Bồi Dưỡng Và Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thực Hành

19


sinh và những người khác) xung quanh mình để giải quyết vấn đề của học tập và cuộc sống.

1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật

Do tính đặc thù của dạy nghề nên đối với GVDN ngoài năng lực sư phạm chung cho mọi giáo viên còn phải có năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Tích hợp hai năng lực này tạo ra một năng lực đặc trưng của GVDN. Đó là năng lực SPKT.

Năng lực SPKT thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc trưng cho GVDN. Năng lực SPKT là tổ hợp của nhiều năng lực, trong đó năng lực chuyên môn nghề nghiệp và năng lực sư phạm đóng vai trò chính. Hai năng lực này hòa quyện, bổ trợ lẫn nhau, không tách rời nhau trong một thể thống nhất là năng lực SPKT [37].

Cấu trúc của năng lực SPKT: Căn cứ hoạt động thực tế của quá trình dạy nghề và chức năng, nhiệm vụ của GVDN, cấu trúc năng lực SPKT (hình 1.1) bao gồm: NLDH trong dạy nghề, năng lực giáo dục nghề nghiệp, năng lực tổ chức các hoạt động dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp. Mỗi năng lực được chia làm nhiều nhóm hoặc nhiều năng lực thành phần. Cụ thể là:

- NLDH trong dạy nghề:

+ Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề.

+ Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề.

+ Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập.

- Năng lực giáo dục nghề nghiệp:

+ Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục.

+ Năng lực cảm hóa, thuyết phục học sinh.

+ Năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh.

+ Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.

- Năng lực tổ chức các hoạt động dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp

+ Năng lực phối hợp hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các học trò với nhau, giữa các giáo viên với giáo viên.

+ Năng lực nắm vững các bước tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.

+ Năng lực phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác) xung quanh mình để giải quyết vấn đề của học tập và cuộc sống.


NĂNG LỰC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


20

NLDH

của GVLT

Năng lực giáo dục nghề nghiệp

1. Năng lực nắm vững tâm lý học sinh

2. Năng lực cảm hóa, giáo dục và thuyết phục học sinh, hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh (phẩm chất chung)

3. Năng lực kết hợp dạy nghề và giáo dục phẩm chất nghề nghiệp (phẩm chất riêng)

....

Năng lực tổ chức hoạt

động dy nghvà GDNN

1. Năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa giáo viên với giáo viên.

2. Năng lực nắm vững các bước tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.

3. Năng lực phối hợp các nguồn lực để giải quyết vấn đề của học tập và cuộc sống.

...

20

Năng lực dạy học trong dạy nghề

1. Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề

2. Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề

3. Nhóm năng lực

đánh giá kết quhc tp





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 4

NLDH của GVTH

1.1. Năng lực xác định mục tiêu bài giảng

1.2. Năng lực nắm vững kiến thức, KN, KX

1.3. Năng lực biên soạn bài giảng

...

NLDH

của GVLT

&TH


2.1. Năng lực thực hành nghề

2.2. Năng lực phối hợp các PP dạy nghề

2.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

2.4. Năng lực giao tiếp

...

3.1. Năng lực sử dụng các PP kiểm tra

3.2. Năng lực phân tích, đánh giá kết quả học tập

...

Hình 1.2. Cấu trúc năng lực sư phạm kỹ thuật

21


1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề

NLDH trong dạy nghề là một thành tố quan trọng trong cấu trúc năng lực SPKT của người GVDN. NLDH trong dạy nghề là những năng lực cần phải có đối với người GVDN để tổ chức, thực hiện quá trình dạy nghề đạt chuẩn trình độ theo yêu cầu nghề nghiệp.

Từ các khái niệm năng lực, năng lực SPKT và cấu trúc năng lực SPKT, NLDH trong dạy nghề có thể hiểu “Là sự tổ hợp một số đặc điểm tâm lý của nhân cách người GVDN nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy nghề để hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động theo mục tiêu đào tạo”.

Cấu trúc của NLDH trong dạy nghề (sau đây gọi tắt là năng lực dạy học - NLDH) bao gồm:

- Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề

Công tác chuẩn bị góp phần quan trọng để thực hiện thành công quá trình dạy nghề. Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề giúp giáo viên có khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chuẩn bị cho việc thực hiện bài giảng đạt kết quả cao nhất.

Nhóm năng lực chuẩn dạy nghề của GVTH được thể hiện trong hình 1.1 - Cấu trúc năng lực SPKT, gồm:

+ Năng lực xác định mục tiêu bài giảng

+ Năng lực nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

+ Năng lực biên soạn bài giảng (giáo án, đề cương bài giảng...).

+ Năng lực lựa chọn phương pháp dạy nghề .

