Các Căn Cứ Pháp Lý Và Căn Cứ Khoa Học Của Việc Định Tội Danh

Thứ nhất, định tội danh là hoạt động tiến hành tố tụng được tiến hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền.

Thứ hai, việc định tội danh được tiến hành trên cơ sở áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Quá trình hoạt động định tội danh phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật của luật nội dung là BLHS cũng như các quy phạm pháp luật của luật hình thức là Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ ba, định tội danh là một quá trình nhận thức có tính logic giữa lý luận và thực tiễn. Thể hiện dưới 2 khía cạnh: xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có phù hợp với các dấu hiệu của CTTP cụ thể trong BLHS và đưa ra sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý hình sự đối với hành vi đã thực hiện trong thực tế.

Thứ tư, sau khi đối chiếu sự phù hợp giữa dấu hiệu thực tế của CTTP với dấu hiệu pháp lí của CTTP được mô tả trong BLHS thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận người đó phạm vào tội gì theo điều luật nào của BLHS bằng một quyết định cụ thể.

Từ đó có thể đưa ra khái niệm định tội danh như sau: Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và, được tiến hành bằng cách – trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định [3, tr.33].

Trên cơ sở khái niệm định tội danh nói chung ta có thể đưa ra khái niệm định tội danh đối với tội trốn thuế như sau: Là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, trên cơ sở các chứng

cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự, đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu xảy ra trên thực tế với cấu thành tội trốn thuế được quy định trong BLHS.

2.1.1.2. Các căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh

- Căn cứ pháp lý: Trên bình diện rộng thì căn của việc định tội danh là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp), cũng như hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm [3, tr.38-39]. Các quy định của BLHS là cơ sở pháp lý trực tiếp để xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trên thực tế có phù hợp với các dấu hiệu tương ứng của một tội phạm cụ thể nào đó được quy định trong BLHS hay không; Còn các văn bản pháp luật hình sự khác chỉ là văn bản dưới luật làm nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích các quy định của BLHS để đảm bảo cho việc áp dụng quy định pháp luật được đúng đắn, chính xác và hiệu quả trong thực tiễn. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện là tội phạm, nó đảm bảo cho việc định tội danh được thực hiện đúng trình tự, thủ tục.

Trên bình diện hẹp, thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh chỉ có hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm [3, tr.39].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Đối với tội trốn thuế thì tổng quát theo bình diện rộng thì căn cứ pháp lý cũng gồm hai hệ thống các quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Đối với căn cứ pháp lý của định tội danh tội trốn thuế là hệ thống các quy định pháp luật hình sự là các quy định tại Điều 161 BLHS và một số văn bản

hướng dẫn thi hành như Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện KSND Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán…; Các văn bản pháp luật liên quan đến thuế như Luật quản lý thuế, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Các quy định này là cơ sở pháp lý cho quá trình xác định hành vi trốn thuế được thực hiện trên thực tế có là tội phạm trốn thuế hay không.

Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 7

- Căn cứ khoa học (cơ sở pháp lý) của việc định tội danh là CTTP. CTTP là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiển cho xã hội cụ thể là tội phạm [3, tr.47]. CTTP gồm 04 yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. CTTP là một trong những điều kiện quan trọng để định tội danh chính xác, định tội danh được đặt ra đối với một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi nó có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP nào đó được quy định trong pháp luật hình sự thực định.

Định tội danh đối với tội trốn thuế, ta dựa vào căn cứ khoa học đó là các yếu tố cấu thành tội trốn thuế. Như đã phân tích ở trên, bốn yếu tố cấu thành đối với tội trốn thuế là:

Khách thể: Khách thể bị tội phạm trốn thuế xâm phạm đến là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước và đối tượng tác động của tội phạm là số tiền thuế phải nộp.

Chủ thể: Là người có đủ năng lực TNHS, đạt độ tuổi nhất định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có nghĩa vụ nộp thuế.

Mặt chủ quan: Lỗi của người trốn thuế là lỗi cố ý; động cơ mục đích không là yếu tố bắt buộc khi định tội danh.

