Xây Dựng Nội Dung, Chương Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Tiểu Học Mới

Các phẩm chất cần hình thành ở học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng:

- Lòng nhân ái, sự khoan dung

- Lòng tự tin, tự chủ, trung thực

- Trách nhiệm, kỷ luật.

Giúp cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học nâng cao nhận thức về các lĩnh vực nội dung sẽ giáo dục cho học sinh tiểu học bao gồm:

- Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng dân tộc, Ngoại ngữ

Nhằm hình thành cho học sinh tiểu học năng lực ngôn ngữ, giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, giúp học sinh hình thành năng lực tư duy, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học vv…Chương trình học được tổ chức theo bốn mạch kiến thức chính, tương ứng với bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, bốn mạch kĩ năng sẽ được cụ thể hóa thành các chuẩn cần đạt được ở học sinh tiểu học. Phương pháp dạy học dựa trên nguyên tắc chủ đạo, khuyến khích và tạo cho học sinh cơ hội được đọc, viết, nói, nghe thông qua các tình huống giao tiếp cụ thể, thiết thực để phát triển năng lực và phẩm chất.

- Toán học: Hình thành phát triển ở học sinh năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công cụ vv… Đồng thời hình thành ở học sinh tiểu học các phẩm chất như tính trung thực, lòng tự tin.

- Đạo đức - lối sống: Nội dung giáo dục xoay quanh các vấn đề về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, giáo dục cho học sinh đạo đức, giá trị sống cho học sinh, giáo dục thông qua các tình huống đạo đức và pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.

- Thể chất: Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất như tự tin, trung thực, trách nhiệm, kỷ luật vv… năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, hợp tác, hình thành ở học sinh hứng thú với hoạt động rèn luyện, bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng, giúp học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

học tốt các môn học khác, phát triển ở học sinh thể lực, các tố chất thể thao. Hình thành cho các em thói quen luyện tập, giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong giờ học, tập luyện, nâng cao sức khỏe, những kĩ năng vận động, ưu tiên phát triển sự khéo léo.

- Nghệ thuật: Giáo dục nghệ thuật hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất nhân ái, khoan dung, tự tin, các năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo nghệ thuật, cảm thụ, hiểu biết và thực hành âm nhạc. Giáo dục nghệ thuật được thực hiện thông qua môn mỹ thuật và âm nhạc.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 11

- Khoa học Tự nhiên: Cuộc sống quanh ta, tìm hiểu tự nhiên

- Khoa học Xã hội và Nhân văn: Cuộc sống quanh ta, tìm hiểu xã hội,

- Máy tính - Kĩ thuật

- Hoạt động trải nghiệm: Nhằm tạo môi trường để học sinh trải nghiệm kiến thức, kĩ năng đã hình thành trong môi trường hoạt động để phát triển năng lực và phẩm chất nhân cách.

Từ những nội dung nhận thức nêu trên, giúp cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học xác định những yêu cầu, nhiệm vụ mới của từng cá nhân và nhà trường để nâng cao năng lực cho giáo viên.

ii) Cách thực hiện

Tổ chức Hội thảo chuyên đề về chương trình giáo dục tiểu học triển khai năm 2020, so sánh đánh giá sự khác nhau giữa chương trình giáo dục tiểu học mới với chương trình hiện hành và yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên về chương trình giáo dục tiểu học mới và năng lực cần có của người giáo viên.

Mời chuyên gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới nói chuyện chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho giáo viên.

Tổ chức các hoạt động thao giảng giờ dạy đổi mới theo định hướng chương trình giáo dục tiểu học mới.

Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên về chương trình giáo dục tiểu học mới.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo phải nắm vững nội dung Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương. Nắm vững những định hướng dự thảo chương trình sách giáo khoa sau 2015.

Có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến tới Hiệu trưởng các trường tiểu học, giáo viên tiểu học để họ thấm nhuần tư tưởng, quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học sau năm 2020.

Trường tiểu học, hiệu trưởng và giáo viên phải tự xây dựng các chương trình hành động để nâng cao nhận thực và biến nhận thức thành chương trình hành động đổi mới của nhà trường.

3.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng một cách hiệu quả, thiết thực, tránh hoạt động bồi dưỡng chung chung, xa rời với thực tế giáo dục, dạy học, quản lý trường tiểu học trong những năm 2020.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

i) Nội dung biện pháp

Phòng giáo dục phải đánh giá được năng lực dạy học của giáo viên… để làm cơ sở xác định danh sách giáo viên, số lượng giáo viên tiểu học cần bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới.

Phòng Giáo dục - Đào tạo cần xác định nhu cầu về nội dung, hình thức tổ chức, thời gian bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới của giáo viên.

Phân tích đánh giá chương trình dạy học tiểu học mới, so sánh đối chiếu với chương trình dạy học tiểu học hiện hành làm cơ sở để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học.

Xác định nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình dạy học tiểu học mới năm 2020.

Xác định hình thức, thời gian bồi dưỡng và các nguồn lực cần bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

ii) Cách thực hiện biện pháp

Xây dựng bộ công cụ, phiếu hỏi nhằm khảo sát đánh giá sự hiểu biết của giáo viên tiểu học trên địa bàn về chương trình giáo dục tiểu học 2020, những năng lực mà giáo viên đã đáp ứng và những năng lực cần bồi dưỡng để xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng. Trong quá trình khảo sát cần khảo sát về nội dung bồi dưỡng cho giáo viên giáo viên, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên cho là phù hợp vv…

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên thu thập tổng hợp số liệu trên các mẫu phiếu, căn cứ vào mẫu phiếu trả lời, thông tin trả lời trong bảng phân tích năng lực tổ chức đánh giá năng lực của giáo viên, phân loại giáo viên bồi dưỡng theo nhu cầu, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, giáo dục, quản lý trường tiểu học và các năng lực bổ trợ khác cho giáo viên tiểu học của đại bộ phận giáo viên tiểu học, từ đó xác định nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trên địa bàn toàn huyện để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng trong năm học. Đến cuối năm học, tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng và xác định nhu cầu, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá về chất lượng hoạt động triển khai Nghị quyết 29 TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, xác định những nội dung đã triển khai, những việc chưa làm, những hạn chế mà giáo viên sẽ gặp phải trong triển khai thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học để xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trên địa bàn.

Đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư 30, Thông tư 22 của Bộ giáo dục - Đào tạo về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo định hướng năng lực, xác định những khó khăn, hạn chế của giáo viên tiểu học hiện nay trong đánh giá kết quả học tập của học sinh để xác định nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu thực tế về năng lực của giáo viên tiểu học.

Đánh giá hiệu quả thí điểm triển khai mô hình trường học VNEN trên địa bàn tìm tra những kết quả đã đạt được những hạn chế còn tồn tại đặc biệt là những hạn chế do năng lực quản lý của cán bộ và hạn chế do năng lực của giáo viên tiểu học trên cơ sở đó xác định các nội dung cần bổ sung tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trên địa.

Xin ý kiến chuyên gia và giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý trường tiểu học về mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Từ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tiểu học ở các nhà trường, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên lập kế hoạch để bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn toàn với nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa tiểu học năm 2020.

Kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, cụ thể về các nội dung: Mục tiêu bồi dưỡng; Nội dung chương trình bồi dưỡng; Thời gian bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, nội dung các năng lực cần triển khai bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực. Kế hoạch bồi dưỡng phải được bàn và thông qua các trường tiểu học.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý cấp trường và bộ phận tham mưu phải nắm vững những yêu cầu về năng lực của giáo viên tiểu học để thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học năm 2020

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện tốt công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng, phải chỉ đạo sát sao các nhà trường trong việc thu thập thông tin,

phải xây dựng được công cụ khảo sát và có phương pháp khảo sát khoa học, khách quan, phản ánh đúng thực trạng năng lực giáo viên tiểu học và mức độ đáp ứng yêu cầu giáo viên để thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng được bộ công cụ chuẩn để khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học, người xây dựng công cụ phải hiểu sâu về nội dung bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học.

3.2.3. Kế hoạch hóa nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp giúp cho cán bộ quản lý hoàn toàn chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, đảm bảo cho công tác bồi dưỡng giáo viên được tiến hành một cách khoa học và thực hiện theo trình tự hợp lý. Tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý quán triệt được mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng, thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Đồng thời giúp giáo viên tiểu học chủ động tham gia hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch đã phê duyệt.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

i) Nội dung thực hiện

- Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học phải dựa trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, trong đó chú trọng việc bồi dưỡng năng lực dạy học sau đây cho giáo viên tiểu học:

+ Năng lực dạy tích hợp;

+ Năng lực đánh giá theo tiếp cận năng lực;

+ Năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường

+ Năng lực dạy học, giáo dục theo chủ đề liên môn.

+ Năng lực quản lý, giáo dục học sinh trong môi trường đa văn hóa.

+ Năng lực tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc tâm lý học sinh.

+ Năng lực vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại.

+ Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

+ Năng lực chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo giáo dục.

Xác định hình thức bồi dưỡng là bồi dưỡng tập trung, chia lớp theo chuyên môn. Lựa chọn đội ngũ giảng viên là các giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn tốt, có uy tín trong ngành hoặc mời các báo cáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ.

Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới.

Hướng dẫn các trường, giáo viên tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo định hướng chung của Phòng Giáo dục.

Chỉ đạo các trường và giáo viên quán triệt thực hiện kế hoạch và nội dung bồi dưỡng trong mọi hoạt động của Phòng, Nhà trường và hoạt động cá nhân: Tham gia tập huấn; Hội thảo, hội nghị, seminar chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, tự bồi dưỡng vv…

ii) Cách thực hiện

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức họp xin ý kiến chuyên gia, phân tích môi trường, xác định những yêu cầu mới đổi với giáo viên để thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học năm 2020 làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn huyện.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bám sát mục tiêu đổi mới, các nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã đề ra, Nội dung nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW, các đề án về đổi mới chương trình sách giáo khoa tiểu học, nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục đào tạo và hướng dẫn thực hiện của Sở giáo dục và Đào tạo.

Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn phải căn cứ vào thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu học từ những kết quả khảo sát đánh giá năng lực thu được và những yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa đặt ra đối với đội ngũ giáo viên và từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phương thức và các điều kiện khác để thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.

Ở khâu tiền kế hoạch đòi hỏi cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện các công việc sau đây:

Cán bộ quản lý cần đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học; so sánh đối chiếu với yêu cầu về năng lực của giáo viên cần có nhằm thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học để xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp, thiết thực.

Đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cốt cán; xem xét các điều kiện khách quan, đặc điểm tình hình địa phương, các chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục của Đảng; các nội dung về đổi mới chương trình và sách giáo khoa tiểu học sau năm 2020.

Xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý cần thực hiện các công việc sau đây:

- Xác định mục tiêu cần đạt được của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên;

- Xác định quy trình, nội dung bồi dưỡng để đạt mục tiêu;

- Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt mục tiêu.

Sau khi hoàn thiện kế hoạch, nhà quản lý cần tổ chức lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá về tính cần thiết, tính khả thi của việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm giúp cho kế hoạch thực thi có hiệu quả. Điều chỉnh kế hoạch khi thấy cần thiết trước những góp ý của chuyên gia.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch đã xây dựng và quán triệt việc thực hiện mục tiêu kế hoạch.

Tổ chức các Hội thảo về năng lực dạy học của giáo viên và chương trình dạy học mới, xác định yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng của giáo viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023