+ Năng lực lựa chọn thiết bị và đồ dùng dạy học.

+ Năng lực dự kiến các tình huống sư phạm phát sinh và phương án xử lý.

Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề là những năng lực cần được trang bị trước hết cho giáo viên để chuẩn bị tổ chức hoạt động dạy học.

- Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề

Quá trình dạy học cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Chính hoạt động giảng dạy trên lớp hoặc trong xưởng thực tập giúp cho học sinh có được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp. Nhóm năng lực thực hiện quá trình dạy nghề giúp GVTH tổ chức và thực hiện thành công hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học, đảm bảo nội dung, đạt được mục tiêu của bài học.

22


Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề đối với GVTH được thể hiện trong hình 1.1 - Cấu trúc năng lực SPKT, gồm:

+ Năng lực thực hành nghề.

+ Năng lực phối hợp các phương pháp dạy nghề.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

+ Năng lực giao tiếp.

+ Năng lực xử lý các tình huống sư phạm.

+ Năng lực sử dụng trang thiết bị dạy nghề.

+ Năng lực tổng hợp và kết luận vấn đề.

- Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập là khâu cuối của quá trình dạy học, kết quả học tập là thước đo hiệu quả dạy và học của thầy và trò. Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập giúp GVTH lựa chọn phương pháp kiểm tra, xác định kết quả công việc dựa trên sự phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn quy định.

Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập đối với GVTH được thể hiện trong hình 1.1 - Cấu trúc năng lực SPKT, gồm:

+ Năng lực sử dụng các phương pháp kiểm tra.

+ Năng lực phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Năng lực xử lý thông tin phản hồi từ học sinh.

1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành

1.2.8.1. Bồi dưỡng

Có một số khái niệm về bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng là quá trình làm cho năng lực hoặc phẩm chất của con người tăng thêm [71].

- Bồi dưỡng là quá trình làm cho đối tượng tốt hơn, giỏi hơn [75].

- Theo quan niệm của UNESCO thì bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp [82].

Từ các khái niệm nêu trên thì bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng nhằm phát triển năng lực

23


và phẩm chất cho đối tượng được bồi dưỡng. Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có một trình độ chuyên môn nhất định. Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động.

1.2.8.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành

GVTH là những người đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp làm nền tảng ban đầu cho hoạt động dạy nghề thì bồi dưỡng là quá trình hoàn thiện, phát triển năng lực của GVTH sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Như vậy, bồi dưỡng NLDH cho GVTH chính là quá trình tác động vào đối tượng (GVTH) để người giáo viên nâng cao NLDH trong giảng dạy.

Việc tổ chức bồi dưỡng cho GVTH gồm các loại hình [54]:

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn hoặc tiêu chuẩn của chức danh đang đảm nhiệm. Nội dung bồi dưỡng gồm: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề; nghiệp vụ sư phạm; ngoại ngữ; tin học.

+ Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên với nội dung bồi dưỡng gồm: Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước; các quy định về dạy nghề; Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy; kỹ năng nghề (bao gồm các việc sử dụng thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề); phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình đào tạo; phương pháp sử dụng phương tiện dạy học mới; ngoại ngữ; tin học.

+ Bồi dưỡng nâng cao với các nội dung: Những vấn đề cần hoàn thiện do yêu cầu công việc và nghề nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành; các tiêu chuẩn quy định của chức danh cao hơn.

Ngoài ra còn loại hình tự bồi dưỡng do các giáo viên chủ động thực hiện.

1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành

1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành

Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH là công cụ quan trọng được sử dụng để khảo sát, điều tra thực trạng năng lực GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc và đánh giá kết quả sau bồi dưỡng của nhóm giáo viên TN.

Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được xây dựng trên các cơ sở sau:

- Cấu trúc NLDH trong dạy nghề.

- Phân tích hoạt động của GVDN với các công việc cụ thể theo phương pháp DACUM (Developing a Curriculum - Phát triển chương trình đào tạo với triết lý:

24


1/ Những người công nhân lành nghề có thể mô tả nghề của họ chính xác hơn bất kỳ ai khác; 2/ Cách hữu hiệu để định nghĩa một nghề là mô tả những công việc mà các công nhân lành nghề của nghề đó thực hiện; 3/ Mọi công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, dụng cụ và thái độ nhất định để có thể thực hiện được).

- Nội dung tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành sử dụng trong hội thi giáo viên giỏi toàn quốc ngành dạy nghề.

1.3.1.1. Cấu trúc NLDH của GVTH

Cấu trúc NLDH của GVTH là cơ sở chủ yếu để xây dựng hay xác lập các tiêu chí đánh giá NLDH cho GVTH (nội dung đã được trình bày tại mục 1.2.6. Năng lực dạy học trong dạy nghề).

1.3.1.2. Các hoạt động của GVDN

Chuẩn bị phương tiện dạy học (6 công việc)


MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA

GVDN

Lên lớp (10 công việc)

Tổ chức thực hành (7 công việc)

Tổ chức thực tập tại nhà máy (11 công việc)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (6 công việc)

Mô hình hoạt động của GVDN bao gồm các hoạt động với các công việc cụ thể theo sơ đồ (hình 1.3) [38], cụ thể là:


Chuẩn bị bài (9 công việc)



Hoạt động khoa học và công nghệ (9 công việc)


Hoạt động chính trị, xã hội (5 công việc)


Hoạt động giáo viên chủ nhiệm (11 công việc)

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (7 công việc)

Hình 1.3. Mô hình hoạt động của GVDN

25


10 hoạt động với 81 công việc của GVDN liệt kê đầy đủ các thao tác, các kỹ năng cần có trong năng lực SPKT của GVDN. Tiêu chí đặc trưng cho NLDH của GVTH được lựa chọn từ việc phân tích nội dung 81 công việc đã được nêu ra (phụ lục 10, tr 156).

1.3.1.3. Tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành

Tiêu chí đánh giá một bài giảng thực hành được xây dựng để đánh giá kết quả thực hiện bài giảng thực hành trong hội thi giáo viên giỏi toàn quốc ngành dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

Tiêu chí đánh giá một bài giảng trên lớp của GVTH gồm 4 phần: Chuẩn bị - Nội dung hướng dẫn - Phương pháp - Thời gian thực hiện. Trong đó đặc biệt chú trọng đến năng lực sư phạm của giáo viên, thể hiện ở điểm đánh giá phần phương pháp chiếm tỷ trọng rất cao: 57,5 điểm/100 điểm (phong thái sư phạm: 20 điểm - phương pháp giảng dạy: 30 điểm - tổ chức hoạt động của lớp học: 7,5 điểm) [58].

Tiêu chí đánh giá và điểm đánh giá như sau:

Bảng 1. 1. Tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành


Nội dung đánh giá

Đim chun

I. Chuẩn bị

12,5

1.1. Đủ hồ sơ giảng dạy theo quy định

2,5

1.2. Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài

2,5

1.3. Giáo án thể hiện hợp lý, đủ các bước công việc của các

2,5

giai đoạn hướng dẫn thực hành


1.4. Đủ đồ dùng, phương tiện dạy học và điều kiện cho hướng

5,0

dẫn thực hành


II. Nội dung hướng dẫn

25,0

2.1. Kiến thức, kỹ năng phù hợp với mục đích, yêu cầu và trình

10

độ của học sinh


2.2. Trình tự (quy trình công nghệ) hợp lý, sát thực tế

10

2.3. Phân tích được các sai hỏng thường gặp và biện pháp

5,0

phòng tránh, khắc phục


26



Nội dung đánh giá

Đim chun

III. Phương pháp

57,5

1. Phong thái sư phạm

20

1.1. Phong thái đĩnh đạc, tự tin

2,5

1.2. Ngôn từ chính xác, diễn đạt rõ ràng, đặt vấn đề, chuyển

10

tiếp vấn đề hợp lý, sinh động, hấp dẫn


1.3. Trình bày bảng khoa học, phối hợp hài hoà giữa giảng dạy

5,0

và ghi chép của học sinh


1.4. Xử lý linh hoạt, hợp lý các tình huống sư phạm

2,5

2. Phương pháp giảng dạy

30

2.1. Giảng nêu bật trọng tâm, đạt ý đồ sư phạm

7,5

2.2. Kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học đã lựa chọn

7,5

2.3. Phát huy được tính tích cực của học sinh

7,5

2.4. Sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học

7,5

3. Tổ chức hoạt động lớp học

7,5

3.1. Thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, bao quát và điều khiển

2,5

được lớp học


3.2. Phối hợp hài hoà giữa hoạt động dạy và hoạt động học

2,5

3.3. Gây được hứng thú học tập cho học sinh

2,5

IV. Thời gian thực hiện

5,0

- Thực hiện đúng giờ

5,0

- Sớm hoặc muộn ≤ 3 phút

2,5

- Sớm hoặc muộn từ  3 phút đến ≤ 5 phút

0,0

Tổng cộng

100

* Quy định về điểm liệt:

- Gây mất an toàn lao động hoặc hỏng sản phẩm.

- Kết thúc bài sớm hoặc muộn hơn 5 phút


0,0 điểm toàn bài



1.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành

Từ các cơ sở trên, NLDH của GVTH được xây dựng gồm 30 tiêu chí với tổng số điểm đánh giá 100 điểm. Tiêu chí đánh giá và điểm thành phần được trình bày tại bảng 1.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022