Mặt khách quan: dấu hiệu bắt buộc là: có hành vi trốn thuế từ 100 triệu

đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196,

230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; Còn các dấu hiệu về hậu quả, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương pháp, thủ đoạn phạm tội… là dấu hiệu tùy nghi, không bắt buộc phải có khi định tội danh đối với tội trốn thuế.

Căn cứ vào các yếu tố trên Tòa án xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế có thỏa mãn các dấu hiệu trong các yếu tố cấu thành của tội trốn thuế được quy định trong luật hay không. Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các yếu tố trong cấu thành trên thì người đó phạm tội trốn thuế. Còn nếu không thỏa mãn một trong các dấu hiệu bắt buộc trong các yếu tố cầu thành của tội trốn thuế thì hành vi do người đó thực hiện không bị coi là tội trốn thuế.

Do đó việc xác định chính xác các dấu hiệu của hành vi thực tế xảy ra và đối chiếu với các dấu hiệu có trong CTTP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định tội danh. Việc xác định sai một yếu tố có thể dẫn đến định tội danh không đúng,làm oan người vô tội.

2.1.2. Quyết định hình phạt đúng

Trên cơ sở định tội danh, người có thẩm quyền quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Định tội danh đúng mà quyết định hình phạt không đúng thì cũng không đem lại hiệu quả, không đảm bảo được mục đích của hình phạt. Do đó, để quyết định hình phạt đúng, chúng ta cần phải nắm rõ khái niệm và vận dụng đúng các nguyên tắc, căn cứ quyết định hình phạt nói chung và đối với tội trốn thuế nói riêng.

2.1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt

Mỗi một cá nhân khi thực hiện tội phạm đều phải chịu hậu quả nhất định, quyết định hình phạt được xem là việc xác định hậu quả pháp lý của tội phạm.

Dưới góc độ hình sự, Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể [37, tr.263].

Tùy theo mức độ rộng hẹp mà có thể hiểu quyết định hình phạt bao gồm quyết định hình phạt chính và hình phạt bổ sung hoặc theo nghĩa rộng hơn, quyết định hình phạt bao gồm cả quyết định biện pháp chấp hành hình phạt, quyết định biện pháp tư pháp với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt. Theo nghĩa rộng hơn nữa thì quyết định hình phạt bao gồm việc Tòa án quyết định miễn hình phạt, hoặc quyết định loại và mức hình phạt (bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung) hay biện pháp chấp hành hình phạt, biên pháp tư pháp thay thế, hỗ trợ cho hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án kết tội đối với họ.

Theo nghĩa rộng nhất, đối với tội trốn thuế, quyết định hình phạt là việc Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội danh để xác định biện pháp xử lý với mức cụ thể tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của người phạm tội. Tòa án quyết định người phạm tội trốn thuế được miễn hình phạt hay không, hay phải chịu hình phạt gì theo quy định tại Điều 161 BLHS và mức hình phạt cụ thể như thế nào?

2.1.2.2. Nguyên tắc quyết định hình phạt

Để việc quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh, công bằng cho người phạm tội, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam nói chung và nguyên tắc quyết định hình phạt nói riêng. Các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để Tòa án quyết định hình phạt đúng đắn đối với người phạm tội [16, tr.15].

Trong luật hình sự Việt Nam thì các nguyên tắc quyết định hình phạt không được quy định tại một điều luật cụ thể mà nó được thể hiện thông qua nội dung các quy phạm pháp luật hình sự. Trên cơ sở nội dung của các quy phạm pháp luật hình sự, các nguyên tắc quyết định hình phạt bao gồm bốn nguyên tắc: Nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự.

- Nguyên tắc pháp chế XHCN

Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức và mọi công dân trong các hoạt động của mình [16, tr.19].

Trong luật hình sự Việt Nam, nội dung của nguyên tắc này được thể hiện cả trong luật hình sự và trong áp dụng luật hình sự.

- Trong luật hình sự nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt được quy định ở cả Phần chung cũng như Phần các tội phạm. Ở Phần chung nó được thể hiện ở một số quy định như: Quy định tại Điều 26: “… hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định” [21, Điều 26]; Hay tại Điều 45 BLHS về căn cứ quyết định hình phạt: “Khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS …” [21, Điều 45]. Và được thể hiện ở một số quy định khác như các quy định về hệ thống hình phạt; phạm vi, điều kiện áp dụng đối với mỗi hình phạt: Ví dụ BLHS quy định: “Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung” [21, Điều 28]. Ở phần tội phạm thì nguyên tắc này thể hiện ở chỗ Điều luật quy định rõ loại hình phạt cũng như giới hạn hình phạt được áp dụng đối với từng tội cụ thể.

Việc quyết định hình phạt đối với tội trốn thuế, Tòa án phải căn cứ vào các quy định tại Phần chung và căn cứ vào các quy định tại Điều 161 của BLHS để quyết định loại hình phạt và mức hình phạt phù hợp với tính chất

mức độ nguy hiểm của hành vi. Đối với tội trốn thuế, Tòa án chỉ có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ với mức giới hạn từ sáu tháng đến ba năm, tù có thời hạn từ 3 năm đến 7 năm hoặc hình phạt tiền (từ 01 đến 05 lần số tiền trốn thuế) là hình phạt chính; và hình phạt tiền là hình phạt bổ sung (từ 01 đến 03 lần số tiền trốn thuế) tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi.

- Trong áp dụng luật hình sự: Khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS liên quan đến quyết định hình phạt để quyết định hình phạt đúng đắn đối với người phạm tội. Đối với tội trốn thuế, nguyên tắc này thể hiện: Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải lựa chọn một loại hình phạt cụ thể được quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999 là hình phạt chính, điều này có nghĩa là sau khi xác định tội danh và khung hình phạt, Tòa án sẽ tiến hành lựa chọn một hình phạt cụ thể với mức cụ thể trong giới hạn khung hình phạt quy định. Tại khung 1 và khung 2 của Điều 161 BLHS nhà làm luật quy định hai loại hình phạt mà người phạm tội có thể bị áp dụng, tuy nhiên khi quyết định hình phạt Tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt đối với người có hành vi trốn thuế dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng đối với mỗi loại hình phạt và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Đồng thời Tòa án cũng chỉ được áp dụng mức hình phạt trong giới hạn của khung mà không được phép vượt quá ranh giới này (trừ trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS – Điều 47 BLHS).

- Nguyên tắc nhân đạo Xã hội chủ nghĩa

Nội dung cơ bản của nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt là: Đối với người phạm tội việc áp dụng hình phạt chỉ cần thiết đến mức cần và đủ cho việc đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Hình phạt, các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý hình sự khác áp dụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con người. Nếu trong việc gây thiệt hại, về mặt pháp lý hình

sự mà thiếu một trong những điều kiện của TNHS thì hành vi ấy không phải là tội phạm và người thực hiện hành vi ấy không phải chịu TNHS.

Thực hiện nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt đối với tội trốn thuế cũng như một tội phạm cụ thể khác đòi hỏi khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo để áp dụng và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt và quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt đối với các trường hợp đặc biệt như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm, phạm tội có tổ chức… Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện trước hết là thái độ khoan hồng, đặt mục đích giáo dục cải tạo người phạm tội nên hàng đầu, cân nhắc tất cả các đặc điểm tâm sinh lý cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để có thể quyết định hình phạt ở mức thấp nhất vừa đủ đảm bảo răn đe giáo dục người phạm tội cung như phòng ngừa người khác phạm tội….

- Nguyên tắc công bằng

Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự được hiểu là sự tương xứng giữa tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự mà người thực hiện hành vi đó phải chịu. Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định loại hình phạt và mức hình phạt đối với người phạm tội trốn thuế phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà họ đã thực hiện trên thực tế, cũng như cân nhắc đặc điểm nhân thân người trốn thuế, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; điều kiện, hoàn cảnh phạm tội... Điều này có nghĩa là trong cùng hoàn cảnh, điều kiện với mức độ nguy hiểm như nhau trong những trường hợp khác nhau thì TNHS đối với các tội phạm trong các trường hợp ấy là như nhau…

- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong quyết định hình phạt. Nội dung của nguyên

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí