiêu chung của công ty, giúp công ty vượt qua khó khăn nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài .

Về thương hiệu: Thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã đi sâu vào tâm trí khách hàng và ngày càng khẳng định được vị thế vững mạnh trên thị trường.Ngoài Nhựa Bình Minh, Nhựa Hoa Sen thì Nhựa Tiền Phong là top 3 doanh nghiệp ống nhựa hàng đầu Việt Nam.

Về mạng lưới bán hàng: Nhựa Tiền Phong đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước với 03 nhà máy hoạt động ngày đêm tại Hải Phòng, Bình Dương và Nghệ An, 09 trung tâm phân phối, hơn 300 đại lý và gần 16.000 của hàng.

Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, với dây chuyền sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao đảm bảo tích cực về nguồn hàng, đáp ứng được mọi yêu cầu từ khách hàng.


Các giải thưởng đã đạt được: Thương hiệu quốc gia – Vietnam Value; Giải vàng chất lượng quốc gia; Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam.

2.3.2. Các hạn chế và tồn tại

Với đặc thù là sản phẩm nhựa xây dựng, các rủi ro chủ yếu của Nhựa Tiền Phong sẽ đến từ chu kỳ hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản. Tuy vậy, các sản phẩm của Nhựa Tiền Phong cũng lại là một sản phẩm thiết yếu của các hộ gia đình và các doanh nghiệp cấp thoát nước thì nhìn chung rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhựa Tiền Phong tương đối thấp .

Sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 đã gây tác động vô cùng tiêu cực và nặng nề tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy chưa có báo cáo chính thức về ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 của Nhựa Tiền Phong, nhưng dựa trên sự suy giảm chung của ngành xây dựng, có thể thấy lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong có thể bị suy giảm 10 – 20% là điều hoàn toàn có thể xảy ra .

Cuộc chiến dầu mỏ giữa Nga, OPEC và Mỹ đã tạo ra một cuộc giảm giá rất mạnh, làm tác động tiêu cực tới các ngành liên quan trong đó có ngành nhựa.

Do Nhựa Tiền Phong sử dụng tương đối nhiều các khoản vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng rất dễ đối mặt với rủi ro từ biến động tỷ giá.

Việc các đối thủ cạnh tranh hạ giá bán, tăng chiết khấu cho đại lý cũng gây ra áp lực không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Xét về quy mô năng lực thì hiện tại chỉ có Nhựa Bình Minh, Hoa Sen Group và Nhựa Đệ Nhất – doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Công nghiệp nhựa Taying (Đài Loan) và Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Hiệp Hưng (Việt Nam)


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

3.1. Dự báo sự phát triển ngành và Định hướng cho phát triển của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

3.1.1. Dự báo sự phát triển của ngành

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng của ngành nhựa luôn đạt trên 11%/năm, có giai đoạn 12 – 15%. Trong thời gian tới, ngành nhựa được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng cao vì những điều kiện :

Thứ nhất, ngành nhựa là một ngành đặc biệt bởi các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu vào của ngành khác (như dệt may, da dày, điện tử…) vừa có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…). Do đó khi các ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa cũng tăng lên theo .

Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trong 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 6%, các hoạt động sản xuất, xây dựng đều tăng trưởng nhanh, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa nói chung và sản phẩm nhựa xây dựng nói riêng đều tăng trưởng tương ứng .

Thứ ba, Việt Nam ngày càng mở cửa, môi trường đầu tư thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành nhựa, tạo điều kiện cho ngành này phát triển cạnh tranh và hoàn thiện hơn, tăng cơ hội phát triển cho cả thị trường trong nước và quốc tế. Theo xu hướng thì ngành nhựa Việt Nam có thể sẽ phát triển sôi động và cạnh tranh hơn trong thời gian sắp tới.

3.1.2. Dự báo sự phát triển của thị trường nhựa Việt Nam

Nhu cầu các sản phẩm nhựa ở Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng 5 – 7%, ít có đột biến. Các sản phẩm ống nhựa, cửa nhựa được hưởng lợi khi hoạt động xây dựng hạ tầng và dân dụng được đẩy mạnh trong năm 2021, 2025.


Nhóm nhựa bao bì dự báo sẽ được hồi phục và sẽ phục hồi tiếp tục giữ mức tăng trưởng trên 10% theo nhu cầu đối với hàng thực phẩm, đồ uống. Mảng nhựa kỹ thuật sẽ được hưởng lợi từ các ngành công nghiệp phụ trợ, tuy nhiên trong những năm gần sẽ chưa có sự tăng trưởng đáng kể.

Giá nguyên vật liệu đầu vào do nguồn cung khan hiếm, gián đoạn sản xuất do dịch bệnh và cước phí vận tải tăng dự kiến sẽ đẩy giá đầu vào tăng cao, làm giảm biên lợi nhuận tại một số doanh nghiệp nhựa xây dựng.

3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Với mong muốn giữ vững và phát triển Nhựa Tiền Phong là doanh nghiệp sản xuất ống nhựa lớn nhất Việt Nam, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ống nhựa tại khu vực Đông Nam Á. Ban lãnh đạo Nhựa Tiền Phong đã đề ra định hướng chiến lược phát triển bền vững chuẩn hoá về sản phẩm, hệ thống quản lý, nhân sự, chính sách bán hàng và hệ thống phân phối nhằm gia tăng giá trị liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều mục tiêu cụ thể :

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát huy giá trị cốt lõi; Uy tín qua từng hành động – Chất lượng trên từng sản phẩm – Đồng hành và chia sẻ cùng đối tác – Trách nhiệm với cộng đồng.

- Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Nhựa Tiền Phong trong tương lai thông qua các sản phẩm hiện tại và các sản phẩm vật liệu xây dựng mới.

- Đa dạng hoá sản phẩm mang tính ứng dụng cao, đồng thời áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động.

- Xây dựng kênh phân phối hiệu quả, phát triển ra hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Phát triển và áp dụng công nghệ thông tin trong công


tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ hệ thống kênh phân phối nhằm tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh, cung ứng kịp thời sản phẩm đến khách hàng.

- Nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chặt chẽ rủi ro tài chính, đảm bảo các chỉ tiêu tài chính đạt ở mức an toàn, bảo toàn và phát triển vốn của các nhà đầu tư.

- Mang lại công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, người lao động của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguyên nhiên liệu trong sản xuất.

- Tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường quốc tế.

- Xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện đối với cộng đồng, trở thành một doanh nghiệp gần gũi với đời sống cộng đồng và giữ vững Nhựa Tiền Phong là thương hiệu của người Việt.

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, gắn lợi ích của cộng đồng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; hướng tới nằm trong nhóm doanh nghiệp dẫn đầu về công tác bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và phát triển cộng đồng .

3.2. Đề xuất hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

3.2.1. Đề xuất phân tích tình thế môi trường chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Qua phân tích thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cho thấy, công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược và có những định hướng và triển khai chiến lược khá cụ thể. Tuy nhiên, công ty lại chưa sử dụng công cụ để phân tích các bước triển khai chiến lược. Thị trường luôn biến động và thay


đổi không ngừng, và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có những điểm mạnh và điểm yếu bên trong, cũng như những cơ hội và thách thức từ bên ngoài mà công ty phải đối mặt.

Tôi xin phân tích cụ thể hơn các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức qua ma trận TOWS để phát triển các điểm sáng của chiến lược, giúp Công ty Nhựa Tiền Phong có thể lựa chọn ra được những điểm mấu chốt trong chiến lược thâm nhập thị trường.

Bảng: Sơ đồ ma trận TOWS của Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong



TOWS

CƠ HỘI (O)

THÁCH THỨC (T)

1. Được hưởng ưu đãi

về thuế từ nhà nước

1. Nguy cơ từ các sản

phẩm thay thế

2. Có nhiều tiềm năng phát triển do dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn, các sản phẩm được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội.

2. Đại dịch Covid dẫn đến sự suy giảm hoạt động kinh doanh

3. Chi phí nhân công rẻ, dồi dào.

3. 80% nguyên liệu nhựa đều phải nhập khẩu nên phụ thuộc

nước ngoài nhiều

4. Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ cao do chính sách quản lý môi

trường chưa chặt chẽ

4. Đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong - 10



5. Kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng ổn định

5. Xu hướng hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa thân thiện với môi

trường

ĐIỂM MẠNH (S)

PHỐI HỢP SO

PHỐI HỢP ST

1. Năng lực sản xuất tốt

=> O (1, 2,4, 5) + S (1,

3, 5, 6) Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa bằng chính sách giá thấp

=> S (1, 2, 3, 4, 5) + T

(1, 2, 4, 5) Chiến lược thâm nhập nội địa bằng chính sách tăng cường các sản phẩm khác biệt hoá, thân thiện môi trường

2. Công nghệ sản xuất tiên tiến. Đi đầu trong việc sản xuất các sản phẩm quốc tế với chất

lượng được khẳng định

3. Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Có 60% thị phần miền Bắc, và 30% thị phần cả

nước

4. Lao động có trình độ,

tay nghề

5. Thương hiệu lâu đời

6. Giá niêm yết không có sự chênh lệch quá

lớn với đối thủ

ĐIỂM YẾU (W)

PHỐI HỢP WO

PHỐI HỢP WT

1. Chi phí vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất

lớn

=> W (1, 2, 3, 4) + O

(1, 3, 4, 5) chiến lược thâm nhập thị trường

=> W (2, 3, 5) + T (1,

2, 3, 4) chiến lược thâm nhập thị trường nội địa


2. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào còn cao,

chưa kiểm soát tốt

nội địa bằng cách mở rộng liên kết theo chiều dọc, hoàn thiện quy trình sản xuất và phân phối khép kín.

bằng việc hoàn thiện liên kết theo chiều dọc

3. Hoạt động marketing được chú trọng chưa

đúng mức

4. Rủi ro biến động giá

nguyên liệu đầu vào và tỷ giá

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, tác động sâu rộng tới tất cả các bước của quá trình quản trị chiến lược. Do vậy, chiến lược có được thực thi đúng hướng, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu các điều kiện môi trường xung quanh mà môi trường đang tham gia. Ma trận TOWS là công cụ hữu hiệu giúp phân tích tình thế chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Từ bảng phân tích bên trên có thể đưa ra các sự lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường như sau:

- Chiến lược SO là chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Khi kết hợp O (1, 2,4, 5) + S (1, 3, 5, 6) Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nên lựa chọn thâm nhập thị trường nội địa bằng chính sách giá thấp. Bằng việc sử dụng chiến lược này, Nhựa Tiền Phong sẽ phát huy được những điểm mạnh sẵn có và tận dụng các cơ hội sẵn có để phát huy chiến lược một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất và phân phối hoàn chỉnh cũng giúp Nhựa Tiền Phong tạo ra lợi thế lớn với những dòng sản phẩm vượt trội chất lượng cao và thân thiện với môi trường .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023