Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Điện

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đề xuất được 7 biện pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới gồm:

(1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình giáo dục tiểu học mới và yêu cầu về năng lực dạy học của người giáo viên

(2) Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới

(3)Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới

(4) Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới

(5) Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới

(6) Phát triển môi trường tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

(7) Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, phù hợp với thực tiễn điều kiện hiện nay. Qua khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của những biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cần tiến hành thực hiện đồng bộ các biện pháp thì kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học sẽ đạt được hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 14


1. Kết luận

Chương trình dạy học năm 2020 của cấp học tiểu học đặt ra yêu cầu mới về năng lực dạy học của người giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải có các năng lực dạy học sau đây: Phát triển chương trình nhà trường, dạy học theo tiếp cận năng lực; dạy học tích hợp; chuyển đổi nội dung dạy học sang nội dung hoạt động giáo dục vv….Để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới, giáo viên tiểu học cần phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình sách giáo khoa mới.

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học có mục tiêu, nội dung bồi dưỡng cần dựa trên kết quả đánh giá năng lực dạy học và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học và thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên với các mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới. Để thực hiện được mục tiêu đó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên phải tiến hành tốt bốn chức năng cơ bản trong tổ chức bồi dưỡng: Lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Đồng thời phải chú ý tới những điều kiện chủ quan và khách quan nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn huyện.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy, năng lực của giáo viên tiểu học huyện Điện Biên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên còn một số năng lực ở giáo viên còn hạn chế như năng lực dạy học tích hợp; dạy học theo định hướng năng lực; phát triển chương trình giáo dục nhà trường; nghiên cứu sư phạm ứng dụng; chuyển đổi môn học sang hoạt động giáo dục; quản lý hoạt động tự quản của học sinh v…vì vậy cần tăng cường bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở một số nội dung như phát triển chương trình nhà trường, dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, đánh giá theo tiếp cận năng lực vv…

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình dạy học tiểu học mới đã triển khai tại huyện Điện Biên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra còn một số điểm tồn tại cần khắc phục đó là: Lập kế hoạch chưa thực sự sát với thực tế, chưa quan tâm đến nhân sự thực hiện bồi dưỡng, chỉ đạo chưa đồng bộ, toàn diện. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng đã được tiến hành, tuy nhiên chưa có cơ chế giám sát, kiểm tra hiệu quả. Hoạt động tổ chức bồi dưỡng còn gặp phải một số khó khăn, đó là khó khăn về năng lực của báo cáo viên, khó khăn về công tác tổ chức bồi dưỡng, tài chính, khó khăn về nhận thức, tính tích cực tham gia bồi dưỡng của giáo viên tiểu học chưa cao.

Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới gồm 7 biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, phù hợp với thực tiễn điều kiện vùng miền, các biện pháp được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi, đòi hỏi phòng Giáo dục cần tiến hành đồng bộ các biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên cần tiến hành đánh giá nhu cầu bồi dưỡng từ giáo viên tiểu học để xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia tập huấn bồi dưỡng giáo viên, kết hợp với mời chuyên gia đầu ngành về tập huấn bồi dưỡng giáo viên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên.

Phải thực sự coi công tác bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung và bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV cấp tiểu học là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục cấp tiểu học toàn diện.

Ban hành các quy định về bồi dưỡng giáo viên cấp tiểu học theo định kỳ từ 3-5 năm.

Cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng giáo viên; tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với GV, có biện pháp giải quyết đối với giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.

2.2. Đối với trường tiểu học

Cán bộ quản lý, giáo viên phải có nhận thức đúng về chương trình giáo dục tiểu học mới và vai trò của hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên.

Hiệu trưởng trường tiểu học chủ động tiến hành các hoạt động bồi dưỡng cấp trường, cấp bộ môn để nâng cao năng lực cho giáo viên.

Giáo viên tiểu học phải nhận thức đúng về năng lực cần hoàn thiện của bản thân, chủ động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới.

Hiệu trưởng các trường cần phải phân tích đúng thực trạng công tác quản lý của nhà trường, phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý.

Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV.

CBQL trong nhà trường cần chủ động, sáng tạo, linh hoạt đổi mới phương pháp quản lý, phát huy hết khả năng của GV đặc biệt là phát huy tốt khả năng tự học tự bồi dưỡng của GV. Khuyến khích động viên, tạo điều kiện để GV học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trong các nhà trường tiểu học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên qua các năm học: 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018.

2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn học

3. Bộ Giáo dục - Đào tạo(2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Công nghệ giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

8. Nguyễn Phúc Châu (2003), Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Thư viện quốc gia Hà Nội.

9. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học (10/2004)

10. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin.

11. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 của ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng.

15. Nguyễn Văn Đạo (1998), Học là kinh nghiệm suốt cả cuộc đời mỗi con người, học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển Giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông sau 2015

17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), Phát triển đội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPTN, năm 2010.

19. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục

21. Đặng Thành Hưng (2012), "Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực".

Tạp chí Quản lý giáo dục, số 43 (tháng 12-2012).

22. Vũ Văn Huy (2011), Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường Trung học phổ thông Hải An, Hải Phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, luận văn thạc sĩ, ĐHSP…

23. Nguyễn Hữu Lê Huyên (2011), Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.

24. Trần Thị Bích Liễu (2005), Quản lí dựa vào nhà trường: con đường nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hội thảo “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Chiến lược & Chương trình giáo dục.

26. Luật giáo dục (2005), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

28. Hồ Chí Minh (1976), Về đạo đức cách mạng, NXB sự thật, Hà Nội.

29. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Lục Thị Nga (2005), “Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Tạp chí giáo dục, số 116 tháng 6/2005

32. Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương năm 2013

33. Phạm Hồng Quang (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

34. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - những vấn đề lí luận và thực tiễn, tài liệu chuyên ngành QLGD.

35. Nguyễn Thị Nguyệt Quế (2010), Các biện pháp quản lý công tác bồ dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường THCS Hạ Long, tỉnh Quản Ninh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, http://www.lrc-tnu.edu.vn

36. Quốc hội (khoá XII, 2010), sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục.

37. Sở GD&ĐT Lào Cai, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học các năm học (2006-2017, 2017-2018, 2018-2019)

38. Nguyễn Thị Tiến (2012), Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

39. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục

40. Nguyễn Thị Tính (2014), Tổ chức, quản lý trường tiểu học, tài liệu giảng dạy sau đại học, ĐHSP Thái Nguyên

41. Nguyễn Thị Tuyết (2013, “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 72, tr 13-16.

42. Phạm Kim Thành (2013), “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV trường trung học phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục.

43. GS. TS Thái Văn Thành, TS Nguyễn Ngọc Hiền. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0

44. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý, tài liệu chuyên ngành QLGD

45. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc Phê duyệt ‘’Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”

46. Trích theo https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki

47. UBND tỉnh Lào Cai, Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

48. Hồ Viết Vương (2005), Chuẩn Quốc gia về Giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lý luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

49. Nguyễn Thành Vinh (2012), “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, số 285.

50. Nguyễn Thành Vinh (2012), “Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 81 tháng 6, tr.17-19

51. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Lào Cai lần thứ XII nhiệm kì 2015-2010.

52. Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV nhiệm kì 2015-2020.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí