lầm, coi sai lầm là bài học và tự kỷ luật để hoàn thiện và phát triển nhân cách. Trao đổi với cán bộ quản lý của các trưởng tiểu học huyện Điện Biên cho thấy về năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, nội môn, giáo viên bước đầu đã triển khai tuy nhiên việc tiến hành còn khiên cưỡng, chưa thực sự đúng với bản chất của dạy học tích hợp do đó hiệu quả của giờ học chưa cao. Đối với năng lực nghiên cứu sư phạm ứng dụng, giáo viên tiểu học ở các trường cho biết việc nghiên cứu chưa được tiến hành bài bản, chuyên sâu, mới chỉ mang tính chất báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, nhiều giáo viên thực hiện nhiệm vụ này theo hình thức đối phó để xét thi đua cuối năm do đó chất lượng và kết quả nghiên cứu chưa cao năng lực nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế.
Nhận xét chung: Năng lực dạy học của giáo viên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên một số năng lực cần có để thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới thì giáo viên còn hạn chế, vì vậy cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng các năng lực sau đây cho giáo viên tiểu học: Dạy học tiếp cận năng lực; kỷ luật tích cực trong dạy học, giáo dục; dạy học theo chủ đề liên môn, nội môn; chuyển đổi nội dung môn học sang chủ để giáo dục và hoạt động giáo dục vv...
2.2.4. Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1 và câu hỏi số 1 phụ lục 2 để khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng với yêu cầu chương trình giáo dục mới, tác giả luận văn thu được kết quả ghi ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học
Đối tượng | Các mức độ thể hiện |
X | Thứ bậc | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu, Nội Dung Chương Trình Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Tổ Chức Các Nguồn Lực Thực Hiện Kế Hoạch Bồi Dưỡng
- Thực Trạng Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Huyện Điện Biên, Tỉnh
- Chỉ Đạo Lựa Chọn Báo Cáo Viên,biên Soạn Tài Liệu Và Chuẩn Bị Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Bồi Dưỡng
- Nâng Cao Nhận Thức Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Về Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Mới Và Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Năng Lực Dạy Học Của
- Xây Dựng Nội Dung, Chương Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Mới
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
khảo sát | ||||||||
1. Phát triển chương trình nhà trường tiểu học | GV | 15 | 20 | 65 | 94 | 126 | 3.83 | 7 |
CBQL | 3 | 5 | 6 | 8 | 13 | 3.78 | 10 | |
2. Quản lý hoạt động tự quản của học sinh | GV | 16 | 25 | 75 | 86 | 118 | 3.98 | 4 |
CBQL | 1 | 6 | 8 | 9 | 11 | 4.17 | 1 | |
3. Chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục | GV | 14 | 31 | 73 | 94 | 108 | 4.03 | 2 |
CBQL | 1 | 4 | 9 | 10 | 11 | 4.0 | 6 | |
4. Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn | GV | 15 | 31 | 74 | 84 | 114 | 3.90 | 5 |
CBQL | 2 | 4 | 8 | 9 | 12 | 3.91 | 7 | |
5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. | GV | 15 | 31 | 74 | 84 | 114 | 3.90 | 5 |
CBQL | 1 | 4 | 9 | 10 | 11 | 3.86 | 6 | |
6. Các phương pháp, biện pháp dạy học hiện đại | GV | 74 | 78 | 95 | 46 | 27 | 2.67 | 10 |
CBQL | 11 | 9 | 8 | 5 | 2 | 2.51 | 11 | |
7. Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học. | GV | 17 | 32 | 67 | 95 | 109 | 3.98 | 4 |
CBQL | 3 | 5 | 8 | 8 | 11 | 4.08 | 3 | |
8. Dạy học các môn học theo định hướng năng lực | GV | 18 | 32 | 62 | 93 | 115 | 4.06 | 1 |
CBQL | 0 | 0 | 12 | 11 | 12 | 4.06 | 4 | |
9. Quản lý trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN | GV | 17 | 32 | 67 | 95 | 109 | 3.98 | 4 |
CBQL | 3 | 5 | 8 | 8 | 11 | 4.08 | 3 | |
10. Nghiên cứu sư phạm ứng dụng | GV | 16 | 34 | 64 | 90 | 116 | 4.0 | 3 |
CBQL | 3 | 5 | 8 | 9 | 10 | 4.11 | 2 | |
11. Dạy học phân hóa vi mô ở trường tiểu học | GV | 16 | 34 | 76 | 85 | 109 | 3.84 | 6 |
CBQL | 3 | 6 | 8 | 9 | 9 | 3.78 | 10 | |
12.Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực | GV | 12 | 43 | 76 | 85 | 104 | 3.67 | 9 |
BQL | 2 | 4 | 9 | 9 | 11 | 3.82 | 8 |
Nhìn vào kết quả thống kê nêu trên cho thấy nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên rất cao đều đạt mốc cần thiết và rất cần thiết với các nội dung sau đây:
Dạy học các môn học theo định hướng năng lực Nghiên cứu sư phạm ứng dụng
Chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục Quản lý hoạt động tự quản của học sinh
Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn
Những kết quả trên hoàn toàn phù hợp với tự đánh giá của giáo viên và đánh giá của cán bộ quản lý về những hạn chế năng lực của giáo viên trước yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học mới.
Trao đổi với giáo viên M trường tiểu học số 2 xã Thanh Xương huyện Điện Biên cho thấy, giáo viên có thể đã được hoặc chưa được tập huấn bồi dưỡng các năng lực nêu trên, tuy nhiên việc tập huấn mang nặng tính lý thuyết chưa đi vào những hướng dẫn cụ thể nên giáo viên chưa biết cách triển khai tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.
Đánh giá chung giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên có nhu cầu bồi dưỡng rất cao về những nội dung đáp ứng năng lực để thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới vì vậy Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường tiểu học, trường PTDTBTTH, TH&THCS cần quan tâm đến những nhu cầu trên để lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của giáo viên.
2.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, điều kiện thực tế địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên hằng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè và bồi dưỡng thường xuyên từng năm học cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên các trường thuộc huyện; kế hoạch cần bán sát vào các yêu cầu và mục đích sau:
- Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên với yêu cầu phát triển giáo dục
tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Cập nhật kiến thức về phát triển năng lực quản lý, dạy học và những năng lực khác theo yêu cầu của chương trình giáo dục điều chỉnh và chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho từng năm học đối với giáo viên cấp tiểu học về phát triển giáo dục phù hợp với với nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; duy trì và tiếp tục phát huy kết quả các hoạt động bồi dưỡng đã đạt được trong những năm học qua.
- Nắm được những yêu cầu đổi mới về quản lý giáo dục, về nghiệp vụ quản lý giáo dục, thực hiện các quy chế chuyên môn và công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo từng chương trình thực hiện (Chương trình hiện hành; VNEN, Đánh giá học sinh tiểu học theo TT30; TT22 ), không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Kế hoạch đảm bảo thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình, đối tượng, lực lượng, nhiệm vụ và giải pháp, tổ chức thực hiện kế hoạch đề yêu cầu cơ sở thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng.
Để tìm hiểu sâu hơn về công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, tác giả luận văn tiến hành khảo sát trên cán bộ quản lý và giáo viên và kết quả thu được kết quả ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Đánh giá của GV | Đánh giá của cán bộ PGD, CBQL | Đánh giá chung | |
Đã làm rất tốt | 195/320 60,9% | 21/35 60% | 216/355 60,8% |
Đã làm tốt | 125/320 39,1 | 14/35 40% | 139/355 39,2 |
Bình thường | 0% | 0% | 0% |
Chưa tốt | 0% | 0% | 0% |
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy, công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng đã được tiến hành tốt phần lớn các ý kiến đều được đánh giá là tốt và
rất tốt không có ý kiến nào đánh giá là chưa tốt.
Tuy nhiên tìm hiểu sâu về công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả luận văn đã trao đổi với cán bộ quản lý H của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Điện Biên về cách thức, quy trình lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, tác giả được biết: Phòng Giáo dục
- Đào tạo chưa triển khai đánh giá năng lực dạy học của giáo viên theo hướng tiếp cận thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới; chưa khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên, vì vậy mà công tác lập kế hoạch được đánh giá là rất tốt và tốt tuy nhiên vẫn còn những điểm cần khắc phục và hoàn thiện để kế hoạch thực sự hữu ích cho hoạt động bồi dưỡng. Khi trao đổi với giáo viên A, trường tiểu học Thanh Chăn Huyện Điện Biên về công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, giáo viên cho biết công tác lập kế hoạch bồi dưỡng của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã triển khai tuy nhiên chưa tham khảo nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng, cách thức tổ chức bồi dưỡng.
Tìm hiểu sâu thêm về công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên chúng tôi tìm hiểu về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
2.3.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Phòng Giáo dục và Đào tạo, chủ động trong thực hiện kế hoạch bồi dưỡng dựa trên cơ sở kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo các trường xây dựng kế hoạch tổng hợp đối tượng số lượng cần tham gia bồi dưỡng;
Bảng 2.6. Các biện pháp tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động bồi dưỡng
Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | |||
TX | Chưa TX | Chưa sử dụng | ||
1 | Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV | 35/35 100% | 0,0 | 0,0 |
2 | Thành lập tổ báo cáo viên là các giáo viên cốt cán của ngành, trường. | 35/35 100% | ||
3 | Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo | 35/35 100% | 0,0 | 0,0 |
4 | Hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên | 14/35 40% | 21/35 60% | 0,0 |
5 | Tổ chức, hướng dẫn cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng | 0,0 | 35/35 100% | 0,0 |
6 | Tổ chức thực hiện bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn, tại trường | 0,0 | 35/35 100% | 0,0 |
7 | Tổ chức toạ đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn | 12/35 34,2% | 23/35 65,8% | 0,0 |
8 | Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV | 25/35 71,4% | 10/35 28,6% | 0,0 |
9 | Phối hợp các lực lượng trong tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên | 35/35 100% | 0,0 | 0,0 |
10 | Huy động mọi nguồn lực phục vụ bồi dưỡng. | 35/35 100% | 0,0 | 0,0 |
11 | Tổ chức lấy ý kiến giáo viên về nhu cầu bồi dưỡng | 0,0 | 35/35 100% | 0,0 |
Từ kết quả thống kê của bảng 2.6 cho thấy công tác tổ chức bồi dưỡng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo đã được quan tâm và làm tốt ở một số nội
dung sau đây:
Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên có 100% ý kiến nhận xét đánh giá đã làm thường xuyên.
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo có 100% ý kiến nhận xét đánh giá đã làm thường xuyên.
Phối hợp các lực lượng trong tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên có 100% ý kiến nhận xét đánh giá đã làm thường xuyên.
Huy động mọi nguồn lực phục vụ bồi dưỡng có 100% ý kiến nhận xét đánh giá đã làm thường xuyên.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số nội dung công tác chưa được làm tốt đó là các nội dung sau đây:
Tổ chức, hướng dẫn cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng có 100% ý kiến nhận xét đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Đây là nội dung rất quan trọng nhằm giúp giáo viên có tâm thế định hướng cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng hiệu quả.
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn, tại trường có 100% ý kiến nhận xét đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Đây là hình thức bồi dưỡng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho giáo viên thông qua nhiều hình thức bồi dưỡng ở tổ chuyên môn như: Sinh hoạt theo chuyên đề, nghiên cứu bài học vv...
Tổ chức lấy ý kiến giáo viên về nhu cầu bồi dưỡng có 100% ý kiến nhận xét đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Đây là nội dung cơ bản để xác định nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên.
Tổ chức toạ đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn có 65 % ý kiến nhận xét đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Mặc dù đây là hình thức phát triển nghề nghiệp giáo viên rất hiệu quả, thông qua hình thức này giáo viên có thể học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau để hoàn thiện năng lực.
Hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên; Thành lập tổ báo cáo viên
là các giáo viên cốt cán của ngành, trường có 60% ý kiến nhận xét đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.
Đánh giá chung về cơ bản công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã được quan tâm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung công tác cần tăng cường đó là: Tổ chức hướng dẫn tự bồi dưỡng của giáo viên, tổ chức bồi dưỡng thông qua tổ bộ môn tại trường, xây dựng lực lượng báo cáo viên, hướng dẫn giáo viên về nội dung bồi dưỡng một cách cụ thể chi tiết, tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
2.3.3.1. Thực trạng chỉ đạo về khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên
Tiến hành khảo sát trên 320 giáo viên và kết hợp trao đổi với cán bộ quản lý thông tin thu được cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên chưa tiến hành tổ chức khảo sát đại trà trên giáo viên một cách thường xuyên (100% ý kiến giáo viên đều khẳng định) để xác định nhu cầu bồi dưỡng trong đó việc làm này là việc làm vô cùng cần thiết cho công tác tổ chức bồi dưỡng giáo viên.
Trao đổi với một số cán bộ quản lý của các trường, chúng tôi được chia sẻ thông tin là hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo có tổ chức hội nghị cán bộ quản lý và có tổ chức thăm dò nhu cầu bồi dưỡng giáo viên qua cán bộ quản lý nhà trường, việc làm này là cần thiết những chưa đủ mà cần phải tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng trực tiếp từ giáo viên tiểu học và kết hợp với ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý nhà trường sẽ xác thực hơn.
Từ hiện trạng chưa khảo sát nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên dẫn tới hiện trạng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sẽ có mức độ phù hợp không cao hoặc không phù hợp với một số giáo viên và không đem lại hiệu quả cao cho hoạt động bồi dưỡng đây là điểm nhà quản lý cần lưu tâm.
2.3.3.2. Thực trạng về chỉ đạo chương trình, nội dung bồi dưỡng
Bảng 2.7. Nội dung bồi dưỡng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo